Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Chủ nhật 24/11/2024 21:10

Lào Cai: Quyết liệt thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2024

UBND tỉnh Lào Cai vừa ban hành văn bản yêu cầu các đơn vị, địa phương đẩy mạnh triển khai các nhiệm vụ, giải pháp thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế 2024.

Theo UBND tỉnh Lào Cai, để kịp thời giải quyết những tồn tại, khó khăn, vướng mắc và tập trung thực hiện mục tiêu tốc độ tăng trưởng đạt trên 10% trong năm 2024, UBND tỉnh Lào Cai vừa ban hành Văn bản số 1655/UBND-TH ngày 8/4/2024 yêu cầu các cơ quan, đơn vị, địa phương đẩy mạnh triển khai một số nhiệm vụ, giải pháp nhằm thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2024.

Hàng hóa xuất nhập khẩu qua Cửa khẩu Kim Thành (Lào Cai) những tháng đầu năm sôi động

Văn bản nêu rõ, theo thông báo của Tổng cục Thống kê, tốc độ tăng trưởng kinh tế GRDP quý I/2024 của tỉnh Lào Cai ước đạt 5,01%, đứng thứ 9/14 trong khu vực miền núi Trung du phía Bắc và thứ 39/63 tỉnh, thành phố (thấp hơn mức tăng trưởng chung của cả nước - 5,66%), chưa đạt theo chỉ tiêu tăng trưởng đặt ra trong quý I/2024 là 8,8%. Trên cơ sở kết quả tăng trưởng đạt được của quý I, các quý còn lại cần phấn đấu đạt mức tăng trưởng trên 11%.

UBND tỉnh Lào Cai yêu cầu thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố tiếp tục quyết tâm và đồng lòng, đề cao trách nhiệm, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành triển khai thực hiện quyết liệt hơn nữa, đồng bộ, kịp thời, hiệu quả hơn các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm…

Cụ thể, đối với lĩnh vực nông nghiệp, đẩy mạnh phát triển sản xuất, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, phát triển các chuỗi sản phẩm chủ lực, OCOP... Xây dựng, quản lý và tổ chức sản xuất theo tiêu chuẩn; 100% diện tích cây dược liệu dùng làm thuốc bảo đảm tiêu chuẩn GACP-WHO; xây dựng vùng sản xuất tập trung theo hướng VietGAP, phấn đấu 100% diện tích chuối hàng hóa được cấp mã vùng trồng...

Đối với lĩnh vực công nghiệp, Sở Công Thương chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị, địa phương tập trung triển khai thực hiện các giải pháp đồng bộ hỗ trợ tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp hoạt động công nghiệp. Trong đó, quan tâm chỉ đạo, đôn đốc triển khai giải quyết công tác đền bù giải phóng mặt bằng; chuyển mục đích sử dụng đất, cho thuê đất; bảo đảm cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy chế biến, sản xuất trên địa bàn tỉnh (chủ yếu là quặng Apatit) cung cấp cho các nhà máy chế biến sản xuất phân bón và hóa chất. Tiếp tục kêu gọi đầu tư các dự án chế biến khoáng sản, trong đó có nhà máy tuyển quặng loại III.

Công nhân sản xuất tại Công ty TNHH MTV hóa chất Đức Giang Lào Cai (Ảnh: Diệu Ly)

Hỗ trợ tháo gỡ khó khăn nhằm sớm đưa dự án Nhà máy gang thép Việt Trung và mỏ sắt Quý Xa chậm nhất tháng 5/2024 đi vào hoạt động. Đồng thời tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh tiến độ đầu tư các dự án công nghiệp trọng điểm: Dự án đầu tư nhà máy sản xuất axit thực phẩm, axit điện tử và muối phốt phát; dự án nhà máy sản xuất dây điện và cáp điện công nghệ cao; dự án trung tâm nghiên cứu, sản xuất giống và chế biến dược liệu Vitamec Lào Cai; dự án nhà máy xử lý chất thải công nghiệp và nguy hại tại Khu công nghiệp Tằng Loỏng…

Tăng cường công tác quảng bá, xúc tiến giới thiệu các sản phẩm công nghiệp có thế mạnh của tỉnh Lào Cai như: Phân bón (supe lân, phân lân nung chảy, phân bón NPK, supe lân giàu, DAP), hóa chất (phốt pho vàng, muối phốt phát, thạch cao), tinh quặng sắt, đồng tấm… nhằm kết nối các nhà đầu tư tạo thành chuỗi liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm công nghiệp.

Đẩy nhanh tiến độ nhằm triển khai dự án sản xuất đá công nghiệp trên địa bàn, trong quý II/2024 chấp thuận đầu tư ít nhất 01 nhà máy sản xuất đá công nghiệp tại huyện Văn Bàn. Các địa phương (trừ thị xã Sa Pa và các huyện: Mường Khương, Bắc Hà, Si Ma Cai) tập trung xây dựng và hình thành 1 cụm công nghiệp…

Đối với các lĩnh vực dịch vụ, tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong công tác quản lý nhà nước về du lịch. Rà soát, đề xuất việc xây dựng Ga Lào Cai trở thành điểm tham quan, điểm nhấn về du lịch. Nghiên cứu phát triển sản phẩm du lịch thể thao Bắc Hà; khảo sát, nghiên cứu giải pháp khai thác tài nguyên du lịch là đỉnh núi, thác nước tại Sa Pa, Bát Xát; xây dựng, phát triển loại hình du lịch cộng đồng, thúc đẩy phát triển du lịch nông thôn gắn với đặc trưng vùng miền tại Bảo Yên, Bát Xát, Bắc Hà, Mường Khương; nghiên cứu, xây dựng sản phẩm du lịch mới với thương hiệu gắn với Sa Pa, Bắc Hà, thành phố Lào Cai.

Tham mưu tổ chức tốt Festival Sông Hồng; tổ chức hình thức du lịch qua biên giới; thí điểm thực hiện mô hình du lịch nông nghiệp; tổ chức Hội nghị gặp gỡ đối với các doanh nghiệp lĩnh vực du lịch; thực hiện đấu giá khu du lịch Hàm Rồng…

Tổ chức khảo sát, làm việc với các doanh nghiệp lớn trong lĩnh vực xuất nhập khẩu ngoài địa bàn tỉnh để thu hút các loại hình tạm nhập tái xuất, gia công... hàng hóa của nước thứ ba thông quan qua Lào Cai.

Tích cực hoàn thiện thủ tục, quy trình báo cáo cấp có thẩm quyền thống nhất cho phép thông quan hàng hóa qua cặp cửa khẩu Mường Khương (Việt Nam) - Kiều Đầu (Trung Quốc), Bản Vược (Việt Nam) - Bá Sái (Trung Quốc). Xúc tiến thu hút nhà đầu tư thành lập trung tâm giao dịch hàng hóa thương mại điện tử qua biên giới qua cặp Cửa khẩu quốc tế đường bộ số II Kim Thành. Thúc đẩy vận chuyển hàng hóa bằng container qua đường sắt để giảm thời gian và chi phí logistics.

Minh Thư
Bài viết cùng chủ đề: Lào Cai

Tin cùng chuyên mục

Quảng Ninh: Ngành du lịch 'chạy nước rút' chinh phục mục tiêu 19 triệu lượt khách

Quảng Ninh quyết tâm cùng cả nước gỡ 'thẻ vàng' IUU

Bà Rịa – Vũng Tàu: Chạy đua với thời gian trong giải ngân vốn đầu tư công

‘Quảng Ninh - Điểm đến bốn mùa’: Cú huých mạnh mẽ cho du lịch

Nhật Bản - nhà đầu tư nước ngoài lớn thứ 2 tại Bình Dương

Hải Phòng: Tạo điều kiện cho doanh nghiệp công nghệ số đầu tư vào các khu công nghiệp, khu kinh tế

Quảng Ninh: Tập trung thúc đẩy đầu tư công, tạo nguồn lực cho phát triển

Thanh Hóa thu ngân sách năm 2024 đứng đầu khu vực Bắc Trung bộ

Khai mạc Tuần lễ nông sản và thực phẩm an toàn tỉnh Sơn La tại Hà Nội

Quảng Ninh: Vươn tầm trung tâm logistics hàng đầu miền Bắc

Sơn La: Hiệu quả cao từ việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia 1719

Lạng Sơn: Phát huy vai trò người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số

Thuận Châu (Sơn La): Thực hiện tốt Chương trình 1719, nâng cao đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

25 sản phẩm nông nghiệp Sơn La tiêu biểu năm 2024

Sơn La: Sản xuất công nghiệp tiếp tục là 'đầu tàu' trong tăng trưởng kinh tế

TP. Uông Bí (Quảng Ninh): Nỗ lực vượt khó, đảm bảo tiến độ thu ngân sách năm 2024

Bà Rịa - Vũng Tàu: Cơ chế ‘cảng mở’ giúp Cái Mép – Thị Vải có thêm trợ lực phát triển

Quảng Ninh: Thu hút đầu tư thông minh, hướng tới phát triển kinh tế xanh

Sơn La có thêm 10 mã số vùng trồng phục vụ xuất khẩu

Quảng Ninh chuyển mình mạnh mẽ với công nghiệp chế biến, chế tạo