Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Lệ thuộc nguồn cung bên ngoài, câu chuyện không chỉ với ngành phân bón

Mỗi năm, Việt Nam chi hàng tỷ USD nhập khẩu phân bón và nguyên liệu phục vụ sản xuất thức ăn chăn nuôi. Vậy cần làm gì để giảm lệ thuộc nguồn cung bên ngoài?
Chuyển phân bón vào diện chịu thuế suất 5% vẫn còn băn khoăn Phân bón tiếp tục đứng đầu danh sách tăng trưởng nhập khẩu của Việt Nam từ Liên bang Nga 8 tháng, lượng phân bón nhập khẩu của cả nước tăng mạnh

Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tính đến ngày 30/6/2024, cả nước có 752 nhà máy, cơ sở sản xuất phân bón. Tuy nhiên, sản lượng sản xuất thực tế hàng năm chỉ đạt 35-40% theo đăng ký, một số loại phân bón chưa sản xuất được phải nhập khẩu hoàn toàn từ nước ngoài.

nhập khẩu phân bón (Ảnh: Danviet.vn)
Một số loại phân bón vẫn phải nhập khẩu hoàn toàn từ nước ngoài. Ảnh: Danviet.vn

Còn theo Tổng cục Hải quan, trong 8 tháng năm 2024, lượng phân bón nhập khẩu của Việt Nam đạt gần 3,5 triệu tấn, trị giá gần 1,14 tỷ USD, giá nhập khẩu trung bình đạt 324 USD/tấn.

Sự lệ thuộc vào nguồn cung bên ngoài không chỉ xảy ra với ngành phân bón, mà còn diễn ra ở ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi. Trong 8 tháng năm 2024, nhập khẩu ngô các loại đạt trên 6,93 triệu tấn, trị giá trên 1,72 tỷ USD; nhập khẩu nhóm hàng thức ăn gia súc và nguyên liệu lên tới 3,32 tỷ USD, ngược lại xuất khẩu nhóm hàng này rất “nhỏ giọt”, chỉ đạt 0,67 tỷ USD. Với kết quả đó, ngành thức ăn chăn nhập siêu 2,65 tỷ USD… Năm ngoái, Việt Nam cũng nhập khẩu ngô gần 3 tỷ USD, nhập khẩu nguyên phụ liệu, thức ăn gia súc gần 5 tỷ USD.

Trong khi đó, xuất khẩu gạo của Việt Nam, mặc dù là một trong những nước hàng đầu thế giới chỉ đạt khoảng 4,7 tỷ USD năm 2023 và 3,85 tỷ USD trong 8 tháng 2024. Như vậy, nhu cầu ngô để làm thức ăn gia súc của Việt Nam hiện nay rất lớn, chủ yếu vẫn nhập khẩu tăng theo từng năm, trong khi diện tích trồng ngô trên cả nước lại đang giảm. Chúng ta nhập khẩu ngô từ Mỹ, Argentina, Brazil, thậm chí nhập khẩu ngô từ cả Lào, Campuchia và Thái Lan.

Điều này đặt ra nhiều băn khoăn về nguyên nhân và giải pháp nào nâng cao sản lượng sản xuất phân bón trong nước để đảm bảo đủ nguồn cung, giảm chi phí đầu vào và nâng cao lợi nhuận cho người nông dân; cũng như công tác điều hành quy hoạch phát triển vùng nguyên liệu thức ăn chăn nuôi và đề án tăng cường tự chủ nguyên liệu sản xuất mặt hàng này đã triển khai đến đâu?

Một chuyên gia ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn thừa nhận, thực tiễn thời gian qua, bà con nông dân đã phản ánh nhiều lần về vấn đề liên quan tới vật tư đầu vào, trong đó, có phân bón, vì sao chúng ta phải nhập khẩu sản lượng lớn.

Điều này là bởi, có những nguồn nguyên liệu trong nước chúng ta không sản xuất được và khi tham gia một chuỗi ngành hàng, đối với doanh nghiệp, cái nào rẻ, họ phải mua để giảm chi phí. Đây cũng là cách để doanh nghiệp giảm chi phí đầu vào cho các nguyên liệu từ nguyên liệu nhập khẩu để ra những thành phẩm là phân bón hay thuốc.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng đã làm việc với các hiệp hội về phân bón để làm sao chủ động hơn nữa trong quá trình tạo ra những nguyên liệu để giảm đi phần lệ thuộc, nhưng đây là vấn đề còn một quá trình lâu dài, nhất là hướng tới việc chuyển đổi từ phân, thuốc vô cơ sang phân, thuốc hữu cơ, phân, thuốc sinh học. Khi đó, không chỉ là vấn đề nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất vật tư đầu vào nữa, mà chuyển hướng đến một nền nông nghiệp hữu cơ, tất cả vật tư đầu vào cũng phải được hữu cơ hóa.

Lý giải vì sao Việt Nam là nước nông nghiệp, nhưng mỗi năm vẫn phải chi hàng tỷ USD nhập khẩu thức ăn gia súc và nguyên liệu phục vụ sản xuất thức ăn chăn nuôi, trong một phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan cho rằng, mỗi quốc gia có một lợi thế cạnh tranh khác nhau, tạo ra giá thành sản phẩm khác nhau. Diện tích trồng ngô nước ta đang tính trên đơn vị sào, đơn vị hecta, trong khi diện tích trồng ngô của Hoa Kỳ, Brazil tính trên đơn vị ngàn hecta một trang trại.

Quy mô càng lớn thì giá thành càng rẻ. Các nhà nhập khẩu khi sử dụng hoặc chế biến cũng phải cân nhắc giá thành. Nếu chúng ta sản xuất với giá thành cao thì sẽ đội nguyên liệu cao. Đồng thời, những nguyên liệu nhập khẩu đó về chúng ta vẫn chế biến lại để xuất khẩu, kể cả xuất khẩu phân bón, xuất khẩu thuốc và xuất khẩu nguyên liệu.

Theo các chuyên gia, nguyên nhân chủ yếu của tình trạng trên là do năng lực sản xuất nguyên liệu trong nước còn hạn chế, giá thành cao, không đáp ứng được nhu cầu sản xuất thức ăn chăn nuôi công nghiệp nói riêng và ngành chăn nuôi nói chung. Do phụ thuộc chủ yếu vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu nên giá thức ăn chăn nuôi trong nước luôn chịu tác động trực tiếp từ biến động giá nguyên liệu thức ăn thế giới.

Trong bối cảnh giá thức ăn chăn nuôi quyết định tới gần 70% giá thành, vì vậy, cần có định hướng căn cơ và lâu dài cho vấn đề này, từng bước tự chủ trong điều kiện nhất định.

Gần đây, các tập đoàn chuyên chế biến thức ăn cho gia súc, thủy sản đã đến các địa phương để liên kết tạo ra các vùng nguyên liệu trồng ngô, trồng đậu tương là những nguyên liệu chủ yếu để sản xuất những thức ăn chăn nuôi.

Nhưng ngoài việc đẩy nhanh xây dựng các vùng nguyên liệu thức ăn chăn nuôi, chấm dứt tình trạng "ăn đong", phụ thuộc nguyên liệu nhập khẩu, thì đi kèm với đó cần nâng cao kho bãi, hệ thống logistics để tăng sức cạnh tranh cho ngành chăn nuôi.

Quỳnh Nga
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Phân bón

Tin cùng chuyên mục

PGS.TS. Ngô Trí Long: Vuasanca
 đã tạo ra mạng lưới kết nối giữa chuyên gia và độc giả

PGS.TS. Ngô Trí Long: Vuasanca đã tạo ra mạng lưới kết nối giữa chuyên gia và độc giả

TS. Võ Trí Thành: Vuasanca
 là một tờ báo đặc biệt!

TS. Võ Trí Thành: Vuasanca là một tờ báo đặc biệt!

MC hyper Linh Kunz trên TikTok: Đừng

MC hyper Linh Kunz trên TikTok: Đừng 'quẩy' kiểu phồn thực!

Vuasanca
 -

Vuasanca - 'địa chỉ uy tín' cho doanh nghiệp nắm bắt thông tin mới

Chàng kỹ sư điện và hành trình 10 năm cõng gạch xây trường trên núi

Chàng kỹ sư điện và hành trình 10 năm cõng gạch xây trường trên núi

Vuasanca
: Giữ vững sứ mệnh, ghi dấu ấn một hành trình đổi mới đầy cảm hứng

Vuasanca : Giữ vững sứ mệnh, ghi dấu ấn một hành trình đổi mới đầy cảm hứng

Hàng nghìn sinh viên Trường Đại học Kinh tế-Kỹ thuật Công nghiệp tham gia thi Tìm hiểu truyền thống ngành Công Thương

Hàng nghìn sinh viên Trường Đại học Kinh tế-Kỹ thuật Công nghiệp tham gia thi Tìm hiểu truyền thống ngành Công Thương

Gia Lai: Chợ xã xây tiền tỷ nhưng tiểu thương ‘ngó lơ’, nhiều hạng mục hư hỏng, xuống cấp

Gia Lai: Chợ xã xây tiền tỷ nhưng tiểu thương ‘ngó lơ’, nhiều hạng mục hư hỏng, xuống cấp

Vuasanca
 -

Vuasanca - ''Cánh tay'' nối dài của ngành Công Thương các địa phương

Thấy gì phía sau ca khúc

Thấy gì phía sau ca khúc 'Phương Hằng và T30' của bà Nguyễn Phương Hằng?

Tham vấn ý kiến về dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi) tại Cần Thơ

Tham vấn ý kiến về dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi) tại Cần Thơ

Khi chính sách miễn học phí đặt cạnh câu chuyện “xin hỗ trợ laptop 6 triệu”, thấy gì?

Khi chính sách miễn học phí đặt cạnh câu chuyện “xin hỗ trợ laptop 6 triệu”, thấy gì?

Rapper lộng ngôn về việc học: Bông đùa quá trớn rồi… lại xin lỗi

Rapper lộng ngôn về việc học: Bông đùa quá trớn rồi… lại xin lỗi

Hiện thực hóa giấc mơ đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam

Hiện thực hóa giấc mơ đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam

Bộ Công Thương: Tích cực rà soát hệ thống văn bản quy phạm pháp luật

Bộ Công Thương: Tích cực rà soát hệ thống văn bản quy phạm pháp luật

Gia Lai: Gia đình nam thanh niên được cứu sau 1 tuần mắc kẹt giữa sông gửi thư cảm ơn Công an

Gia Lai: Gia đình nam thanh niên được cứu sau 1 tuần mắc kẹt giữa sông gửi thư cảm ơn Công an

Người

Người 'thủ lĩnh' công đoàn giàu nhiệt huyết và sáng tạo

Vụ giáo viên đòi mua laptop không được thì

Vụ giáo viên đòi mua laptop không được thì 'dỗi': Trăm dâu... đổ đầu phụ huynh

Đắk Lắk: Trao trả hơn 300 triệu đồng cho người chuyển tiền nhầm qua ứng dụng ngân hàng

Đắk Lắk: Trao trả hơn 300 triệu đồng cho người chuyển tiền nhầm qua ứng dụng ngân hàng

'Bức tử' ao, hồ ở Hà Nội: Cái giá phải trả rất đắt!

Xem thêm