Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Làng nghề Hà Nội: Nỗ lực khôi phục sản xuất

Sau thời gian “đóng băng” sản xuất, kinh doanh vì dịch Covid-19, các làng nghề Hà Nội đang bắt đầu khôi phục lại nhiều hoạt động. Tuy nhiên, để sớm trở lại như trước, các làng nghề rất cần sự tiếp sức từ chính sách hỗ trợ do nguồn vốn đã suy giảm, thị trường đứt gãy, chi phí vận chuyển tăng cao.

Lao đao vì đại dịch

Những năm gần đây, các làng nghề trên địa bàn Hà Nội đều có sự tăng trưởng cả về doanh thu, giá trị sản xuất và giá trị xuất khẩu. Tuy nhiên, dịch Covid-19 đã ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh tế làng nghề, doanh thu giảm 20 - 50% so với thời điểm chưa có dịch bệnh. Đặc biệt, làn sóng dịch Covid-19 lần thứ 4 đã khiến cho hoạt động sản xuất, kinh doanh tại các làng nghề Hà Nội gặp nhiều lao đao. Hầu hết làng nghề bị đứt gãy chuỗi sản xuất, lâm vào tình trạng thiếu nguyên liệu, lao động ngừng việc…, khiến sản xuất càng khó khăn hơn.

Làng nghề Hà Nội: Nỗ lực khôi phục sản xuất

Nhiều sản phẩm của làng nghề khó tiêu thụ vì thị trường đứt gãy

Tại làng nghề Bát Tràng, với hơn 1.000 hộ, có tới 700 hộ làm nghề gốm, trong đó, 400 hộ có lò nung. Kể từ khi dịch Covid-19 bùng phát, làng nghề rơi vào tình trạng sản xuất đình trệ. Các đối tác nước ngoài ngừng nhập hàng, hàng sản xuất ra phải lưu kho, đa phần các cơ sở sản xuất phải tạm đóng cửa. Chị Mỹ Trinh - chủ cơ sở gốm Đạo - chia sẻ, cơ sở sản xuất của gia đình chị chủ yếu làm gốm thủ công nên khi dịch Covid-19 bùng phát đã phải dừng sản xuất gần hai năm nay do nhu cầu thị trường sụt giảm. Gốm thủ công vốn làm theo đơn, sản lượng cực ít so với gốm công nghiệp, lợi nhuận lại không nhiều nên chưa lúc nào lại gặp khó khăn như hiện tại.

Không chỉ các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ, ngay cả doanh nghiệp lớn như Công ty TNHH Gốm sứ Quang Vinh tại Bát Tràng cũng lao đao vì dịch bệnh. Bà Hà Thị Vinh - Giám đốc Công ty TNHH Gốm sứ Quang Vinh - cho biết, dịch Covid-19 đã khiến nhiều hộ sản xuất, kinh doanh làng nghề gặp khó. Việc xuất khẩu sang Trung Quốc, Lào, Campuchia không được thuận lợi nên hàng hóa tồn đọng trong kho, khiến doanh nghiệp đọng vốn. Cùng chung tình cảnh này, dù Công ty TNHH Gốm sứ Quang Vinh đang xuất khẩu sản phẩm đến gần 30 quốc gia, mỗi quốc gia có từ 4 - 5 đối tác, nhưng doanh nghiệp vẫn không có lãi vì phải chia sẻ với các nhà nhập khẩu do chi phí logistics quá cao.

Tại buổi làm việc với một số đơn vị thuộc làng nghề Bát Tràng mới đây, ông Ngô Quang Trung - Cục trưởng Cục Công Thương địa phương (Bộ Công Thương) - đánh giá, qua khảo sát các doanh nghiệp làng nghề, khu vực sản xuất nhỏ, đặc biệt là khu vực tiểu thủ công nghiệp cho thấy, tình hình dừng sản xuất tương đối lâu của các hộ sản xuất, khiến chuỗi sản xuất có bộ phận bị ngưng trệ. “Khó khăn của làng nghề đang rất lớn, cần có các giải pháp thông suốt chuỗi tiêu thụ, duy trì được mối hàng của doanh nghiệp xuất khẩu, duy trì được sản xuất, tạo công ăn việc làm cho người lao động. Đồng thời, cần đề xuất thêm các cơ chế, chính sách mới, sát với tình hình thực tế tại các địa phương để hỗ trợ các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất” - ông Trung nhấn mạnh.

Cần thêm những hỗ trợ tiếp sức

Hà Nội đã chuyển sang trạng thái thích ứng linh hoạt với dịch Covid-19, nên mục tiêu hiện nay là tập trung khôi phục sản xuất, phấn đấu tăng doanh thu ở những tháng cuối năm, bảo đảm thực hiện “mục tiêu kép”, vừa phòng, chống dịch hiệu quả, vừa phát triển kinh tế - xã hội. Thực hiện chủ trương của thành phố, sau thời gian tạm dừng hoạt động, nhiều cơ sở sản xuất làng nghề cũng đã bắt đầu rục rịch hoạt động trở lại. Ông Vũ Hoàng Hà - Chủ cơ sở đồ gỗ Hoàng Hà (xã Vạn Điểm, huyện Thường Tín) - cho hay, xưởng gỗ của gia đình ông dừng hoạt động từ cuối tháng 7, khi thành phố mở cửa lại kinh tế, cơ sở lập tức huy động được 80% nhân công trở lại làm việc để đáp ứng các đơn hàng còn nợ và tập trung chuẩn bị cho thị trường Tết Nguyên đán sắp tới.

Sự trở lại của làng nghề là dấu hiệu tích cực để khôi phục kinh tế của Hà Nội, nhưng hầu hết làng nghề đang trong giai đoạn nỗ lực xoay chuyển, tìm hướng thích nghi trước những tác động của dịch bệnh. Bên cạnh đó, dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp, thị trường bị thu hẹp nên việc lưu thông, tiêu thụ hàng hóa không tránh khỏi khó khăn. Vì vậy, Chủ tịch Hiệp hội Làng nghề Việt Nam - ông Lưu Duy Dần cho rằng, trong bối cảnh khó lường của dịch bệnh, kết nối thị trường, tiêu thụ sản phẩm vẫn là vấn đề nan giải của các làng nghề. Trước những khó khăn đang hiện hữu, ngân hàng cần tiếp tục xem xét nới lỏng các điều kiện khoanh nợ, giãn nợ, giảm lãi suất nợ cũ và xem xét cho vay với lãi suất ưu đãi, giúp doanh nghiệp đủ vốn phục hồi sản xuất.

Những năm qua, để thúc đẩy phát triển kinh tế làng nghề, Hà Nội đã có nhiều chính sách hỗ trợ làng nghề xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu, xúc tiến thương mại… Đồng thời, ban hành hàng loạt chính sách hỗ trợ cho các làng nghề duy trì và phát triển như: Chính sách phát triển các ngành nghề nông thôn, hỗ trợ kinh phí công nhận danh hiệu làng nghề. Ngay thời gian dịch Covid-19 bùng phát, Hà Nội đã đẩy mạnh triển khai Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) nhằm giúp các làng nghề của TP. Hà Nội gia tăng giá trị, thu nhập cũng như nâng tầm thương hiệu sản phẩm làng nghề. Đặc biệt, nhiều địa phương tích cực triển khai gói hỗ trợ theo Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày 1/7/2021 của Chính phủ để giúp đỡ doanh nghiệp, hộ kinh doanh và người lao động vượt qua khó khăn.

Theo ông Chu Phú Mỹ - Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Hà Nội, để làng nghề sớm hồi sinh, Sở sẽ phối hợp với các ngành, địa phương, nắm bắt nhu cầu thị trường, kết nối tiêu thụ, tập trung vào nhóm sản phẩm làng nghề đạt chứng nhận OCOP; triển khai trang thương mại điện tử giới thiệu sản phẩm làng nghề; phối hợp tìm kiếm các giải pháp huy động nguồn vốn cho các làng nghề khôi phục sản xuất, triển khai hiệu quả các chương trình: Hỗ trợ tư vấn thiết kế mẫu sản phẩm thủ công mỹ nghệ; đào tạo nghề, tập huấn kỹ năng quản trị doanh nghiệp và chính sách liên quan đến làng nghề… Tuy nhiên, cùng với sự hỗ trợ của nhà nước, bà Trần Thị Phương Lan - quyền Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội - cho rằng, các hộ sản xuất, kinh doanh và doanh nghiệp làng nghề cần có giải pháp, chiến lược kinh doanh tốt nhất phù hợp với tình hình mới. Chính quyền địa phương cần có kế hoạch hỗ trợ làng nghề hoạt động phù hợp, động viên tinh thần sát thực nhất với hộ kinh doanh làng nghề…

Hà Nội hiện có 1.350 làng nghề, làng có nghề, trong đó, 313 làng nghề truyền thống đã được công nhận, 207 làng có nghề đang phát triển. Có khoảng 100 làng nghề đạt doanh thu 10 - 20 tỷ đồng/năm; gần 70 làng nghề đạt 20 - 50 tỷ đồng/năm và khoảng 20 làng nghề đạt trên 50 tỷ đồng/năm.

Hoa Quỳnh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Thái Bình quyết tâm trở thành địa chỉ tin cậy, hấp dẫn các nhà đầu tư

Thái Bình quyết tâm trở thành địa chỉ tin cậy, hấp dẫn các nhà đầu tư

Tỉnh Thái Bình tập trung tháo gỡ các khó khăn, hạn chế trong công tác thu hút đầu tư, quyết tâm biến tỉnh trở thành địa chỉ đáng tin cậy của các nhà đầu tư.
Đà Nẵng: Người dân chủ động ứng phó bão số 4

Đà Nẵng: Người dân chủ động ứng phó bão số 4

Trước nguy cơ ảnh hưởng trực tiếp của áp thấp nhiệt đới mạnh lên thành bão số 4, người dân thành phố Đà Nẵng chủ động chèn chống nhà cửa để đảm bảo an toàn.
Quảng Trị: Chuẩn bị cho các phương án ứng phó thiên tai

Quảng Trị: Chuẩn bị cho các phương án ứng phó thiên tai

Tỉnh Quảng Trị đã lên nhiều tình huống và phương án đối phó với thiên tai, UBND tỉnh cũng đã trích ngân sách của tỉnh hơn 4,5 tỷ đồng để dự trữ hàng hoá.
Bình Thuận: Phổ biến quy định về kiểm dịch với rau quả xuất khẩu sang thị trường EU

Bình Thuận: Phổ biến quy định về kiểm dịch với rau quả xuất khẩu sang thị trường EU

Ngày 18/9, Trung tâm Kiểm dịch thực vật sau nhập khẩu II Bình Thuận tổ chứctập huấn quy định về kiểm dịch thực vật đối với rau quả xuất khẩu sang thị trường EU.
Quảng Nam: Mưa lớn, học sinh nghỉ học ngày 19/9

Quảng Nam: Mưa lớn, học sinh nghỉ học ngày 19/9

Học sinh trên địa bàn tỉnh Quảng Nam nghỉ học ngày 19/9 để đảm bảo an toàn trước tình hình mưa lũ.

Tin cùng chuyên mục

TP. Vũng Tàu chốt thời gian Vũng Tàu Intourco và Hải Dương Intourco bàn giao mặt bằng

TP. Vũng Tàu chốt thời gian Vũng Tàu Intourco và Hải Dương Intourco bàn giao mặt bằng

TP. Vũng Tàu sẽ tổ chức cưỡng chế, thu hồi phần diện tích đất mà Công ty Vũng Tàu Intourco và Hải Dương Intourco đang sử dụng vào ngày 25/9.
Đà Nẵng: Cấm phương tiện lưu thông trên đường Hoàng Sa

Đà Nẵng: Cấm phương tiện lưu thông trên đường Hoàng Sa

TP. Đà Nẵng chốt chặn và cấm người và các phương tiện lưu thông trên tuyến đường Hoàng Sa từ 17h00 ngày 18/9 để đảm bảo an toàn.
Áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão, Nghệ An phải ra công điện khẩn

Áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão, Nghệ An phải ra công điện khẩn

Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An vừa có Công điện số 37 ngày 18/9/2024 về việc chủ động ứng phó với diễn biến của áp thấp nhiệt đới có thể mạnh lên thành bão.
Quảng Bình: Đảm bảo cung ứng hàng hoá thiết yếu trước khi xảy ra thiên tai

Quảng Bình: Đảm bảo cung ứng hàng hoá thiết yếu trước khi xảy ra thiên tai

Sở Công Thương Quảng Bình lên phương án triển khai kế hoạch dự trữ hàng hóa thiết yếu phòng chống thiên tai trước nguy cơ áp thấp nhiệt đới mạnh lên thành bão.
Mệnh lệnh từ tâm - Giúp đỡ đồng bào bị thiên tai

Mệnh lệnh từ tâm - Giúp đỡ đồng bào bị thiên tai

“Mệnh lệnh từ tâm”, cùng cả nước hướng về các tỉnh bị thảm họa thiên tai do cơn bão số 3 (Yagi) gây ra. Tập đoàn Sao Mai, đã ủng hộ 2,5 tỷ đồng.
Tích cực hỗ trợ người dân Hải Dương tiêu thụ cá lồng, khôi phục sản xuất sau bão lũ

Tích cực hỗ trợ người dân Hải Dương tiêu thụ cá lồng, khôi phục sản xuất sau bão lũ

Hỗ trợ, kết nối tiêu thụ cá lồng bè cho người dân Hải Dương để giảm bớt thiệt hại, sớm ổn định lại sản xuất đang được các cơ quan chức năng tích cực triển khai.
Đà Nẵng: Ngư dân dầm mưa kéo tàu, thuyền lên bờ tránh bão số 4

Đà Nẵng: Ngư dân dầm mưa kéo tàu, thuyền lên bờ tránh bão số 4

Ngư dân Đà Nẵng đang khẩn trương kéo tàu, thuyền lên đường tập kết, chằng néo trước khi bão số 4 đổ bộ.
Đồng Nai: Tiếp nhận hơn 41 tỷ đồng ủng hộ đồng bào miền Bắc

Đồng Nai: Tiếp nhận hơn 41 tỷ đồng ủng hộ đồng bào miền Bắc

Ngày 18/9, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Đồng Nai đã tổ chức Lễ phát động và tiếp nhận ủng hộ đồng bào miền Bắc khắc phục hậu quả cơn bão số 3.
Tuyên Quang chung tay hỗ trợ người dân tái thiết sản xuất sau bão lũ

Tuyên Quang chung tay hỗ trợ người dân tái thiết sản xuất sau bão lũ

Bão số 3 đi qua, để lại những mất mát và hậu quả rất nặng nề. Nhằm ổn định đời sống người dân, tỉnh Tuyên Quang đang đẩy nhanh tiến độ khôi phục kinh tế.
Bà Rịa - Vũng Tàu: Tiếp nhận thêm gần 6 tỷ đồng ủng hộ đồng bào bị ảnh hưởng bão số 3

Bà Rịa - Vũng Tàu: Tiếp nhận thêm gần 6 tỷ đồng ủng hộ đồng bào bị ảnh hưởng bão số 3

Ủy ban Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu vừa tiếp nhận thêm gần 6 tỷ đồng từ các doanh nghiệp, đơn vị ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão số 3.
Quảng Bình: Tổ chức cưỡng chế thu hồi đất phục vụ dự án cao tốc

Quảng Bình: Tổ chức cưỡng chế thu hồi đất phục vụ dự án cao tốc

Trong 2 ngày 17-18/9, UBND huyện Lệ Thủy tiến hành cưỡng chế thu hồi đất các hộ gia đình không phối hợp bàn giao mặt bằng phục vụ thi công dự án đường cao tốc.
Một huyện ở Hưng Yên tước 94 bằng lái xe của cán bộ vi phạm nồng độ cồn

Một huyện ở Hưng Yên tước 94 bằng lái xe của cán bộ vi phạm nồng độ cồn

Công an huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên đã tăng cường kiểm tra, phát hiện và xử lý nghiêm các vi phạm về nồng độ cồn khi tham gia giao thông.
Đà Nẵng: Mưa lớn, học sinh nghỉ học chiều 18/9 và ngày 19/9

Đà Nẵng: Mưa lớn, học sinh nghỉ học chiều 18/9 và ngày 19/9

Mưa lớn kéo dài, TP. Đà Nẵng cho học trẻ mầm non, học sinh, học viên trên toàn thành phố nghỉ học chiều ngày 18/9/2024 và cả ngày 19/9/2024.
Thừa Thiên Huế: Hơn 10 nhà dân bị tốc mái do lốc xoáy

Thừa Thiên Huế: Hơn 10 nhà dân bị tốc mái do lốc xoáy

Hơn 10 nhà dân thuộc 2 xã Phú Hồ, Phú Xuân, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế bị tốc mái do lốc xoáy lúc rạng sáng.
Thanh Hóa phòng chống dịch sau lũ và ứng phó với áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão

Thanh Hóa phòng chống dịch sau lũ và ứng phó với áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão

Các địa phương của tỉnh Thanh Hóa đang khẩn trương phòng, chống dịch sau lũ và lên các phương án để ứng phó với áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão
Đà Nẵng đưa vào sử dụng hệ thống theo dõi mưa, ngập trên địa bàn

Đà Nẵng đưa vào sử dụng hệ thống theo dõi mưa, ngập trên địa bàn

Người dân và du khách tại TP. Đà Nẵng có thể theo dõi lượng mưa và mức ngập nước tại các trạm đo mưa và điểm, đường ngập trên địa bàn để chủ động di chuyển.
Quảng Bình: Tổ chức cấm biển, chuẩn bị các biện pháp ứng phó thiên tai

Quảng Bình: Tổ chức cấm biển, chuẩn bị các biện pháp ứng phó thiên tai

Quảng Bình cấm biển bắt đầu từ 0h00 ngày 19/9/2024 cho đến khi biển an toàn, không còn cảnh báo rủi ro thiên tai theo dự báo, cảnh báo của cơ quan chuyên môn.
Thừa Thiên Huế: Mưa lớn, cảnh báo lũ lụt nhiều nơi

Thừa Thiên Huế: Mưa lớn, cảnh báo lũ lụt nhiều nơi

24 giờ qua, tại Thừa Thiên Huế có mưa vừa, mưa to, dự báo những ngày tới, do ảnh hưởng áp thấp nhiệt đới trên địa bàn mưa rất to, cảnh báo ngập lụt nhiều nơi.
Mưa lớn, Đà Nẵng ngập, người dân bì bõm dắt bộ xe

Mưa lớn, Đà Nẵng ngập, người dân bì bõm dắt bộ xe

Mưa lớn từ rạng sáng 18/9 kéo dài đến hiện tại khiến nhiều tuyến đường tại TP. Đà Nẵng ngập cục bộ. Nhiều người dân phải dắt bộ xe máy hoặc đi lên lề.
Quảng Ngãi: Từ 12 giờ 18/9, cấm tất cả phương tiện tàu thuyền ra biển hoạt động

Quảng Ngãi: Từ 12 giờ 18/9, cấm tất cả phương tiện tàu thuyền ra biển hoạt động

Tỉnh Quảng Ngãi cấm tất cả các phương tiện, tàu, thuyền ra biển hoạt động từ 12 giờ ngày 18/9/2024 cho đến khi thời tiết ổn định.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động