Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Chủ nhật 24/11/2024 12:22

Lầm tưởng 7 tác hại không ngờ của mì ăn liền

Theo chuyên gia dinh dưỡng, chúng ta đang lầm tưởng về các tác hại của mì ăn liền.

Nhiều người thường đặt câu hỏi “ăn mì ăn liền có tác hại gì” và nhiều lời đồn cho rằng mì tôm có nhiều tác hại không ngờ như: nóng, khó tiêu, gây béo phì, hại gan, dùng dầu chiên đi chiên lại.

1. Mì ăn liền có thật sự nóng như mọi người vẫn nói?

Mì ăn liền gây nóng, nổi mụn có lẽ là câu cửa miệng của không ít người. Thế nhưng, theo các chuyên gia dinh dưỡng, hoàn toàn không tìm thấy thành phần nào trong mì ăn liền là thủ phạm gây nóng. Xét về mặt giá trị dinh dưỡng, trung bình, một gói mì ăn liền loại thông dụng (75g) chứa chủ yếu là chất bột đường (40 - 50g); 10 - 13g chất béo và thường không ít hơn 6,8g đạm, có thể cung cấp cho cơ thể 300 - 350Kcal (tương đương 15 - 17% nhu cầu năng lượng mỗi ngày đối với người trưởng thành).

Xét một cách toàn diện, nóng trong người bắt nguồn từ rất nhiều nguyên nhân khác nhau, từ chế độ ăn mất cân bằng, sinh hoạt thiếu điều độ, đến việc sử dụng thuốc hay các yếu tố về bệnh lý. Những yếu tố không tốt hợp lại cùng thời điểm sẽ gây rối loạn quá trình chuyển hoá, hấp thu thực phẩm và có thể dẫn đến thay đổi về hormone mà biểu hiện là nổi mụn.

Cũng theo các chuyên gia dinh dưỡng, chìa khoá để có một cuộc sống khỏe mạnh nói chung, tránh vấn đề nóng trong nói riêng, chính là một chế độ ăn đa dạng, cân bằng dinh dưỡng. Vì thế, khi chế biến mì ăn liền, bạn cũng nên biến tấu, kết hợp với các thực phẩm thuộc nhóm khác để có bữa ăn hoàn chỉnh, cân bằng dinh dưỡng.

2. Có thật mì ăn liền khiến bạn tăng cân, béo phì?

Nghĩ rằng mì ăn liền chứa nhiều chất béo, nhiều tinh bột nên ăn vào sẽ bị tăng cân nên nhiều người loại món ăn này ra khỏi thực đơn hằng ngày. Tuy nhiên, hàm lượng chất béo và tinh bột, năng lượng cung cấp của mì ăn liền đã được tính toán cân đối, hợp lý, không làm tăng cân như nhiều người nhầm tưởng. Cụ thể, lượng tinh bột trong một gói mì ăn liền khoảng 40 - 50g, lượng chất béo khoảng 10 - 13g. Trong khi đó, nhu cầu cơ thể cần khoảng 60 - 80g tinh bột và 15 - 20g chất béo trong mỗi bữa ăn.

Bữa ăn hằng ngày cần được cung cấp đầy đủ và cân đối giữa chất béo động vật và thực vật

3. Mì ăn liền gây khó tiêu, ăn nhiều sẽ gây rối loạn dạ dày

Nhiều người cho rằng, mì ăn liền khó tiêu, ăn nhiều sẽ gây rối loạn chức năng dạ dày. Thế nhưng thực tế, cơ thể hấp thụ mì ăn liền còn nhanh hơn thịt cá, sữa. Theo đó, mì ăn liền chỉ cần 5 giờ, còn sữa phải mất 12 giờ; cá và thịt thì từ 12 - 24 giờ mới có thể tiêu hóa hoàn toàn.

Theo các chuyên gia y tế, liên quan tới khó tiêu có rất nhiều nguyên nhân khác nhau từ vấn đề về bệnh lý đường tiêu hóa (viêm loét dạ dày, ung thư dạ dày, trào ngược, hội chứng ruột kích thích), việc sử dụng một số loại giảm đau, kháng sinh tới lối sống không khoa học. Còn nếu xét khía cạnh dinh dưỡng thì chỉ khi chế độ dinh dưỡng mất cân bằng, không hợp lý mới gây ra tình trạng khó tiêu, ví dụ như thường xuyên không ăn rau xanh, trái cây dẫn đến thiếu chất xơ.

4. Mì ăn liền là tác nhân gây ung thư?

Đây là một trong những lầm tưởng đáng sợ nhất về tác hại của mì ăn liền khiến mọi người rơi vào trạng thái vừa ăn, vừa sợ. Theo các chuyên gia, hoàn toàn không có bất kỳ nghiên cứu đáng tin cậy nào trên thế giới chứng minh mì ăn liền gây ung thư. Mì ăn liền nằm trong nhóm các thức ăn nhanh phổ biến nhất trên toàn thế giới. Nếu gây ra bất kỳ ảnh hưởng xấu nào cho sức khỏe, bao gồm căn bệnh đáng sợ ung thư thì mì ăn liền không thể được bán rộng rãi và có mặt khắp nơi trên toàn thế giới.

5. Lầm tưởng từ lời đồn thổi ăn mì ăn liền khiến gan mất đến 32 ngày thải độc

Theo chuyên gia dinh dưỡng, thông tin ăn mì phải mất 32 ngày để gan thải độc là chưa chính xác:

Thứ nhất: Nguồn nguyên liệu làm nên vắt mì và thành phần các chất dinh dưỡng của vắt mì hoàn toàn không gây độc. Mì ăn liền cung cấp chất bột đường là chủ yếu, trong nhóm lương thực cùng gạo, bún, phở nên quá trình tiêu hóa và hấp thu tương tự nhau.

Thứ hai: Các thông tin này có thể liên quan đến các chất phụ gia, chất bảo quản ở trong gói mì. Tuy nhiên, phụ gia trong các sản phẩm mì ăn liền từ các nhà sản xuất uy tín nếu muốn sử dụng phải nằm trong danh sách phụ gia cho phép của các cơ quan chức năng như Bộ Y tế… và không được vượt quá liều lượng quy định. Vậy nên để gan mất 32 ngày để thải độc các chất phụ gia đã được đảm bảo an toàn này là không hợp lý.

Người tiêu dùng nên đọc nhãn mác thực phẩm để biết về loại phụ gia và lựa chọn sản phẩm được cấp phép bởi các cơ quan quản lý có thẩm quyền

6. Mì ăn liền để được lâu nên chứa nhiều chất bảo quản

Vi khuẩn sống được trong môi trường có đầy đủ 3 yếu tố: Nước, dinh dưỡng và không khí. Trong 3 yếu tố đưa ra này thì thì loại bỏ nước là dễ dàng nhất. Vì thế, phương pháp chiên hoặc sấy đã được sử dụng để làm giảm độ ẩm trong vắt mì. Theo đó, mì chiên sẽ có độ ẩm khoảng dưới 3%, còn mì không chiên sẽ có độ ẩm dưới 10%, sau đó đóng gói để đảm bảo vi khuẩn không phát triển được, từ đó giúp mì ăn liền bảo quản được từ 5 - 6 tháng.

7. Mì ăn liền sử dụng dầu chiên đi chiên lại gây hại cho cơ thể?

Bạn sẽ phải thay đổi hoàn toàn suy nghĩ này khi biết rằng, mì được chiên trong một hệ thống hiện đại, hoàn toàn khép kín. Dầu chiên mì là dầu cọ dạng bán rắn sẽ được làm nóng gián tiếp bằng hơi nước (tương tự chưng cách thủy) trong hệ thống bồn trao đổi nhiệt bên ngoài, sau đó theo đường ống kín dẫn vào chảo chiên, được kiểm soát và duy trì nhiệt độ ổn định ở mức 160 - 165℃.

Trong quá trình chiên, mỗi lượt mì đi qua chảo chiên chỉ mất khoảng 2,5 phút và làm hao hụt một dầu lượng nhất định. Do đó, dầu mới sẽ được bổ sung một cách đều đặn, liên tục thông qua hệ thống định lượng tự động. Đồng thời, dầu luôn được kiểm soát chỉ số oxy hóa theo tiêu chuẩn Việt Nam và Codex để đảm bảo nằm trong giới hạn cho phép (≤ 2mg KOH/gram dầu). Vì thế đảm bảo được chất lượng dầu chiên là an toàn cho sức khỏe.

Hạnh Viên
Bài viết cùng chủ đề: Mì ăn liền

Tin cùng chuyên mục

Việt Nam có tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội ở mức cao trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương

Thuốc lá gây ra 28 nhóm bệnh khác nhau

Người trẻ tranh thủ 'làm mát cơ thể' trước mùa deadline cuối năm

Không bắt buộc xét nghiệm nồng độ cồn 100% khi khám sức khỏe lái xe

Giải Golf Suntory PepsiCo gây quỹ gần 3 tỷ đồng cho bệnh nhi ung thư

Quảng cáo thổi phồng 'trị đái tháo đường bằng 1 liệu trình' lừa dối người bệnh

Hà Nội: Thu hồi thuốc viên nén Prednisolon 5mg vì vi phạm chất lượng sản phẩm

Bộ Y tế trao quyết định bổ nhiệm Chủ tịch, các Phó Chủ tịch Hội đồng Y khoa Quốc gia

Thầy thuốc trẻ ứng dụng AI tư vấn, khám bệnh cho hơn 1,1 triệu người dân

Thủ tướng yêu cầu 6 tháng tới hoàn thành Bệnh viện Việt Đức, Bạch Mai cơ sở 2

Vướng mắc khiến thiếu thuốc, vật tư y tế, Bộ Y tế họp khẩn với 300 đơn vị

Làm gì giúp tân sinh viên giảm căng thẳng, vui đến trường mỗi ngày?

Loạn 'lang băm', 'thần y' quảng cáo bài thuốc gia truyền trên mạng xã hội

Tháng 10, cả nước xảy ra 1.850 vụ tai nạn giao thông

Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng Y khoa Quốc gia

Nâng cao nhận thức cộng đồng, đẩy lùi ‘gánh nặng’ viêm màng não

Bộ Y tế giải trình việc thiếu vaccine tiêm chủng mở rộng

Bộ Y tế bác thông tin 'sử dụng muối i-ốt gây bệnh cường giáp'

Nhiều nước đã cấm thuốc lá điện tử: Chuyên gia khuyến nghị gì cho Việt Nam?

TP. Hồ Chí Minh: Phòng khám Mary và hàng loạt cơ sở bị tước giấy phép khám chữa bệnh