Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Thứ năm 14/11/2024 23:24

Làng cổ Đường Lâm: Điểm du lịch hấp dẫn

Sở hữu những giá trị văn hóa độc đáo, cảnh quan, kiến trúc tiêu biểu của vùng nông thôn đồng bằng sông Hồng, làng cổ Đường Lâm, thị xã Sơn Tây (Hà Nội) luôn là địa chỉ thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước đến tham quan tìm hiểu.
Làng cổ Đường Lâm là kiến trúc tiêu biểu đồng bằng Bắc bộ

Đến làng Đường Lâm, hình ảnh đầu tiên là cây đa to sừng sững nằm cạnh cổng làng. Cây đa đã tồn tại từ nhiều đời nay, chứng kiến bao nỗi thăng trầm của ngôi làng Đường Lâm. Khác hẳn với các cổng làng vùng Bắc bộ, cổng làng Đường Lâm tựa như là một ngôi nhà hai mái nằm ngay trên đường vào làng, cạnh đó là hồ nước trong xanh, bến nước, khiến du khách không khỏi trầm trồ trước cảnh quan còn nguyên vẹn và bình yên này.

Cổng làng tựa như ngôi nhà hai mái
Những con đường lát gạch bạc màu thời gian

Từ cổng làng đi sâu vào trong, những con đường lát gạch bạc màu thời gian, du khách cảm nhận được từng hơi thở đậm chất làng quê xưa, cảm nhận được sự bình yên ấm cúng trong những con đường ngõ hẻm. Làng Đường Lâm có các ngõ khá rộng, chạy ngoằn nghèo, uốn lượn và thường được lát gạch ở phần giữa. Dọc 2 bên đường là tường hậu của các nhà dân xây bằng đá ong hay gạch mộc. Qua cổng làng lại đến các cổng thôn, qua cổng thôn lại vào đến cổng nhà.

Đường Lâm thu hút du khách bởi những kiến trúc đình, đền và những ngôi nhà cổ

Điểm nổi bật của Đường Lâm là những ngôi nhà cổ. Trong làng hiện có tới 956 ngôi nhà cổ, tập trung nhiều nhất ở các thôn Đông Sàng, Mông Phụ và Cam Thịnh. Nhiều ngôi nhà được xác định xây dựng từ các năm 1649, 1703, 1850... Những ngôi nhà cổ nằm ẩn mình và phủ màu rêu phong trên bề mặt những viên ngói mũi ri, tạo nên hình thù võng lưng, gắn liền với nhà sàn, vườn, bếp, nhà ngang, giếng nước…Những ngôi nhà có cổng, tường rào quanh nhà xây bằng đá ong theo lối xưa bằng đất đá, bã trầu, bùn để tạo chất kết dính. Nhà cổ chủ yếu dựng bằng gỗ mít và gỗ lim với những nét chạm trổ tinh xảo. Nhà thường có 5 gian, hai chái. Gian giữa để thờ, trang trí cửa võng, có bàn ghế, sập gụ, các nét chạm trổ vẫn được giữ nguyên với các tích phong cảnh thể hiện nền nếp của các cụ ngày xưa.

Cổng, nhà được xây đá ong, một đặc trưng khác biệt của Đường Lâm
Cổng nhà xây bằng gạch mộc
Những ngôi nhà cổ nằm ẩn mình và phủ màu rêu phong

Ngoài sân vườn vẫn có cái giếng đá ong cổ, nước giếng rất trong có thể sử dụng sinh hoạt hàng ngày. Du khách bị hấp dẫn bởi những con đường gạch lát sạch sẽ và cảm nhận sự ấm cúng, bình yên của con người ở đây khi đi giữa những bức tường đá ong có màu vàng sậm, giếng nước, sân đình, ruộng nước, những ngôi chùa uy nghi.

Gian giữa để bàn thờ tổ tiên
Giếng cổ được xây bằng đá ong, nước trong và mát

Đường làng ở đây được xây dựng theo hình xương cá với một trục đường chính và nhiều đường ngõ nhỏ thông với nhau. Trong đó, đình làng Mông Phụ là khu vực trung tâm. Đình được xây dựng ở vị trí đẹp nhất làng, trên một khu đất cao ráo, thoáng đãng, rộng khoảng 1.800 m2. Đình quay hướng Tây Nam, mang ý nghĩa đề cao đức Thành hoàng làng và hướng về cái đẹp, cái thiện trên nền tảng trí tuệ.

Đình làng Mông Phụ là công trình tiêu biểu của kiến trúc Việt
Mái đình to, bè, hơi võng nhẹ, bờ nóc hơi cong

Đình Mông Phụ không chỉ có ý ngĩa tinh thần to lớn đối với với con người ở mảnh đất này mà còn có giá trị văn hóa truyền thống sâu sắc đối với mỗi người dân Việt Nam. Có thể nói, đình làng Mông Phụ chính là tinh hoa của kiến trúc Việt. Mái đình to, bè, hơi võng nhẹ, bờ nóc hơi cong; trên các góc mái được trang trí bởi các con vật thuộc hàng “tứ linh” như rồng, lân, phượng và hổ, với những vân xoắn lớn. Những họa tiết trang trí khiến cho mái đình, thân đình và dưới đất hợp thành một thể thống nhất.

Du khách trong và ngoài nước thăm và tìm hiểu làng cổ Đường Lâm
Thưởng thức bánh kẹo truyền thống

Với một ngày trải nghiệm tại làng cổ Đường Lâm, du khách có thể chiêm ngưỡng và cảm nhận hệ thống di tích, nhà cổ, đường làng, cổng cổ… vẫn giữ được gần như nguyên vẹn của một ngôi làng truyền thống Bắc bộ, khiến Đường Lâm giống như một bảo tàng sống.

Người dân Đường Lâm hiền hậu và mến khách
Nguyên vẹn và bình yên, Đường Lâm để lại nhiều ấn tượng cho du khách

Đến với Đường Lâm, du khách được thỏa mãn phần nào khi đắm mình trong không gian trong lành, thanh bình và thưởng thức những món ẩm thực đậm chất quê như gà mía, tương, chè lam, các loại bánh kẹo truyền thống.... Làng cổ Đường Lâm chắc chắn sẽ để lại nhiều ấn tượng thật khó quên cho du khách.

Phạm Tiệp

Tin cùng chuyên mục

Lào Cai: Sắp diễn ra Festival Bắc Hà 'Nghiêng say mùa Đông'

Ninh Bình lên kế hoạch đón khách du lịch dịp Tết Nguyên đán 2025

Hoàng Kim Group ra mắt mảng dịch vụ du lịch gia đình

Bay dù lượn: Cần được kiểm soát chặt, phòng tránh các rủi ro

Du khách nô nức ‘check-in’ thiên đường hoa dã quỳ ở núi lửa Chư Đang Ya, Gia Lai

Khai mạc Tuần lễ hoa dã quỳ - Núi lửa Chư Đang Ya năm 2024 ở Gia Lai

Du lịch Bình Thuận và lộ trình xanh hóa đến phát triển bền vững

Làm sao để tour du lịch kiến trúc Đà Lạt không còn dừng lại ở tiềm năng?

Hơn 14,1 triệu lượt khách du lịch quốc tế đến Việt Nam trong 10 tháng 2024

Ngắm hoa dã quỳ khoe sắc trên triền núi lửa Chư Đang Ya mùa lễ hội

Cần Thơ: Đánh thức tiềm năng du lịch từ ‘Tinh hoa miền sông nước’

Sắp diễn ra Festival “Thổ cẩm Lào Cai - Sắc màu văn hóa” 2024

Tuần văn hóa, du lịch tỉnh Hòa Bình sẽ diễn ra từ ngày 15 - 23/11/2024

Đất Thép Farm - nơi giao thoa giữa truyền thống và hiện đại

Dinh Bảo Đại tại TP. Đà Lạt xuống cấp nghiêm trọng sau hơn 6 tháng dừng đón khách

Ngày Hội đua thuyền độc mộc trên sông Pô Cô ở Gia Lai diễn ra sôi nổi, hấp dẫn

Tây Ninh: Đón hơn 4,6 triệu lượt khách du lịch trong 10 tháng đầu năm

Khai mạc Hội thảo Chuyển đổi số về marketing - thanh toán ngành du lịch tại Quảng Bình

Tháng 10, TP. Hồ Chí Minh thu hút hơn 4,1 triệu lượt khách du lịch, doanh thu 16.251 tỷ đồng

Gen Z đi du lịch chỉ để ngủ và xu hướng thanh lọc, chữa lành bản thân