Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Lạng Sơn tạo điều kiện thuận lợi nhất cho xuất khẩu nông sản

Trong những năm qua, Lạng Sơn đã trở thành một địa bàn hấp dẫn, sôi động trong hoạt động thương mại, dịch vụ và là một trong những cửa ngõ chính trong kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hóa với thị trường Trung Quốc, nhất là mặt hàng nông sản.    

Tỉnh Lạng Sơn có trên 231km đường biên giới, tiếp giáp với Quảng Tây - Trung Quốc, có 2 cửa khẩu quốc tế, 1 cửa khẩu chính và 9 cửa khẩu phụ; là điểm đầu mối quan trọng trong tuyến hành lang kinh tế Nam Ninh (Trung Quốc) - Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng. Với vị trí địa lý cùng hệ thống giao thông và cửa khẩu thuận lợi, Lạng Sơn giữ vai trò quan trọng trong đẩy mạnh hợp tác phát triển kinh tế với các tỉnh, thành của Việt Nam và thị trường Trung Quốc. Tương lai không xa, Lạng Sơn sẽ là đầu cầu quan trọng trong trung chuyển, thông thương hàng hóa của cả nước và các nước ASEAN sang thị trường Trung Quốc và ngược lại.

Ông Nguyễn Quốc Hải - Phó Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Lạng Sơn - cho biết, trong những năm qua, xuất khẩu nông sản qua địa bàn tỉnh Lạng Sơn diễn ra sôi động, kim ngạch hàng nông sản luôn chiếm từ 80% trở lên trong tổng kim ngạch xuất khẩu của tỉnh, góp phần thúc đẩy tình hình sản xuất, kinh doanh nông sản, hoa quả của các địa phương trong cả nước. Một số mặt hàng chủ lực có kim ngạch lớn như thanh long, dưa hấu, xoài, sầu riêng, mít, nhãn, vải thiều… Năm 2018, kim ngạch xuất khẩu nông sản đạt trên 2,4 tỷ USD.

Trong năm 2019, phía Trung Quốc chỉ cho phép nhập khẩu 9 loại hoa quả gồm: Vải, nhãn, thanh long, chôm chôm, mít, xoài, chuối quả tươi và gần đây là măng cụt qua các cửa khẩu: Hữu Nghị, Cốc Nam, Tân Thanh. Trong 9 tháng đầu năm 2019, thông qua các cửa khẩu trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn, nước ta đã xuất khẩu sang Trung Quốc gần 2 triệu tấn nông sản, chủ yếu là trái cây các loại, cụ thể: Thanh long: 460.000 tấn, dưa hấu: 210.000 tấn, xoài: 330.000 tấn, mít: 150.000 tấn, chuối: 80.000 tấn, vải: 75.000 tấn…

lang son tao dieu kien thuan loi nhat cho xuat khau nong san
Xuất khẩu hàng hóa qua cửa khẩu Tân Thanh (Lạng Sơn)

Trong đó, tại cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị: 9 tháng đầu năm 2019, lượng hàng nông sản xuất khẩu trung bình từ 200 - 250 xe/ngày; tại cửa khẩu phụ Cốc Nam, mặc dù lượng hàng nông sản xuất khẩu từ tháng 6 đến tháng 9/2019 trung bình chỉ khoảng 40 – 60 xe/ngày, nhưng từ đầu tháng 10/2019 đến nay, lượng hàng nông sản xuất khẩu có chiều hướng tăng, trung bình khoảng 70 - 90 xe/ngày, chủ yếu là mặt hàng xoài, mít, chôm chôm...; tại cửa khẩu phụ Tân Thanh, trong quý 3/2019, số lượng phương tiện chở hàng xuất nhập khẩu thông quan trung bình khoảng từ 80 - 150 xe/ngày…

Ông Hoàng Khánh Duy - Trưởng phòng Quản lý xuất nhập khẩu, Sở Công Thương tỉnh Lạng Sơn - cho hay, hàng năm, có gần 3.000 doanh nghiệp cả nước thường xuyên hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu của tỉnh, lưu lượng khoảng 1.500 xe/ngày; tổng kim ngạch xuất nhập khẩu qua Lạng Sơn những năm gần đây đều đạt mức tăng trưởng khá.

Bình quân một năm kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa qua địa bàn tỉnh đạt khoảng 5 tỷ USD, trong đó kim ngạch xuất khẩu đạt trên 2,5 tỷ USD, chủ yếu là hàng hóa hoa quả, nông sản của Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc và chủ yếu qua cửa khẩu Tân Thanh, Cốc Nam, Hữu Nghị… Riêng kim ngạch xuất nhập khẩu qua địa bàn 9 tháng đầu năm 2019 đạt 3,18 tỷ USD, đạt 60,8% kế hoạch, trong đó xuất khẩu đạt 1,73 tỷ USD, nhập khẩu đạt 1,28 tỷ USD.

Cũng theo đại diện Sở Công Thương tỉnh Lạng Sơn, để tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho hoạt động xuất nhập khẩu, UBND tỉnh Lạng Sơn đã tích cực, chủ động trong công tác chỉ đạo điều hành, triển khai các cơ chế, chính sách xuất nhập khẩu tại các cửa khẩu một cách linh hoạt. Trên cơ sở chính sách về thương mại biên giới, xuất nhập khẩu, UBND tỉnh đã luôn tạo điều kiện thuận lợi, thông thoáng nhất để thu hút, mời chào các doanh nghiệp đến với Lạng Sơn đầu tư sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu hàng hóa thông qua các cửa khẩu của Lạng Sơn; thường xuyên chỉ đạo nắm bắt hoạt động của doanh nghiệp trong hoạt động xuất nhập khẩu tại các cửa khẩu; chủ động cập nhật các thay đổi về chính sách, điều hành của hoạt động xuất nhập khẩu, thương mại biên giới của Trung Quốc, những biến động bất thường…. từ đó, kiến nghị với Chính phủ, các bộ, ngành Trung ương để có các cơ chế quản lý, điều hành hoạt động xuất nhập khẩu phù hợp hơn với thực tiễn.

UBND tỉnh Lạng Sơn cũng đã chỉ đạo các cơ quan chức năng của tỉnh đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính; phân luồng, điều tiết, bố trí, sắp xếp hợp lý các xe chở hàng xuất khẩu tại các bến bãi trong cửa khẩu và trên các tuyến quốc lộ để tạo thuận lợi cho lưu thông hàng hóa xuất nhập khẩu, cử cán bộ trực 24/24 giờ để đảm bảo an ninh trật tự tại các khu vực dừng đỗ phương tiện vào những thời điểm ùn ứ phương tiện chở hàng hóa xuất khẩu, đặc biệt, phân luồng ưu tiên cho mặt hàng hoa quả tươi xuất khẩu, chủ động giải quyết kịp thời các vướng mắc, khó khăn của cộng đồng doanh nghiệp theo chức năng, thẩm quyền, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho doanh nghiệp; tạo mọi điều kiện, làm việc cả ngày nghỉ đáp ứng nhu cầu xuất khẩu hàng hóa của các doanh nghiệp xin giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O)...

Bên cạnh đó, tỉnh còn chỉ đạo các sở, ngành thực hiện cơ chế hội đàm định kỳ và thường xuyên để bàn bạc, trao đổi các nội dung liên quan đến tình hình hoạt động tại cửa khẩu; chỉ đạo các cơ quan chuyên môn tăng cường phối hợp, thường xuyên nắm tình hình xuất khẩu tại các cửa khẩu để chủ động hội đàm với các cơ quan liên quan phía Quảng Tây - Trung Quốc, giải quyết kịp thời những khó khăn, vướng mắc phát sinh; thống nhất kéo dài thời gian thông quan hàng ngày, làm việc cả ngày thứ 7, chủ nhật và dịp lễ tết của mỗi bên để đẩy nhanh thực hiện thủ tục thông quan, tạo thuận lợi cho xuất nhập khẩu hàng hóa của hai bên, nhất là xuất khẩu nông sản của Việt Nam.

Quỳnh Nga
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Kinh tế cửa khẩu

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Thái Lan là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam trong khối ASEAN

Thái Lan là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam trong khối ASEAN

Thái Lan là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam trong khối ASEAN với giá trị 5,23 tỷ USD, tăng 7,2% so với cùng kỳ năm trước.
Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản đạt hơn 16 tỷ USD

Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản đạt hơn 16 tỷ USD

8 tháng năm 2024, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản đạt 16,01 tỷ USD, tăng 4,8% so với cùng kỳ năm trước.
Động lực thúc đẩy doanh nghiệp xuất khẩu xanh, xuất khẩu bền vững

Động lực thúc đẩy doanh nghiệp xuất khẩu xanh, xuất khẩu bền vững

Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hoá đến năm 2030 đưa ra những mục tiêu cụ thể để thúc đẩy doanh nghiệp xuất khẩu bền vững.
Cung giảm, cầu tăng, giá cà phê sẽ vẫn duy trì ở mức cao

Cung giảm, cầu tăng, giá cà phê sẽ vẫn duy trì ở mức cao

Tháng 8/2024, giá cà phê xuất khẩu trung bình đạt 5.293 USD/tấn, cao nhất trong lịch sử. Cung giảm, cầu tăng, giá cà phê được nhận định sẽ vẫn duy trì ở mức cao
Xuất khẩu điều, kỳ vọng lấy lại đà tăng trưởng

Xuất khẩu điều, kỳ vọng lấy lại đà tăng trưởng

Xuất khẩu hạt điều 8 tháng năm 2024 đạt 486.470 tấn, tương đương gần 2,78 tỷ USD, tăng 22,9% về lượng, tăng 21,8% về kim ngạch nhưng giảm về giá so với cùng kỳ.

Tin cùng chuyên mục

Xuất khẩu thực phẩm vào thị trường Hoa Kỳ: Doanh nghiệp Việt cần làm gì?

Xuất khẩu thực phẩm vào thị trường Hoa Kỳ: Doanh nghiệp Việt cần làm gì?

Để chinh phục được thị trường Hoa Kỳ, doanh nghiệp cần nắm rõ và tận dụng tất cả những ưu đãi, chính sách trong Luật Hiện đại hóa An toàn thực phẩm của Hoa Kỳ.
Tới nửa đầu tháng 8, xuất khẩu cá tra sang Anh đạt 38 triệu USD

Tới nửa đầu tháng 8, xuất khẩu cá tra sang Anh đạt 38 triệu USD

Tính đến ngày 15/8/2024, xuất khẩu cá tra sang thị trường Anh đạt 38 triệu USD, giảm 8% so với cùng kỳ năm ngoái.
Thương mại Việt Nam – Trung Quốc vượt 130 tỷ USD

Thương mại Việt Nam – Trung Quốc vượt 130 tỷ USD

8 tháng năm 2024, thương mại hai chiều Việt Nam – Trung Quốc đã đạt 130,78 tỷ USD. Kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu từ thị trường này đều tăng.
Xuất khẩu nông - lâm - thủy sản sang Hoa Kỳ tăng gần 31%

Xuất khẩu nông - lâm - thủy sản sang Hoa Kỳ tăng gần 31%

Trong 8 tháng đầu năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản của Việt Nam sang Hoa Kỳ đạt 8,5 tỷ USD, tăng gần 31% so với cùng kỳ 2023.
Dầu thô là mặt hàng xuất khẩu có mức giảm lớn nhất

Dầu thô là mặt hàng xuất khẩu có mức giảm lớn nhất

Trong những mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam nửa cuối tháng 8/2024, dầu thô là mặt hàng có mức giảm lớn nhất với 73% so với cùng kỳ, đạt 28 triệu USD.
Xuất khẩu dừa tươi: Kỳ vọng thu về tỷ USD

Xuất khẩu dừa tươi: Kỳ vọng thu về tỷ USD

Trung Quốc đã mở cửa cho trái dừa tươi của Việt Nam. Với sức tiêu thụ hơn 4 tỷ quả dừa mỗi năm, đây được cho là thị trường đầy tiềm năng cho doanh nghiệp Việt.
Nguồn cung tại Việt Nam khan hiếm, giá cà phê xuất khẩu vượt đỉnh

Nguồn cung tại Việt Nam khan hiếm, giá cà phê xuất khẩu vượt đỉnh

Giá cà phê xuất khẩu trung bình trong tháng 8/2024 đạt 5.260 USD/tấn (cao hơn 2.211 USD/tấn so với đầu năm 2024; cao hơn 2.206 USD/tấn so với cùng kỳ năm 2023).
Nhập khẩu gạo tăng mạnh

Nhập khẩu gạo tăng mạnh

8 tháng đầu năm, các doanh nghiệp Việt chi ra 843 triệu USD để nhập khẩu gạo các loại, tăng mạnh 43,6% so với cùng kỳ năm 2023.
Giảm chi phí logistics, đưa hàng Việt tiến sâu thị trường EU

Giảm chi phí logistics, đưa hàng Việt tiến sâu thị trường EU

Việc ký bản ghi nhớ (MOU) giữa Tân Cảng Sài Gòn và Cảng Gothenburg giúp giảm chi phí logistics, giảm giá thành, tạo điều kiện cho hàng Việt vào thị trường EU.
Gỡ

Gỡ 'rào cản' để kịp 'xanh hóa' ngành logistics

Theo các chuyên gia, Việt Nam cần nhanh chóng tháo gỡ các nút thắt về hạ tầng, chính sách ngành logistics để bắt kịp xu thế "xanh hóa" lĩnh vực này.
Xuất nhập khẩu vượt 512 tỷ USD, xuất siêu gần 19 tỷ USD

Xuất nhập khẩu vượt 512 tỷ USD, xuất siêu gần 19 tỷ USD

Hết tháng 8, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước đạt hơn 512 tỷ USD, cán cân thương mại thặng dư 18,57 tỷ USD.
Xuất khẩu cá tra sang Trung Quốc và Mỹ tiếp tục phục hồi

Xuất khẩu cá tra sang Trung Quốc và Mỹ tiếp tục phục hồi

Trung Quốc và Mỹ là 2 thị trường nhập khẩu nhiều nhất cá thịt trắng trên thế giới. Việt Nam là nguồn cung lớn thứ 2 cho cả 2 thị trường này (chủ yếu là cá tra).
Lạng Sơn: Giao thương hàng hoá, thông tin liên lạc đã hoạt động bình thường sau bão số 3

Lạng Sơn: Giao thương hàng hoá, thông tin liên lạc đã hoạt động bình thường sau bão số 3

Các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn đang nỗ lực triển khai các giải pháp đảm bảo lưu thông hàng hoá, thông tin liên lạc, khắc phục thiệt hại sau bão.
Lào Cai: Khôi phục hoạt động xuất nhập cảnh qua cửa khẩu Kim Thành

Lào Cai: Khôi phục hoạt động xuất nhập cảnh qua cửa khẩu Kim Thành

Cửa khẩu quốc tế đường bộ số II (Kim Thành) sẽ khôi phục hoạt động xuất nhập cảnh đối với người và phương tiện qua cửa khẩu kể từ 11h00 ngày 11/9.
Tăng nhà cung ứng Việt Nam tham gia sâu vào chuỗi giá trị của Hoa Kỳ

Tăng nhà cung ứng Việt Nam tham gia sâu vào chuỗi giá trị của Hoa Kỳ

Tọa đàm “Phát triển hệ thống các nhà cung ứng tham gia sâu vào chuỗi giá trị của Hoa Kỳ” thúc đẩy trao đổi thương mại song phương giữa Việt Nam và Hoa Kỳ.
Xuất khẩu hàng công nghiệp: Cách nào tận dụng hiệu quả nhất lợi thế từ các FTA?

Xuất khẩu hàng công nghiệp: Cách nào tận dụng hiệu quả nhất lợi thế từ các FTA?

Các doanh nghiệp cần lưu ý những liên quan đến mã HS, thị trường xuất khẩu, cũng như các FTA mà thị trường các nước đó là thành viên.
Điểm danh những mặt hàng Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Lào

Điểm danh những mặt hàng Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Lào

Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Lào 19 mặt hàng chính. Xăng dầu là mặt hàng xuất khẩu lớn nhất với kim ngạch 43,6 triệu USD, tăng 25,6% so với cùng kỳ.
Việt Nam là quốc gia nhập khẩu lớn nhất hạt điều của Campuchia

Việt Nam là quốc gia nhập khẩu lớn nhất hạt điều của Campuchia

Với lượng nhập khẩu gần 786.530 tấn, Việt Nam là quốc gia nhập khẩu hạt điều lớn nhất, chiếm gần 95% sản lượng hạt điều thô của Campuchia trong 7 tháng năm nay.
Hướng tới một hệ thống logistics xanh và bền vững hơn

Hướng tới một hệ thống logistics xanh và bền vững hơn

Vừa qua, Sở Công Thương Hải Phòng và cảng Gothenburg ký kết bản ghi nhớ về hợp tác cảng biển và logistics.
Nhập khẩu lúa mì về Việt Nam tăng mạnh 18,3%

Nhập khẩu lúa mì về Việt Nam tăng mạnh 18,3%

8 tháng năm 2024, Việt Nam đã chi ra hơn 1 tỷ USD để nhập khẩu khoảng 3,64 triệu tấn lúa mì, tăng mạnh 18,3% về lượng nhưng giảm 6,7% về giá trị.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động