Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Thứ hai 25/11/2024 19:53

Lạng Sơn: Nâng cao nhận thức về Luật hôn nhân và gia đình

Sau 5 năm triển khai Đề án “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số gia đoạn 2015 - 2020” tỉnh Lạng Sơn đã có chuyển biến tích cực. Tỷ lệ số cặp tảo hôn trên tổng số cặp kết hôn trên địa bàn giảm chỉ còn 2,36%.  

Lạng Sơn là tỉnh miền núi với hơn 30 dân tộc cùng sinh sống. Trình độ phát triển của các dân tộc không đồng đều, mức hưởng thụ văn hóa và các tiến bộ xã hội của đồng bào dân tộc thiểu số vùng sâu, vùng xa còn thấp; phong tục tập quán và tâm lý sớm có con cháu, cùng nhu cầu có thêm lao động cho gia đình cũng là yếu tố cơ bản dẫn đến tảo hôn. Bên cạnh đó, trình độ học vấn thấp, nhận thức, hiểu biết pháp luật, kiến thức luật hôn nhân và gia đình còn hạn chế là nguyên nhân dẫn đến tảo hôn và kết hôn cận huyết thống ở nhiều vùng dân tộc thiểu số...

Tảo hôn ở vùng đồng bào DTTS giảm do hiệu quả tuyên truyền Luật hôn nhân và gia đình

Tình trạng tảo hôn khiến các em phải bỏ học giữa chừng, ảnh hưởng đến sinh lý, sức khỏe sinh sản vị thành niên, thiếu kỹ năng về chăm sóc trẻ sơ sinh, chăm lo gia đình hạnh phúc. Tảo hôn cũng khiến khả năng kiếm sống hoặc đóng góp kinh tế cho gia đình mỗi thành viên trong gia đình là rất thấp, dẫn đến nguy cơ rơi vào tình trạng nghèo đói. Chính vì thế, nhiều cặp vợ chồng lấy nhau khi còn rất trẻ, rồi xảy ra mâu thuẫn, bất đồng quan điểm vợ chồng dẫn đến ly hôn để lại con cái cho ông bà nuôi ăn học. Con cái thiếu tình cảm cha mẹ ảnh hưởng đến tinh thần học tập phát triển trí tuệ và nguy cơ bỏ học cao. Tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống khiến chất lượng dân số suy giảm, nòi giống, ảnh hưởng đến chất lượng nguồn lực và là một trong những lực cản đối với phát triển kinh tế xã hội của vùng đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Lạng Sơn. Trước thực trạng đó, tỉnh Lạng Sơn đã xây dựng Đề án “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số gia đoạn 2015 - 2020” và triển khai thực hiện trong thời gian qua. Việc triển khai đề án bước đầu đã đạt được một số kết quả nhất định. Sau 5 năm, tỷ lệ số cặp tảo hôn trên tổng số cặp kết hôn trên địa bàn giảm rõ rệt. Trong đó, giai đoạn 2011 - 2015 tỷ lệ tảo hôn chiếm 18,5%, giai đoạn 2016 - 2020 tỷ lệ tảo hôn giảm còn 2,36%; tỷ lệ học sinh bỏ học để lấy vợ lấy chồng sớm từng bước được ngăn chặn... Để triển khai Đề án được hiệu quả, UBND tỉnh Lạng Sơn đã giao cho Ban Dân tộc tỉnh là cơ quan thường trực. Ban Dân tộc đã phối hợp với các cơ quan, ban, ngành tổ chức được 19 hội nghị tuyên truyền với tổng số 1.010 người tham dự. Thành phần là Bí thư Chi bộ, Trưởng thôn, người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số và đại diện các hộ gia đình trên địa bàn xã. Nội dung tuyên truyền về: Luật hôn nhân và gia đình, bình đẳng giới; Luật phòng chống bạo lực gia đình, chống tảo hôn cận huyết thống, xây dựng hương ước quy ước tiêu chuẩn làng văn hóa… Phối hợp với Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh thực hiện tuyên truyền được 60 chuyên đề, phóng sự tại các thôn bản còn tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống… Bên cạnh đó các nội dung tuyên truyền được phối hợp liên ngành và lồng ghép hoạt động, nhằm nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền; nhân rộng mô hình trên địa bàn một số xã, huyện có tỷ lệ tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống cao. Tăng cường quản lý, kiểm tra, kịp thời phát hiện, ngăn ngừa các trường hợp vi phạm pháp luật liên quan về hôn nhân và gia đình. Đồng thời, lồng ghép, kết hợp các hoạt động thực hiện Đề án với các chương trình, kế hoạch khác có liên quan đã và đang triển khai thực hiện tại địa phương, đảm bảo không chồng chéo, tiết kiệm hiệu quả. Nhờ triển khai tốt Đề án “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số gia đoạn 2015 - 2020” mà đồng bào đã nâng cao nhận thức. Ý thức trách nhiệm của xã hội, cộng đồng và người dân vùng dân tộc thiểu số trong thực hiện các quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình tạo sự đồng thuận trong xã hội nhằm ngăn ngừa tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống, góp phần nâng cao chất lượng dân số và nguồn nhân lực vùng dân tộc thiểu số.

Phạm Tiệp - Quang Nguyễn

Tin cùng chuyên mục

Thuận Châu (Sơn La): Thực hiện tốt Chương trình 1719, nâng cao đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

Lạng Sơn: Chú trọng giải pháp căn cơ để giảm nghèo bền vững

Bắc Giang giành 2 giải A tại liên hoan nghệ thuật các dân tộc lần thứ VII năm 2024

Bài cuối: Đảng ta là Đảng vì nước, vì dân

Bắc Giang: Tặng Bằng khen 6 tập thể, 16 cá nhân đóng góp phát triển vùng dân tộc thiểu số

Bài 2: Động lực 'tiên quyết' giúp đồng bào Hà Giang phát triển

Bài 1: Những quyết sách mang ý Đảng, lòng dân

Hội nghị biểu dương đại biểu các dân tộc thiểu số thành phố Đà Nẵng lần thứ II năm 2024

Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Lai Châu: Hướng đến 11 mục tiêu

Lào Cai: Hỗ trợ đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình: Chú trọng công tác kiện toàn nhân sự Chương trình 1719

Sơn La bảo tồn và phát triển các bản du lịch gắn với giá trị văn hóa truyền thống

Huyện Bắc Yên - Sơn La dành nguồn vốn lớn đầu tư hạ tầng thiết yếu cho bà con dân tộc

Sơn La xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ măng cho đồng bào dân tộc thiểu số

Tuyên Quang: Tập trung xây dựng hạ tầng cơ sở thiết yếu vùng dân tộc thiểu số

Lạng Sơn: Đưa di tích lịch sử, văn hóa thành sản phẩm du lịch bền vững

Huyện Mộc Châu bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội Púng Hiéng của người Dao Tiền

Huyện Mường La - Sơn La đưa điện lưới quốc gia đến với bà con thôn bản

Huyện Mộc Châu - Sơn La đổi thay từ nguồn vốn dành cho đồng bào dân tộc thiểu số

Người Hà Lăng ở Kon Tum bảo tồn nét văn hoá truyền thống của 'nghề sinh ra từ làng'