Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Lan tỏa chương trình bình ổn giá

Năm 2013 đã qua đi với rất nhiều khó khăn, thử thách. Chịu tác động lớn từ những biến động kinh tế trong nước và thế giới, nhưng Hà Nội đã kiểm soát được lạm phát, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) cả năm tăng dưới 8%, thấp hơn nhiều so với năm 2012. Đạt được kết quả đó có sự đóng góp không nhỏ của Chương trình bình ổn giá.
Người tiêu dùng yên tâm với hàng bình ổn giá

Người tiêu dùng yên tâm với hàng bình ổn giá

CôngThương - Bình ổn giá gắn với cuộc vận động dùng hàng Việt

Năm 2013, UBND TP. Hà Nội đã quyết định sử dụng vốn ngân sách thành phố 318 tỷ đồng tạm ứng cho 13 doanh nghiệp (DN) với lãi suất 0% để mua tạm trữ 7 nhóm hàng thiết yếu phục vụ công tác bình ổn giá (BOG) gồm: Gạo tẻ, thịt lợn, thịt gà - vịt, trứng gia cầm, thủy hải sản, dầu ăn, rau, củ.

Ông Hồ Quốc Khánh - Trưởng phòng Quản lý thương mại, Sở Công Thương Hà Nội - cho biết, với mục tiêu đưa hàng BOG đến với nhiều đối tượng người tiêu dùng, Hà Nội đã chú trọng cung cấp các sản phẩm thịt tươi, rau, củ, quả từ những cơ sở sản xuất uy tín, chất lượng trong và ngoài thành phố đến tay người sử dụng.

Thành phố đã thiết lập được 610 điểm bán hàng BOG, trong đó có 278 điểm khu vực ngoại thành, 58 điểm bán hàng tại các chợ trên địa bàn Hà Nội. Chương trình cũng đã mở được 6 điểm bán hàng tại các khu công nghiệp (KCN); đưa hàng bình ổn tới 20 bếp ăn tập thể của các trường học, các công ty; 1.650 điểm bán hàng liên doanh, liên kết để phục vụ khoảng 25.000 đối tượng thu nhập thấp. Đặc biệt, tất cả các điểm BOG trên địa bàn Hà Nội đều có biển nhận diện rõ ràng, tất cả các mặt hàng có cùng chủng loại, chất lượng, nguồn gốc và được thống nhất về giá bán. Hoạt động bán hàng BOG được lồng ghép với chương trình “Đưa hàng Việt về nông thôn” và cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.

13 DN tham gia BOG tại thành phố đã dự trữ hàng hóa phục vụ Tết tương ứng với số vốn 318 tỷ đồng được UBND TP tạm ứng.

Năm qua, Sở Công Thương Hà Nội đã phối hợp với các đơn vị sản xuất và thương mại tổ chức 38 phiên chợ hàng Việt tại 16 huyện ngoại thành và trên 440 chuyến bán hàng lưu động về nông thôn, KCN, khu chế xuất (KCX). Các chương trình này hầu hết do Tổng công ty Thương mại Hà Nội (Hapro) - đơn vị chủ công trong công tác BOG của Hà Nội - đảm nhiệm. Hapro đã thực hiện 38 phiên chợ Việt và 138 chuyến bán hàng lưu động về nông thôn, các KCN, KCX. Ông Nguyễn Hữu Thắng- Chủ tịch Hội đồng quản trị Hapro- cho biết, hiện Hapro đang tập trung triển khai, thực hiện 38 chuyến phiên chợ Việt còn lại vào dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Giáp Ngọ. Ngoài ra, Hapro còn tổ chức các chuyến bán hàng lưu động tại 2 xã miền núi thuộc huyện Thạch Thất, Mỹ Đức để góp phần phục vụ đồng bào các xã vùng sâu, vùng xa đón Tết.

Bên cạnh đó, việc tổ chức chương trình “Hành động vì quyền lợi người tiêu dùng” và “Tháng khuyến mại Hà Nội” cũng đã thực sự có tác động tới hoạt động sản xuất- kinh doanh của DN, mang đến cho người tiêu dùng những hàng hóa chất lượng, giá cả hấp dẫn, góp phần vào việc kiềm chế lạm phát.

Tăng nguồn cung, mở rộng đối tượng tham gia

Với nhiều hình thức thực hiện phong phú, chương trình BOG của Hà Nội đã trở thành công cụ điều tiết giá hữu hiệu, có vai trò định hướng, dẫn dắt giá cả các mặt hàng thiết yếu, qua đó hạn chế, kiểm soát được tình trạng đầu cơ tăng giá. Tác động đó không chỉ dừng lại ở Hà Nội mà còn lan tỏa đến các địa phương lân cận.

Nhận xét về chương trình này của Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Công Thương Hồ Thị Kim Thoa đánh giá, với lượng hàng hóa dồi dào, giá hợp lý, chất lượng đảm bảo, chương trình đã góp phần kiềm chế lạm phát, bình ổn thị trường và ổn định đời sống người dân. Thứ trưởng cũng cho rằng, Hà Nội cần đặc biệt lưu ý lên kế hoạch cung ứng hàng hóa, nhất là hàng hóa thiết yếu, chú trọng liên kết thương mại vùng, bảo đảm chi phối và kiểm soát giá cả khi phát sinh những tình huống dễ làm biến động thị trường.

Ông Lê Hồng Thăng- Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội - cho biết, dự kiến trong dịp Tết Giáp Ngọ, nhu cầu tiêu dùng tăng từ 15 - 18% so với các tháng bình thường. 13 DN tham gia BOG tại thành phố đã dự trữ hàng hóa phục vụ Tết tương ứng với số vốn 318 tỷ đồng được UBND TP tạm ứng. Ngoài ra, bằng các nguồn vốn huy động khác, các DN đã chủ động dự trữ số lượng hàng gấp đôi so với số lượng hàng hóa thiết yếu được giao dự trữ với số tiền lên đến 630 tỷ đồng, đáp ứng 30% nhu cầu của 7 nhóm hàng thiết yếu và chủ động bình ổn giá đối với 2 nhóm hàng đường, thực phẩm chế biến, đảm bảo phục vụ nhu cầu mua sắm dịp Tết.

Để đảm bảo số lượng cũng như đa dạng chủng loại hàng hóa phục vụ thị trường Hà Nội dịp Tết, Sở Công Thương đã tổ chức đưa các DN đi khảo sát, ký kết hợp đồng khai thác hàng hóa từ các tỉnh khác đưa về Hà Nội tiêu thụ, cụ thể: thịt lợn, khai thác thêm từ Bắc Ninh, Ninh Bình, Nghệ An và một số tỉnh ở khu vực miền Nam; thịt gà từ các trang trại thuộc tỉnh Vĩnh Phúc, Bắc Giang; trứng gia cầm từ Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, TP. Hồ Chí Minh; rau, củ từ Hải Dương, Vĩnh Phúc, Đà Lạt.

Dự báo năm 2014, tình hình kinh tế - xã hội của thủ đô tiếp tục phải đối mặt với nhiều khó khăn, thử thách. Một trong những nhiệm vụ trọng tâm và ưu tiên hàng đầu của Hà Nội là tập trung tháo gỡ khó khăn, phát triển sản xuất- kinh doanh, đồng thời tiếp tục các giải pháp BOG, kiểm soát thị trường, kiềm chế lạm phát. Thực hiện tốt việc này sẽ giúp Hà Nội duy trì tăng trưởng kinh tế năm 2014 ở mức 9%, bảo đảm an sinh xã hội và phúc lợi cho người lao động.

Ông Lê Hồng Thăng - Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội

Năm 2014, thành phố tiếp tục triển khai chương trình BOG theo diện rộng, điều hành Quỹ BOG một cách hiệu quả nhằm hạn chế tối đa tác động tăng giá do yếu tố tâm lý. Đặc biệt chú trọng mở rộng đối tượng tham gia chương trình cũng như tăng thêm các nhóm hàng trong diện bình ổn, mở rộng các điểm bán hàng BOG ra ngoại thành, các KCN, KCX, phục vụ công nhân lao động; tiếp tục đưa hàng thực phẩm như gạo, thịt, trứng vào các trường trung học chuyên nghiệp, trường mầm non, đặc biệt là đưa hàng Việt đến các huyện miền núi... để ngày càng có nhiều người dân được thụ hưởng chương trình của thành phố.

Tuy nhiên, để công tác BOG mang lại hiệu quả cao, cần sự vào cuộc quyết liệt của các cấp, các ngành. Cùng với việc kiểm soát tốt giá đầu vào, Sở Công Thương Hà Nội sẽ tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường, ngăn chặn và kịp thời xử lý các hành vi buôn lậu và gian lận thương mại; phát hiện và xử lý kịp thời các hành vi găm giữ, đầu cơ hàng hóa, kiểm tra công tác công khai giá bán hàng hóa, niêm yết giá và bán đúng giá niêm yết tại các chợ để ổn định giá cả hàng hóa, dịch vụ.

Lê Kim Liên

baocongthuong.com.vn
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Tin mới nhất

Sắp diễn ra chương trình đào tạo, nâng cao năng lực phát triển xuất khẩu xanh tại TP.Hồ Chí Minh

Sắp diễn ra chương trình đào tạo, nâng cao năng lực phát triển xuất khẩu xanh tại TP.Hồ Chí Minh

Chương trình đào tạo, nâng cao năng lực phát triển xuất khẩu xanh tại TP.Hồ Chí Minh sẽ được tổ chức ngày 27/9/2024.
Nguy cơ bị điều tra phòng vệ thương mại ngày một lớn: Doanh nghiệp cần chuẩn bị nguồn lực ứng phó

Nguy cơ bị điều tra phòng vệ thương mại ngày một lớn: Doanh nghiệp cần chuẩn bị nguồn lực ứng phó

Khả năng các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam trở thành đối tượng bị điều tra phòng vệ thương mại ngày một lớn hơn, do vậy cần chuẩn bị nguồn lực ứng phó.
Điểm danh những mặt hàng Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Campuchia

Điểm danh những mặt hàng Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Campuchia

8 tháng năm 2024, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Campuchia đạt 3,5 tỷ USD, tăng 3,9% so với cùng kỳ năm trước.
Tăng cường liên kết, xúc tiến thương mại Việt Nam - Trung Quốc

Tăng cường liên kết, xúc tiến thương mại Việt Nam - Trung Quốc

Thương mại Việt Nam -Trung Quốc tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ, hứa hẹn đưa kim ngạch xuất nhập khẩu song phương tiến sát mốc 200 tỷ USD trong năm nay.
GRECO 2024: Thúc đẩy cộng đồng doanh nghiệp phát triển bền vững

GRECO 2024: Thúc đẩy cộng đồng doanh nghiệp phát triển bền vững

Hàng nghìn sản phẩm lĩnh vực công nghệ xanh, giải pháp phát triển bền vững quy tụ “Không gian giới thiệu sản phẩm, dịch vụ tăng trưởng xanh TP. Hồ Chí Minh”.

Tin cùng chuyên mục

Xuất khẩu phân bón của Việt Nam tăng cả về lượng và kim ngạch

Xuất khẩu phân bón của Việt Nam tăng cả về lượng và kim ngạch

8 tháng năm 2024, cả nước xuất khẩu gần 1,17 triệu tấn phân bón các loại, tương đương trên 478,69 triệu USD, tăng 5,9% về khối lượng, tăng 6,4% về kim ngạch.
Xuất nhập khẩu: Điểm sáng trên bức tranh kinh tế đất nước

Xuất nhập khẩu: Điểm sáng trên bức tranh kinh tế đất nước

Những năm vừa qua, xuất nhập khẩu luôn khẳng định vị trí là điểm sáng trên bức tranh kinh tế của đất nước với tốc độ tăng trưởng ngày càng tăng cao.
Nhìn lại một năm quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Hoa Kỳ

Nhìn lại một năm quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Hoa Kỳ

Sau một năm nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện (10/9/2023-10/9/2024), hợp tác giữa hai nước Việt Nam - Hoa Kỳ đã đạt được nhiều kết quả tích cực.
Xung lực mới cho hợp tác thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ

Xung lực mới cho hợp tác thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ

Chuyến công tác của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm sẽ giúp duy trì, củng cố quan hệ Việt Nam-Hoa Kỳ, hứa hẹn mở thêm cơ hội trong hợp tác thương mại hai nước
Tổng cục Hải quan tăng cường kiểm soát rủi ro đối với doanh nghiệp tạm đình chỉ nhập khẩu hóa chất

Tổng cục Hải quan tăng cường kiểm soát rủi ro đối với doanh nghiệp tạm đình chỉ nhập khẩu hóa chất

Tổng cục Hải quan vừa ra văn bản yêu cầu các Cục Hải quan địa phương siết chặt kiểm soát rủi ro đối với doanh nghiệp tạm đình chỉ hoạt động nhập khẩu hóa chất.
Điểm tên 2 thị trường xuất khẩu lớn nhất lớn nhất thức ăn gia súc của Việt Nam

Điểm tên 2 thị trường xuất khẩu lớn nhất lớn nhất thức ăn gia súc của Việt Nam

Trung Quốc và Mỹ hiện là hai thị trường xuất khẩu lớn nhất thức ăn gia súc và nguyên liệu của Việt Nam.
Diễn đàn và Triển lãm Kinh tế Xanh sẽ diễn ra từ 21-23/10

Diễn đàn và Triển lãm Kinh tế Xanh sẽ diễn ra từ 21-23/10

Diễn đàn và Triển lãm Kinh tế Xanh 2024 hứa hẹn sẽ là một nền tảng quan trọng thúc đẩy hợp tác giữa Việt Nam và châu Âu trong lĩnh vực kinh tế xanh.
Ban hành Bản câu hỏi điều tra rà soát áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại với đường mía

Ban hành Bản câu hỏi điều tra rà soát áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại với đường mía

Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương đã Ban hành Bản câu hỏi điều tra rà soát áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại đối với một số sản phẩm đường mía.
Khai mạc hội chợ triển lãm thương mại Việt Nam - Thượng Hải lần thứ 18

Khai mạc hội chợ triển lãm thương mại Việt Nam - Thượng Hải lần thứ 18

Hội chợ triển lãm thương mại Việt Nam - Thượng Hải quy tụ hơn 200 doanh nghiệp và trên 20 hiệp hội trưng bày, giới thiệu các sản phẩm chất lượng của Trung Quốc.
Việt Nam đã chi hàng tỷ đồng để nhập khẩu ngô các loại, mua từ nước nào nhiều nhất?

Việt Nam đã chi hàng tỷ đồng để nhập khẩu ngô các loại, mua từ nước nào nhiều nhất?

8 tháng năm 2024, Việt Nam đã chi 1,72 tỷ USD, nhập khẩu ngô các loại, tăng 29,5% khối lượng, tăng 0,07% về kim ngạch nhưng giảm 22,8% về giá so với cùng kỳ.
Đến giữa tháng 9, xuất nhập khẩu cả nước vượt mức 540 tỷ USD

Đến giữa tháng 9, xuất nhập khẩu cả nước vượt mức 540 tỷ USD

Theo Tổng cục Hải quan, lũy kế đến 15/9, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước đạt 540,72 tỷ USD, xuất siêu hơn 18 tỷ USD.
Giá tôm nguyên liệu và xuất khẩu đều có xu hướng tăng

Giá tôm nguyên liệu và xuất khẩu đều có xu hướng tăng

Tuần thứ 2 của tháng 9, giá tôm chân trắng ướp lạnh nguyên con tăng khoảng 20% so với cùng kỳ năm 2023. Giá tôm xuất khẩu sang cũng có xu hướng tăng.
Đến thời điểm giữa tháng 9, xuất khẩu gạo đã vượt 4 tỷ USD

Đến thời điểm giữa tháng 9, xuất khẩu gạo đã vượt 4 tỷ USD

Tính đến giữa tháng 9, Việt Nam xuất khẩu gần 6,5 triệu tấn gạo, mang về 4,06 tỷ USD.
8 tháng Việt Nam đã thu về hơn 822 triệu USD từ xuất khẩu sắn

8 tháng Việt Nam đã thu về hơn 822 triệu USD từ xuất khẩu sắn

8 tháng Việt Nam thu về hơn 822 triệu USD từ xuất khẩu sắn, sản lượng đạt hơn 1,7 triệu tấn, giảm 3,8% về lượng nhưng tăng 7% về trị giá so với cùng kỳ.
7 doanh nghiệp được phân giao hạn ngạch thuế quan nhập khẩu 121.000 tấn đường năm 2024

7 doanh nghiệp được phân giao hạn ngạch thuế quan nhập khẩu 121.000 tấn đường năm 2024

Sáng ngày 20/9, Bộ Công Thương tổ chức Phiên phân giao hạn ngạch thuế quan nhập khẩu đối với mặt hàng đường theo phương thức đấu giá năm 2024.
Sắp diễn ra Hội chợ Làng nghề lần thứ 20, năm 2024

Sắp diễn ra Hội chợ Làng nghề lần thứ 20, năm 2024

Sáng 20/9, Trung tâm Xúc tiến thương mại nông nghiệp tổ chức họp báo thông tin Hội chợ Làng nghề lần thứ 20, năm 2024.
Hoa Kỳ ban hành kết luận cuối cùng vụ việc rà soát cuối kỳ túi dệt từ Việt Nam

Hoa Kỳ ban hành kết luận cuối cùng vụ việc rà soát cuối kỳ túi dệt từ Việt Nam

Hoa Kỳ đã ban hành kết luận cuối cùng vụ việc rà soát cuối kỳ lần thứ nhất lệnh áp thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp với túi dệt nhập khẩu từ Việt Nam.
Thái Lan tiếp nhận hồ sơ đề nghị điều tra chống bán phá giá thép không gỉ cán nguội

Thái Lan tiếp nhận hồ sơ đề nghị điều tra chống bán phá giá thép không gỉ cán nguội

Thái Lan thông báo tiếp nhận hồ sơ đề nghị điều tra chống bán phá giá đối với mặt hàng thép không gỉ cán nguội có xuất xứ hoặc nhập khẩu từ Việt Nam.
Ấn Độ tiếp nhận Hồ sơ đề nghị điều tra chống bán phá giá mặt hàng calcium carbonate filler masterbatch

Ấn Độ tiếp nhận Hồ sơ đề nghị điều tra chống bán phá giá mặt hàng calcium carbonate filler masterbatch

Ấn Độ tiếp nhận Hồ sơ đề nghị điều tra chống bán phá giá và chống trợ cấp mặt hàng calcium carbonate filler masterbatch có xuất xứ hoặc nhập khẩu từ Việt Nam.
Kết luận rà soát hành chính thuế chống bán phá giá cá tra Việt Nam xuất khẩu sang Hoa Kỳ

Kết luận rà soát hành chính thuế chống bán phá giá cá tra Việt Nam xuất khẩu sang Hoa Kỳ

Hoa Kỳ đã ban hành Kết luận sơ bộ trong cuộc rà soát hành chính thuế chống bán phá giá lần thứ 20 (POR 20) đối với cá tra Việt Nam xuất khẩu sang thị trường này
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động