Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Lạng Sơn: Bảo tồn và phát huy giá trị văn học dân gian của các dân tộc thiểu số

UBND tỉnh Lạng Sơn vừa ban hành kế hoạch thực hiện Đề án “Bảo tồn và phát huy giá trị văn học dân gian của các dân tộc thiểu số đến năm 2030” trên địa bàn tỉnh.
Xây dựng câu lạc bộ văn hóa dân gian vùng đồng bào dân tộc thiểu số Chính sách dân tộc phải phù hợp với văn hóa và tập quán của đồng bào dân tộc thiểu số Cải thiện sinh kế, bảo tồn văn hóa truyền thống cho đồng bào dân tộc thiểu số

Xây dựng cơ sở dữ liệu số về văn học dân gian

Theo UBND tỉnh Lạng Sơn, việc thực hiện đề án nhằm đảm bảo gìn giữ được những đặc điểm cơ bản, cốt lỗi mang bản sắc dân tộc trong kho tàng văn học dân gian các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh.

Lạng Sơn: Bảo tồn và phát huy giá trị văn học dân gian của các dân tộc thiểu số
Lạng Sơn sẽ đổi mới, nâng cao chất lượng tổ chức các hội thi, hội diễn, giao lưu văn hóa nghệ thuật quần chúng

Tiếp tục gìn giữ, lưu truyền cho các thế hệ mai sau những giá trị độc đáo, mang đậm tính nhân văn của văn học dân gian các dân tộc thiểu số trong xã hội ngày nay. Nâng cao nhận thức và lòng tự hào, ý thức tự giác của cộng đồng, cá nhân, đặc biệt là thế hệ trẻ về ý nghĩa, trách nhiệm trong việc bảo tồn và phát huy giá trị văn học dân gian của các dân tộc thiểu số ở hiện tại và tương lai.

Tỉnh đã đặt mục tiêu cụ thể giai đoạn 2023 - 2026, đó là sưu tầm, nghiên cứu và tổ chức thực hiện công tác kiểm kê theo định kỳ để lập danh mục di sản văn hóa phi vật thể về văn học dân gian các dân tộc thiểu số; phấn đấu sưu tầm, số hóa, xuất bản 40% tác phẩm văn học dân gian của các dân tộc thiểu số, xây dựng cơ sở dữ liệu số về văn học dân gian các dân tộc thiểu số để lưu trữ, nghiên cứu, tổ chức xuất bản, phát huy, truyền dạy.

Bên cạnh đó, phấn đấu 40% các tác phẩm văn học dân gian của các dân tộc thiểu số có nguy cơ mai một được áp dụng các biện pháp bảo tồn, tư liệu hóa; phấn đấu 50% tác giả, nghệ nhân thuộc lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể nói chung và văn học dân gian của các dân tộc thiểu số nói riêng được hưởng chính sách hỗ trợ trong hoạt động bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể.

Phấn đấu 50% các công chức, viên chức văn hóa, nghệ nhân, tác giả dân gian, già làng, trưởng bản, người có uy tín... được tập huấn, bồi dưỡng về công tác bảo tồn, phát huy giá trị văn học dân gian các dân tộc thiểu số; phấn đấu 40% trường dân tộc nội trú và các cấp trường tại địa phương vùng đồng bào dân tộc thiểu số đưa thể loại văn học dân gian vào hoạt động sinh hoạt ngoại khóa, tổ chức ngày hội, giao lưu, liên hoan cho học sinh.

Ngoài ra, phấn đấu hình thành được 3 - 5 câu lạc bộ, đội văn nghệ dân gian/xã vùng dân tộc thiểu số để thực hành, biểu diễn và trao truyền các thể loại văn học dân gian; tổ chức 1 đến 2 cuộc thi, cuộc phát động sưu tầm văn học dân gian của các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh; tổ chức 1 đến 2 hội thảo khoa học về công tác sưu tầm văn học dân gian của các dân tộc thiểu số.

Giai đoạn 2027 - 2030, hoàn thành công tác kiểm kê, đánh giá, phân loại và lập danh mục di sản văn hóa phi vật thể các thể loại văn học dân gian của các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh; phấn đấu sưu tầm, số hóa, xuất bản 80% các tác phẩm văn học dân gian của các dân tộc thiểu số, xây dựng cơ sở dữ liệu số về văn học dân gian các dân tộc thiểu số để lưu trữ, nghiên cứu, tổ chức xuất bản, phát huy, truyền dạy.

Cùng với đó, phấn đấu 80% các tác phẩm văn học dân gian của các dân tộc thiểu số có nguy cơ mai một được áp dụng các biện pháp bảo tồn, tư liệu hóa; phấn đấu 80% tác giả, nghệ nhân thuộc lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể nói chung và văn học dân gian của các dân tộc thiểu số nói riêng được hưởng chính sách hỗ trợ trong hoạt động bảo tồn, phát huy giá trịdi sản văn hóa phi vật thể.

Tỉnh cũng phấn đấu 80% các công chức, viên chức văn hóa, nghệ nhân, tác giả dân gian, già làng, trưởng bản, người có uy tín... được tập huấn, bồi dưỡng về công tác bảo tồn, phát huy giá trị văn học dân gian các dân tộc thiểu số; phấn đấu 80% trường dân tộc nội trú và các cấp trường tại địa phương vùng đồng bào dân tộc thiểu số đưa thể loại văn học dân gian vào hoạt động sinh hoạt ngoại khóa, tổ chức ngày hội, giao lưu cho học sinh.

Phấn đấu hình thành được 8 - 10 câu lạc bộ, đội văn nghệ dân gian/xã vùng dân tộc thiểu số để thực hành, biểu diễn và trao truyền các thể loại văn học dân gian; tổ chức 1 đến 2 cuộc thi, cuộc phát động sưu tầm văn học dân gian của các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh; tổ chức 1 đến 2 hội thảo khoa học về công tác sưu tầm văn học dân gian của các dân tộc thiểu số.

Ban hành cơ chế, chính sách đặc thù

Để đạt mục tiêu, tỉnh triển khai các cơ chế, chính sách của Trung ương, đồng thời xây dựng, ban hành cơ chế, chính sách đặc thù cho các tác giả, nhà nghiên cứu, nghệ nhân, người tổ chức thực hành, trao truyền để bảo tồn và phát huy giá trị văn học dân gian của các dân tộc thiểu số phù hợp với điều kiện thực tế của tỉnh.

Cụ thể, khuyến khích và tạo điều kiện cho các hội về văn học nghệ thuật, khoa học và công nghệ, thư viện, bảo tàng tham gia các hoạt động sưu tầm, thống kê, phân loại, dịch thuật, bảo tồn và phát huy giá trị văn học dân gian các dân tộc thiểu số, cũng như khuyến khích việc xã hội hóa trong hoạt động này.

Trên cơ sở các văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế, chính sách chung của Trung ương tham mưu nghiên cứu, xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện cơ chế chính sách phù hợp với điều kiện thực tế của tỉnh.

Chẳng hạn như: Hỗ trợ kinh phí cho hoạt động sinh hoạt văn hóa, nghệ thuật dân gian hiện có như câu lạc bộ, đội văn nghệ dân gian; hỗ trợ kinh phí để bổ sung (bao gồm số hóa) tài nguyên thông tin của hệ thống thư viện công cộng và đưa ra phục vụ người dân; duy trì các lớp truyền dạy văn học dân gian cho thanh, thiếu niên vùng đồng bào dân tộc thiểu số; nghiên cứu, đưa vào chương trình giảng dạy tại các trường học vùng đồng bào dân tộc thiểu số những tác phẩm văn học dân gian phù hợp;

Có chính sách tôn vinh, đãi ngộ, động viên đối với các nghệ nhân dân gian, tác giả, nhà nghiên cứu có nhiều đóng góp trong công tác bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể, trong đó có ngữ văn, văn học dân gian; hỗ trợ kinh phí cho những người tự nguyện sưu tầm và lưu giữ truyện, thơ cổ trong cộng đồng các dân tộc thiểu số; hỗ trợ kinh phí cho các đoàn nghệ thuật, các văn nghệ sĩ sáng tác mới các vở kịch, múa, hát... theo hình thức diễn xướng sân khấu hóa dựa trên nội dung các tác phẩm văn học dân gian các dân tộc thiểu số hiện có.

Bên cạnh đó, khảo sát, sưu tầm, kiểm kê và lập danh mục thể loại văn học dân gian truyền thống của các dân tộc thiểu số. Cụ thể, tiếp tục thực hiện kiểm kê về di sản văn hóa phi vật thể, trong đó chú trọng rà soát, nghiên cứu về loại hình di sản văn hóa phi vật thể là các tác phẩm văn học dân gian của các dân tộc; triển khai chương trình tổng kiểm kê văn học dân gian của đồng bào các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh để phân loại, lập danh mục thể loại văn học dân gian của các dân tộc thiểu số đã và đang bị mai một nhằm định hướng để phục dựng, bảo tồn tại chỗ và tư liệu hóa;

Khảo sát, kiểm kê, đánh giá thực trạng và lựa chọn lập danh mục di sản văn hóa phi vật thể về văn học dân gian các dân tộc thiểu số và lập hồ sơ khoa học đề nghị đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Mặt khác, tổ chức xây dựng chương trình truyền dạy, bồi dưỡng, tập huấn về văn học dân gian của các dân tộc thiểu số. Xây dựng chương trình truyền dạy kỹ năng, đào tạo cho lực lượng kế thừa, đặc biệt đối với các nghệ nhân, các tác giả, nhà văn, nhà thơ trẻ;

Tổ chức biên soạn sách, giáo trình, học liệu giúp ích cho việc tìm hiểu lịch sử, văn hóa các vùng, miền cũng như tham khảo hoặc giảng dạy về văn học địa phương, nhất là văn học dân gian các dân tộc thiểu số;

Tổ chức các chương trình, hoạt động nhằm tạo điều kiện cho các nghệ nhân, người nắm giữ tri thức dân gian hướng dẫn, trao truyền cho đội ngũ kế cận; tổ chức các trại sáng tác, cuộc thi, hội thảo chủ đề về văn học dân gian các dân tộc; Tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng nâng cao năng lực, kỹ năng, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, nhà nghiên cứu làm công tác kiểm kê, sưu tầm, nghiên cứu văn học dân gian các dân tộc thiểu số

Nhiệm vụ tiếp theo là bảo tồn và phát huy giá trị văn học dân gian các dân tộc thiểu số trong các lễ hội truyền thống, sinh hoạt văn hóa, liên hoan văn nghệ quần chúng và các không gian diễn xướng, thực hành phù hợp.

Theo đó, đổi mới, nâng cao chất lượng tổ chức các hội thi, hội diễn, liên hoan, giao lưu văn hóa nghệ thuật quần chúng gắn với việc khai thác, chuyển thể các tác phẩm văn học dân gian trở thành các tiết mục văn hóa, văn nghệ được công diễn trong các dịp Ngày hội Đại đoàn kết các dân tộc Việt Nam, Ngày Di sản văn hóa Việt Nam... tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam và trong hoạt động lễ hội truyền thống ở địa phương, cơ sở; khai thác, chuyển thể và sử dụng các chất liệu văn học dân gian trong các tác phẩm điện ảnh.

Đưa các tác phẩm văn học dân gian vào sinh hoạt thường xuyên tại các thiết chế văn hóa; triển khai thực hiện các đề tài, dự án bảo tồn và phát huy các tác phẩm văn học dân gian của các dân tộc thiểu số; tạo điều kiện hỗ trợ các không gian diễn xướng, thực hành các di sản văn hóa phi vật thể, trong đó có tác phẩm văn học dân gian của các dân tộc thiểu số;

Hỗ trợ cộng đồng các dân tộc phát huy vai trò của quy ước, hương ước trong bảo tồn các giá trị văn hóa. Tổ chức hội nghị già làng, trưởng bản, người uy tín các dân tộc để tôn vinh và phát huy vai trò của chủ thể văn hóa. Ưu tiên bảo tồn, phát huy tiếng nói, chữ viết của các dân tộc thiểu số có nguy cơ mai một.

Hơn nữa, triển khai lựa chọn các tác phẩm văn học dân gian tiêu biểu của các dân tộc thiểu số đưa vào hoạt động giảng dạy và giáo dục ngoại khóa tại trường học. Tăng cường công tác giáo dục, tuyên truyền, giới thiệu các tác phẩm văn học dân gian của các dân tộc thiểu số cho các đối tượng học sinh, sinh viên, thanh niên. Nghiên cứu đưa một số tác phẩm tiêu biểu của các dân tộc thiểu số đã được dịch thuật vào chương trình giáo dục các cấp học phù hợp với điều kiện thực tế, đặc tính dân tộc, địa phương;

Hỗ trợ các nghệ nhân người dân tộc thiểu số truyền dạy văn học dân gian cho thanh, thiếu niên vùng đồng bào các dân tộc thiểu số. Gắn việc bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống với bảo tồn ngôn ngữ các dân tộc thiểu số, đặc biệt là các ngôn ngữ có nguy cơ mai một;

Phát huy có hiệu quả các thiết chế nhà văn hóa vùng đồng bào các dân tộc thiểu số để thu hút đồng bào đến giao lưu, học hỏi, sáng tạo, cùng tham gia biểu diễn những tác phẩm văn học dân gian, tạo không khí sinh hoạt vui tươi, lành mạnh gắn với các hoạt động tuyên truyền, giáo dục, học tập, phổ biến chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước;

Xây dựng nội dung bài giảng giáo dục về nguồn gốc, giá trị và vai trò của một số thể loại văn học dân gian các dân tộc thiểu số trong trường học và tích hợp các hoạt động thực hành/thực tập trình diễn vào sinh hoạt tại câu lạc bộ trong các nhà trường với các hình thức phong phú, sáng tạo, phù hợp.

Cùng với đó, tuyên truyền, phổ biến, giới thiệu các tác phẩm văn học dân gian. Tăng cường tuyên truyền, phổ biến, vận động các tầng lớp Nhân dân, nhất là đồng bào các dân tộc thiểu số tích cực tham gia công tác bảo tồn, phát huy giá trị văn học dân gian thông qua các phương tiện thông tin đại chúng.

Tổ chức trưng bày, giới thiệu các hiện vật, tài liệu, sách, ấn phẩm....liên quan đến văn học dân gian các dân tộc thiểu số, trưng bày chuyên đề về di sản văn hóa các dân tộc tại hệ thống bảo tàng, thư viện các cấp hoặc thông qua hoạt động phục vụ lưu động của các thiết chế văn hóa;

Đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền, quảng bá giới thiệu về các giá trị di sản văn hóa các dân tộc nói chung và đối với các tác phẩm văn học dân gian nói riêng dưới nhiều hình thức; phát huy vai trò của báo chí, nâng cao hiệu quả hoạt động của các phương tiện thông tin đại chúng, đặc biệt là môi trường mạng Internet, các nền tảng xã hội;

Xuất bản các ấn phẩm về các thể loại văn học dân gian các dân tộc thiểu số phục vụ công tác lưu giữ, truyền dạy, phổ biến. Thông tin, tuyên truyền nâng cao nhận thức của đồng bào các dân tộc thiểu số đối với việc bảo tồn và phát huy các tác phẩm văn học dân gian;

Đẩy mạnh xã hội hóa, khuyến khích các tổ chức, cá nhân tham gia tuyên truyền, phổ biến, giới thiệu giá trị của các tác phẩm văn học dân gian. Đồng thời, tuyên truyền giới thiệu văn học dân gian thông qua các hội thi, hội diễn, lễ hội quy mô vùng, miền và toàn quốc.

Tỉnh còn thực hiện ứng dụng khoa học, công nghệ, trọng tâm là công nghệ số trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị văn học dân gian của đồng bào dân tộc thiểu số. Phổ biến, lưu trữ các tác phẩm văn học dân gian thông qua công nghệ số; tăng cường công tác bảo tồn và phát huy giá trị của văn học dân gian thông qua các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, du lịch cộng đồng;

Đẩy mạnh công tác sưu tầm, bổ sung, lưu giữ sách cổ của các dân tộc thiểu số tại các địa phương. Tiếp tục đẩy mạnh chuyển đổi số trong bảo tồn, phát huy giá trị văn học dân gian của các dân tộc thiểu số; số hóa, lưu trữ sách cổ của các dân tộc thiểu số phục vụ bạn đọc tại thư viện các cấp;

Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về các thể loại văn học dân gian các dân tộc thiểu số nhằm phát huy hiệu quả công tác bảo tồn, gìn giữ, phát huy giá trị di sản văn hóa của quốc gia nói chung và của các địa phương nói riêng, từng bước ứng dụng công nghệ thông tin số hóa thành nội dung hoạt động thường xuyên có tính chuyên nghiệp cao, nhằm bảo quản các hồ sơ, tư liệu về văn học dân gian nói chung và văn học dân gian các dân tộc thiểu số nói riêng; khai thác, phát huy tài nguyên số về văn học dân gian các dân tộc thiểu số trên các nền tảng công nghệ thông tin và mạng xã hội.

Ngoài ra, tổ chức tôn vinh, khen thưởng (vào dịp sơ kết và tổng kết Đề án) đối với tác giả có tác phẩm về đề tài dân tộc thiểu số đạt giá trị nghệ thuật, nhân văn cao. Tôn vinh các nghệ nhân có công sưu tầm, truyền dạy, phổ biến văn hóa, nghệ thuật truyền thống; động viên, khen thưởng tập thể, cá nhân có thành tích cao, có nhiều đóng góp trong việc bảo tồn và phát huy giá trị văn học dân gian của các dân tộc thiểu số.

Quỳnh Nga
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Lạng Sơn

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Nóng: Thời gian bão số 4 ảnh hưởng đến đất liền Việt Nam

Nóng: Thời gian bão số 4 ảnh hưởng đến đất liền Việt Nam

Theo dự báo, áp thấp nhiệt đới gần Biển Đông đang mạnh lên thành bão ( bão số 4), dự kiến cuối tuần này sẽ ảnh hưởng đến đất liền Việt Nam.
Sập cầu Phong Châu: Đã tìm thấy thi thể 2 vợ chồng nạn nhân đi xe máy

Sập cầu Phong Châu: Đã tìm thấy thi thể 2 vợ chồng nạn nhân đi xe máy

Đến thời điểm hiện tại, cơ quan chức năng đã tìm thấy thi thể 2 vợ chồng nạn nhân đi xe máy trong vụ sập cầu Phong Châu, tỉnh Phú Thọ.
UNETI chung tay chia sẻ khó khăn với đồng bào bị ảnh hưởng do cơn bão số 3

UNETI chung tay chia sẻ khó khăn với đồng bào bị ảnh hưởng do cơn bão số 3

Chiều 16/9, Trường Đại học Kinh tế - Kỹ thuật Công nghiệp (UNETI) đã trao ủng hộ hơn 500 triệu đồng tới đồng bào khó khăn do ảnh hưởng của cơn bão số 3 gây ra.
Bão số 3 và hoàn lưu bão gây thiệt hại nặng nề cho ngành giáo dục

Bão số 3 và hoàn lưu bão gây thiệt hại nặng nề cho ngành giáo dục

Bão số 3 và hoàn lưu bão đã khiến 52 học sinh, trẻ em tử vong; 03 học sinh mất tích; nhiều cơ sở giáo dục, thiết bị dạy học bị hư hỏng.
Tiếp tục thực hiện các giải pháp đảm bảo quyền lợi bảo hiểm y tế cho người dân vùng bão lũ

Tiếp tục thực hiện các giải pháp đảm bảo quyền lợi bảo hiểm y tế cho người dân vùng bão lũ

Ngành Bảo hiểm Xã hội Việt Nam khẩn trương, kịp thời thực hiện chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội với người dân vùng bị ảnh hưởng do bão số 3.

Tin cùng chuyên mục

Dự báo thời tiết ngày mai 17/9/2024: Cảnh báo áp thấp nhiệt đới vào Biển Đông có thể mạnh thành bão

Dự báo thời tiết ngày mai 17/9/2024: Cảnh báo áp thấp nhiệt đới vào Biển Đông có thể mạnh thành bão

Dự báo thời tiết ngày mai 17/9/2024: Bắc Bộ, Trung Bộ, Tây Nguyên, Nam Bộ có mưa dông vào chiều tối, đêm. Áp thấp nhiệt đới vào Biển Đông có thể mạnh thành bão.
Chung sức, chung lòng hướng về đồng bào vùng lũ

Chung sức, chung lòng hướng về đồng bào vùng lũ

Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Đỗ Văn Chiến đã tiếp nhận ủng hộ từ các cơ quan, tổ chức, cá nhân hỗ trợ đồng bào bị thiệt hại bởi bão số 3.
Rộ tin bà chủ Mái ấm Hoa Hồng ủng hộ đồng bào vùng lũ 200 triệu đồng

Rộ tin bà chủ Mái ấm Hoa Hồng ủng hộ đồng bào vùng lũ 200 triệu đồng

Trong những pha 'check var' ủng hộ đồng bào chịu thiệt hại bão số 3,'thám tử mạng' thấy có tên bà Giáp Thị Sông Hương-chủ Mái ấm Hoa Hồng ủng hộ 200 triệu đồng.

'Hậu bão Yagi' Bộ Tài nguyên và Môi trường nói gì?

Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, bão Yagi là cơn bão mạnh nhất 30 năm qua trên biển Đông, nhiều địa phương phải cảnh báo rủi ro thiên tai cấp 4.
Cảnh báo trong 48 - 72 giờ tiếp theo, bão có khả năng đổi hướng

Cảnh báo trong 48 - 72 giờ tiếp theo, bão có khả năng đổi hướng

Trong 48 đến 72 giờ tiếp theo, bão có khả năng đổi hướng, di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được 10-15km.
Diễn biến mới nhất vụ Cơm sạch bà Liên bị tố

Diễn biến mới nhất vụ Cơm sạch bà Liên bị tố 'chặt chém', 'đuổi khách'

Ban Tuyên giáo Thành ủy Hạ Long đã có công văn đề nghị các cơ quan chức năng vào cuộc vụ quán Cơm sạch bà Liên bị dư luận đề nghị tẩy chay.
EPU: Phát động quyên góp ủng hộ đồng bào bị thiên tai do bão số 3

EPU: Phát động quyên góp ủng hộ đồng bào bị thiên tai do bão số 3

Sáng ngày 16/9 Trường Đại học Điện lực (EPU) đã phát động quyên góp ủng hộ đồng bào khắc phục thiệt hại do cơn bão số 3 (Yagi).
4 hồ thủy điện lớn phía Bắc còn duy trì mở cửa xả lũ

4 hồ thủy điện lớn phía Bắc còn duy trì mở cửa xả lũ

Các hồ chứa thủy điện đang thực hiện xả điều tiết tính đến 8 giờ ngày 16/9: Tuyên Quang (1 cửa), Thác Bà (2 cửa), Trung Sơn (3 cửa), Bản Vẽ (3 cửa).
New Zealand hỗ trợ Việt Nam khắc phục hậu quả của cơn bão số 3

New Zealand hỗ trợ Việt Nam khắc phục hậu quả của cơn bão số 3

Thông tin từ Đại sứ quán New Zealand, Chính phủ New Zealand đã công bố khoản đóng góp 1 triệu đôla New Zealand ủng hộ người dân Việt chịu hậu quả bão số 3.
Triệu trái tim miền Nam hướng về miền Bắc sau bão số 3

Triệu trái tim miền Nam hướng về miền Bắc sau bão số 3

Sau cơn bão số 3, người dân miền Nam đã đồng lòng ủng hộ miền Bắc bằng quyên góp tiền, lương thực và nhu yếu phẩm, thể hiện tinh thần "lá lành đùm lá rách".
Bị tố

Bị tố 'chặt chém', 'đuổi khách' sau bão, đại diện Cơm sạch bà Liên nói gì?

Quán Cơm sạch bà Liên (Quảng Ninh) bị tố "chặt chém", "đuổi khách" sau bão số 3. Tuy nhiên, phía nhà hàng cho rằng "có hiểu lầm trong cách trao đổi".
Con gái Huấn Hoa Hồng xin lỗi vì ‘phông bạt’, nói chuyển thêm 50 triệu để ủng hộ đồng bào

Con gái Huấn Hoa Hồng xin lỗi vì ‘phông bạt’, nói chuyển thêm 50 triệu để ủng hộ đồng bào

Bùi Thu Trà (con gái Huấn Hoa Hồng) xin lỗi vì “phông bạt”, cô cho biết khắc phục bằng cách chuyển thêm 50 triệu đồng cho Mặt trận Tổ quốc để ủng hộ đồng bào.
Đề xuất mới về đề thi bằng lái xe hạng A

Đề xuất mới về đề thi bằng lái xe hạng A

Theo đề xuất mới, từ 1/1/2025, thí sinh phải đạt 23/25 điểm thì mới có thể đỗ bài thi lý thuyết sát hạch bằng lái xe hạng A.
Yến Tatoo bị

Yến Tatoo bị 'soi' sao kê tiền từ thiện: ‘Biến hoá’ từ 500 nghìn thành hàng trăm triệu?

Mới đây, cộng đồng mạng đã "soi" sao kê tiền từ thiện của ca sĩ Yến Tatoo được cho là đã chỉnh sửa số tiền ủng hộ người dân vùng lũ trong hình ảnh giao dịch.
Sao kê ủng hộ đồng bào mới nhất của TP. Hồ Chí Minh tính đến chiều 15/9

Sao kê ủng hộ đồng bào mới nhất của TP. Hồ Chí Minh tính đến chiều 15/9

Theo sao kê, tính đến 16h30 ngày 15/9, Ban Vận động Cứu trợ TP. Hồ Chí Minh đã tiếp nhận ủng hộ của 4.631 tổ chức, cá nhân với tổng số tiền 30.566.525.340 đồng.
Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam hỗ trợ người lao động bị ảnh hưởng bão lũ 1 tỷ đồng

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam hỗ trợ người lao động bị ảnh hưởng bão lũ 1 tỷ đồng

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và Liên đoàn lao động thành phố Hà Nội đã đến thăm và tặng quà cho đoàn viên, người lao động huyện Chương Mỹ.
Con gái Huấn Hoa Hồng bị réo tên vì

Con gái Huấn Hoa Hồng bị réo tên vì 'phông bạt' chuyển khoản ủng hộ đồng bào

Cộng đồng mạng phát hiện một tài khoản Facebook Bùi Thu Trà (con gái Huấn Hoa Hồng) chuyển khoản ủng hộ đồng bào 10 triệu nhưng “phông bạt” thành 50 triệu đồng.
Bộ trưởng Bộ Nội vụ thăm người dân Lào Cai bị thiệt hại do mưa lũ

Bộ trưởng Bộ Nội vụ thăm người dân Lào Cai bị thiệt hại do mưa lũ

Tại tỉnh Lào Cai, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà đã đến thăm, tặng quà cho người dân chịu thiệt hại do mưa lũ.
Nóng: Mưa lớn, nước ở đường Nguyễn Xiển (Hà Nội) bao giờ rút?

Nóng: Mưa lớn, nước ở đường Nguyễn Xiển (Hà Nội) bao giờ rút?

Nhân viên công ty thoát nước cho biết, đội ngũ cấp thoát nước đang tăng cường giải quyết ngập sâu tại Hà Nội, dự kiến đến khoảng 10h sáng 16/9 nước sẽ dần rút.
Sử dụng thuốc lá tại Việt Nam: Thực trạng đáng báo động

Sử dụng thuốc lá tại Việt Nam: Thực trạng đáng báo động

Mặc dù đã có nhiều nỗ lực trong công tác phòng chống tác hại của thuốc lá, tình hình sử dụng thuốc lá tại Việt Nam vẫn còn ở mức báo động.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động