Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Chủ nhật 24/11/2024 21:29

Lấy ý kiến sửa đổi Nghị định 107 về kinh doanh xuất khẩu gạo: Đảm bảo mục tiêu xuất khẩu bền vững

Bộ Công Thương vừa có tờ trình gửi Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi nghị định 107 về kinh doanh xuất khẩu gạo.

Văn bản quan trọng cho hoạt động xuất khẩu gạo

Nghị định số 107/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 8 năm 2018 của Chính phủ về kinh doanh xuất khẩu gạo đã được triển khai hơn 4 năm và đã có tác động tích cực đến hoạt động kinh doanh xuất khẩu gạo.

Cụ thể, theo Bộ Công Thương, việc ban hành Nghị định và các văn bản hướng dẫn thi hành đã hoàn thiện khung pháp lý cho công tác điều hành xuất khẩu gạo. Giai đoạn từ cuối năm 2018 đến nay, dù phần lớn thời gian chịu ảnh hưởng từ dịch Covid-19, tác động giãn cách xã hội trong thời điểm nhất định, công tác điều hành xuất khẩu gạo của Bộ Công Thương và các Bộ, ngành luôn bám sát và quán triệt các mục tiêu, nguyên tắc điều hành xuất khẩu gạo theo quy định của Nghị định đã góp phần đảm bảo an ninh lương thực, bình ổn thị trường nội địa, thúc đẩy phát triển sản xuất, xuất khẩu gạo bền vững, nâng cao vị thế, uy tín của xuất khẩu gạo Việt Nam.

Nghị định 107 đã tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu gạo

Thực hiện quy định của Nghị định, Bộ Công Thương đã tăng cường công tác thông tin thị trường, tâp trung giải quyết các khó khăn, vướng mắc, rào cản phát sinh tai các thị trường để tao thuận lợi cho xuất khẩu. Bên cạnh đó, tăng cường các hoạt động quảng bá, giao thương, xúc tiến thương mại gạo. Bộ Công Thương còn cung cấp cho Sở Công Thương địa phương Bản tin thị trường nông, lâm, thủy sản hàng tuần trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Công Thương, khuyến cáo về sự thay đổi trong thực thi chính sách của một số thị trường lớn như Trung Quốc, Hoa Kỳ, Nhật Bản…

Bộ Công Thương đồng thời xây dưng và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển thi ̣trường xuất khẩu gạo của Viêt Nam giai đoạn 2017 - 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Đặc biệt, chủ động cung cấp thêm thông tin về tình hình cung cầu gạo trong nước và thế giới, cảnh báo các doanh nghiệp để khi giao dịch, đàm phán hợp đồng xuất khẩu bảo đảm hiệu quả.

Cùng với Bộ Công Thương, các thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo và Hiệp hội Lương thực Việt Nam đã nỗ lực đẩy mạnh xuất khẩu, củng cố, mở rông thị trường., tiêu thụ kịp thời thóc, gạo hàng hóa với giá có lợi cho người nông dân trong bối cảnh thi ̣ trường gao thế giới khó khăn, diễn biến phức tap, khó lường, canh tranh gay gắt, không có lợi cho xuất khẩu gao của Việt Nam.

Giai đoạn từ năm 2019 đến nay, mặc dù lượng xuất khẩu có xu hướng giảm nhẹ nhưng kim ngạch xuất khẩu luôn tăng trưởng do giá xuất khẩu bình quân tăng.

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam trong tháng 10/2022 đạt 713.546 tấn, trị giá 341,064 triệu USD, tăng 22,3% về lượng và tăng 23,9% về trị giá so với tháng 9/2022.

Tháng 10/2022 đã trở thành tháng có lượng gạo xuất khẩu cao kỷ lục trong lịch sử ngành gạo nước ta. Thời tiết khắc nghiệt ở nhiều quốc gia châu Á đang đặt nguồn cung gạo vào tình trạng thiếu hụt, trong khi Ấn Độ áp thuế 20% lên toàn bộ gạo xuất khẩu của nước này đã giúp thúc đẩy thị trường xuất khẩu gạo Việt Nam.

Trong tháng 10/2022, giá gạo 5% tấm của Việt Nam cũng đạt bình quân 425-430 USD/tấn, mức cao nhất kể từ tháng 11 năm ngoái đến nay. Giá gạo xuất bình quân của Việt Nam tăng cao còn là nhờ thời gian gần đây, xuất khẩu gạo Việt Nam đã có sự dịch chuyển mạnh sang phân khúc gạo thơm và gạo chất lượng cao.

Theo Sở Giao dịch Hàng hoá Việt Nam (MXV), với bối cảnh thuận lợi cho ngành gạo trong thương mại quốc tế và nhu cầu nội địa được thúc đẩy cuối năm, xu hướng tăng giá có thể còn kéo dài đến cuối tháng 12.

Một số hạn chế cần sửa đổi

Cũng theo Bộ Công Thương, bên cạnh những kết quả tích cực nêu trên, trong quá trình thực thi Nghị định cũng đã bộc lộ một số vấn đề cần được xem xét, sửa đổi.

Cụ thể, Khoản 2, Khoản 3, Khoản 4 Điều 24 Nghị định số 107/2018/NĐ-CP quy định, thương nhân thực hiện báo cáo định kỳ hàng quý, hàng năm về tình hình ký kết và thực hiện hợp đồng xuất khẩu gạo, tình hình thực tế tồn kho của thương nhân. Tuy nhiên, trong thời gian qua, nhiều thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo chưa thực hiện nghiêm túc trách nhiệm báo cáo theo quy định như: không báo cáo, báo cáo không đầy đủ nội dung theo quy định, có báo cáo nhưng không thường xuyên… Việc này đã gây rất nhiều khó khăn cho công tác điều hành xuất khẩu gạo.

Hoặc, khoản 6 Điều 24 Nghị định số 107/2018/NĐ-CP quy định: “Thương nhân báo cáo không đúng sự thật hoặc không thực hiện chế độ báo cáo theo quy định tại Điều này không đươc hư ̣ ởng các chính sách ưu tiên quy định tại khoản Điều 16 Nghi ̣định này cho đến khi thương nhân chấm dứt, khắc phuc hành vi vi phạm”. Như vậy, các thương nhân vi phạm nghĩa vụ báo cáo chỉ không được hưởng các chính sách như tham gia các chương trình xúc tiến, xây dựng, quảng bá hình ảnh, thương hiệu ở trong nước và ngoài nước, không được phân bổ chỉ tiêu thực hiện các hợp đồng xuất khẩu gạo tập trung hay tham gia chương trình mua thóc, gạo tạm trữ của Nhà nước.

Trong bối cảnh mới, các thị trường thực hiện tư nhân hóa, giao dịch hợp đồng xuất khẩu gạo tập trung còn rất ít, kinh phí quảng bá hình ảnh, xúc tiến thương mại lại không đáng kể, không phân biệt giữa doanh nghiệp báo cáo và doanh nghiệp không báo cáo nên quy định của Nghị định 107/2018/NĐ-CP khó có thể coi là "chế tài" để buộc các thương nhân phải thực hiện nghĩa vụ báo cáo. Cơ quan quản lý chỉ có thể kêu gọi, khuyến khích các thương nhân tự giác chấp hành.

Các thông tin, số liệu liên quan (diện tích gieo trồng, sản lượng từng chủng loại lúa, lượng thóc, gạo hàng hóa tồn kho, xuất khẩu...), vì vậy, thường không đầy đủ, xác thực, kịp thời, không phản ánh đúng thực tế, từ đó gây rất nhiều khó khăn cho công tác điều hành, quản lý sản xuất, xuất khẩu gạo đặc biệt tại thời điểm có nguy cơ ảnh hưởng đến an ninh lương thực.

Hoặc, Điều 5 Nghị định quy định, Sở Công Thương địa phương chủ trì, phối hợp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và cơ quan liên quan tổ chức hậu kiểm kho chứa, cơ sở xay, xát thóc, gạo để đáp ứng điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo của thương nhân sau khi thương nhân được cấp Giấy chứng nhận.

Thực tế triển khai đã bộc lộ một số hạn chế như: chậm tiến hành hậu kiểm do không xác định được Sở Công Thương tại tỉnh/thành phố nào chủ trì do thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo có thể kê khai kho chứa, cơ sở xay xát thóc gạo tại nhiều địa phương để được cấp Giấy chứng nhận; việc duy trì điều kiện kinh doanh của các thương nhân còn chưa được quan tâm, đáp ứng, đặc biệt là về vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng cháy chữa cháy... nhưng chưa được Sở Công Thương các tỉnh kịp thời giám sát, báo cáo.

Chưa kể, Sở Công Thương các tỉnh/thành phố chưa có sự chủ động trong công tác quản lý nhà nước kiểm tra, báo cáo về việc duy trì điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo, về việc thay đổi thông tin, năng lực sản xuất của thương nhân trên địa bàn; chủ yếu thực hiện nhiệm vụ khi Bộ Công Thương phát hiện vấn đề và có văn bản chỉ đạo. Đây là vấn đề thực tiễn cần được xem xét sửa đổi…

Hiện, Việt Nam là nước nông nghiệp chủ yếu sản xuất lúa gạo, áp dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến phục vụ sản xuất, giảm tổn thất sau thu hoạch, sản lượng lúa gạo hàng năm của Việt Nam tương đối dồi dào, đảm bảo an ninh lương thực, dự trữ quốc gia và dành một lượng nhất định cho xuất khẩu. Hàng năm, Việt Nam dành khoảng 6 – 6,5 triệu tấn gạo cho xuất khẩu gạo. Do vậy, khi xây dựng Nghị định số 107/2018/NĐ-CP, hoạt động nhập khẩu gạo không thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định 107/2018/NĐ-CP bảo đảm phù hợp với thực tế tại thời điểm xây dựng nghị định.

Tuy nhiên, trước tác động của các yếu tố khách quan và chủ quan, Việt Nam đã nhập khẩu một số loại gạo để phục vụ các nhu cầu trong nước như sản xuất thức ăn chăn nuôi, sản xuất bia... và dành lượng gạo chất lượng cao hơn cho xuất khẩu. Việc xuất khẩu, nhập khẩu gạo trong nền kinh tế thị trường, với giá nhập khẩu thấp hơn trong nước hoặc các loại gạo trong nước sản xuất được nhưng không đáp ứng nhu cầu thị trường đang diễn ra. Tuy nhiên, việc nhập khẩu gạo quá nhiều nhưng không được quản lý, thống kê đầy đủ, kịp thời sẽ ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất trong nước, tác động đến sản xuất lúa gạo của Việt Nam, đời sống của người nông dân và gián tiếp ảnh hưởng đến an ninh lương thực…

Nâng cao hiêu lực, hiệu quả công tác điều hành xuất khẩu, bảo đảm mục tiêu xuất khẩu gạo bền vững và ổn định

Trong bối cảnh đó, Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 107/2018/NĐ-CP tập trung giải quyết các vấn đề sau: chế độ báo cáo số liệu thống kê hợp đồng xuất khẩu và thực hiện hợp đồng xuất khẩu gạo; kiểm tra điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo; gạo tăng cường vi chất dinh dưỡng; công tác phối hợp với các bộ, ngành liên quan, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và cơ quan liên quan tổ chức điều hành xuất khẩu gạo bảo đảm các nguyên tắc quy định tại Nghị định; triển khai chương trình xúc tiến thương mại theo cơ chế đặc thù đối với mặt hàng gạo; ủy thác xuất khẩu; nhập khẩu gạo; hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo.

Ban soạn thảo đã tiến hành soạn thảo Nghị định trên quan điểm nhằm tiếp tuc ho ̣ àn thiên ̣ khung pháp lý đủ mạnh để khắc phục các tồn tại, bất cập phát sinh, định hướng hoạt động sản xuất, kinh doanh xuất khẩu gạo, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác điều hành xuất khẩu, bảo đảm mục tiêu xuất khẩu gạo bền vững và ổn định, đáp ứng yêu cầu thị trường và tiến trình hội nhập quốc tế về kinh tế.

Dự thảo sửa đổi có một số điểm đáng lưu ý như: Sửa đổi Khoản 2 Điều 5 như sau:

Sở Công Thương tại địa phương có kho chứa, cơ sở xay, xát thóc, gạo của thương nhân được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo, phối hơp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và cơ quan liên quan có trách nhiệm: Hậu kiểm kho chứa, cơ sở xay xát, chế biến thóc, gạo để đáp ứng điều kiên kinh doanh xuất khẩu gạo trên địa bàn của thương nhân.

Trong trường hợp kho chứa, cơ sở xay, xát thóc, gạo của thương nhân nằm ở các địa phương khác nhau, Sở Công Thương địa phương nơi có kho chứa, cơ sở xay, xát thóc, gạo tiến hành hậu kiểm kho chứa, cơ sở xay, xát thóc, gạo tại địa phương và báo cáo gửi Bộ Công Thương.

Trong trường hợp nghi ngờ tính xác thực về tài liệu thông tin hồ sơ đề nghị cấp phép của thương nhân, Bộ Công Thương có văn bản yêu cầu Sở Công Thương địa phương chủ trì tiến hành kiểm tra, xác minh kho chứa, cơ sở xay, xát thóc, gạo và gửi báo cáo về Bộ Công Thương.

Đối với việc kiểm tra công tác duy trì đáp ứng các điều kiên kinh doanh xuất khẩu ̣ gạo của thương nhân sau khi thương nhân đươc cấp Giấy chứng nhận: Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày Bộ Công Thương cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo, Sở Công Thương tiến hành hậu kiểm theo quy định và báo cáo Bộ Công Thương kết quả kiểm tra bằng văn bản, gửi kèm theo biên bản kiểm tra và đề xuất biện pháp xử lý vi phạm (nếu có).

Dự thảo cũng Bổ sung Điều 10a về quản lý nhập khẩu gạo như sau: Khi xuất hiện lượng gạo nhập khẩu tăng có nguy cơ ảnh hưởng đến sản xuất trong nước, Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài chính báo cáo Thủ tướng Chính phủ áp dụng biện pháp quản lý nhập khẩu.

Theo kỳ công bố số liệu, Tổng cục Hải quan kịp thời báo cáo Bộ Công Thương, Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về kết quả xuất khẩu khi xuất hiện hiện tượng lượng gạo xuất khẩu tăng cao, có nguy cơ gây ảnh hưởng đến an ninh lương thực quốc gia và đề xuất biện pháp quản lý phù hợp. Trường hợp khi xuất hiện lượng gạo nhập khẩu tăng cao ảnh hưởng đến sản xuất trong nước, Tổng cục Hải quan có trách nhiệm báo cáo chi tiết Bộ Công Thương về số lượng gạo nhập khẩu theo các tiêu chí: số lượng, trị giá, chủng loại, thị trường, khách hàng xuất khẩu, thương nhân nhập khẩu; cửa khẩu nhập khẩu và đề xuất biện pháp quản lý phù hợp…

Xem Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 107/2018/NĐ-CP tại đây

Lan Phương
Bài viết cùng chủ đề: Xuất khẩu gạo

Tin cùng chuyên mục

Việt Nam và Nhật Bản tìm hướng thúc đẩy giao thương nông sản

Tổng trị giá xuất nhập khẩu đạt hơn 681 tỷ USD

Thành tích xuất nhập khẩu kỷ lục của năm 2024 có đóng góp lớn của Bộ Công Thương

Nông sản Việt Nam sắp xuất hiện trên sàn thương mại điện tử và mạng xã hội Trung Quốc

Tháng 10/2024, Ukraine là thị trường cung cấp lúa mì nhiều nhất cho Việt Nam

Hàng Việt Nam rộn ràng xuất khẩu ra thế giới qua kênh phân phối

Việt Nam thu về 52,6 triệu USD từ xuất khẩu hoa hồi trong 10 tháng năm 2024

Tính đến 15/11, xuất khẩu hồ tiêu thu về gần 1,2 tỷ USD

Nông sản: Điểm sáng trong xuất khẩu hàng hóa

Sẽ tiếp tục xuất khẩu vaccine phòng bệnh dịch tả lợn châu Phi sang Philippines

Điện Biên sẽ sớm có cửa khẩu song phương A Pa Chải (Việt Nam) – Long Phú (Trung Quốc)

Cơ hội nào cho xuất nhập khẩu hàng hoá năm 2025?

Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ tăng trưởng trung bình 16% mỗi năm

Xuất khẩu tăng trưởng 2 con số, doanh nghiệp dệt may kỳ vọng vào diễn biến mới

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chỉ đạo triển khai nhiệm vụ thúc đẩy hợp tác với Trung Quốc

Tổng trị giá xuất nhập khẩu đạt trên 647 tỷ USD

Xuất khẩu phân bón sang Hàn Quốc tăng mạnh về lượng và kim ngạch

Xuất khẩu sắn và sản phẩm từ sắn đạt trên 950 triệu USD, Trung Quốc vẫn là thị trường tiêu thụ chính

Bộ Công Thương tìm giải pháp tăng xuất khẩu gạo sang Trung Quốc

Chuyên gia nêu 4 đề xuất quan trọng thúc đẩy phát triển toàn diện Khu thương mại tự do Đà Nẵng