Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Lo ngại rủi ro từ nợ công

Mặc dù vẫn đang ở giới hạn an toàn theo quy định nhưng tình trạng nợ công tại Việt Nam khiến một số định chế tài chính nước ngoài lo ngại và đưa ra khuyến nghị rằng, cần có ngay những hành động cụ thể để đối phó với thách thức này.
Lo ngại rủi ro từ nợ công
Nợ công đã tăng gần gấp đôi sau 6 năm

Nợ tăng gần gấp đôi

sau 6 nămTrong báo cáo của Chính phủ tại Kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIII nêu rõ: Nợ công của Việt Nam được tập trung cho đầu tư phát triển. Tính đến hết năm 2015, nợ công khoảng 61,3% GDP, nợ Chính phủ 48,9%, nợ nước ngoài của quốc gia 41,5% trong giới hạn an toàn theo quy định.Tại Diễn đàn Đối tác phát triển Việt Nam 2015 vừa tổ chức, phái đoàn thường trú ADB tại Việt Nam (VRM) đã đưa ra bản báo cáo về cấp vốn đầu tư cơ sở hạ tầng cho Việt Nam với một số lo ngại về nợ công. Theo các chuyên gia của ADB, vào thời điểm này, Chính phủ Việt Nam đang đối mặt với gánh nặng nợ công ngày càng tăng. Nợ công và các khoản nợ do nhà nước đảm bảo đã gần như tăng gấp đôi kể từ năm 2000, hiện ở khoảng 60% GDP trong năm 2015, cao hơn mức trung bình trong khu vực.

Trước đó, vào đầu tháng 12, trong buổi họp báo cập nhật tình hình phát triển kinh tế Việt Nam của Ngân hàng Thế giới (WB) cũng đưa ra nhận xét: “Tổng nợ công đang nhanh chóng tiến tới mức trần 65% GDP. Hiện nay các nhà tài trợ đang dần rút vốn khỏi Việt Nam làm cho nguồn vốn ưu đãi bên ngoài cũng giảm theo. Vì vậy, Chính phủ sẽ phải dựa chủ yếu vào vay nợ trong nước để đáp ứng yêu cầu chi tiêu”. Các báo cáo về nợ công Việt Nam của các định chế tài chính nước ngoài đều phân tích, tăng nợ công kéo theo chi thường xuyên, cao hơn cùng thời kỳ, trong khi nguồn vốn chi đầu tư hầu như không thay đổi và tính theo tỷ lệ GDP. Vì thế, theo ADB, nếu duy trì quỹ đạo chính sách hiện tại sẽ dẫn đến nợ công cao hơn, kể cả khi tiếp tục kiềm chế chi tiêu (bao gồm cả chi đầu tư, dẫn tới làm giảm tiềm năng tăng trưởng trong dài hạn) và thực hiện các biện pháp tăng thu tạm thời như chi trả cổ tức của các doanh nghiệp nhà nước.

Cần giải pháp xử lý tích cực

Theo Ủy ban Tài chính ngân sách (TCNS) của Quốc hội, năm 2016, Chính phủ dự kiến bội chi ngân sách nhà nước ở mức 4,95% GDP (254.000 tỷ đồng, tăng 28.000 tỷ đồng so với năm 2015); nợ công đến ngày 31/12/2016, ước khoảng 63,2% GDP. Năm 2016 cũng là năm đầu áp dụng định mức chi đầu tư phát triển trung hạn cho giai đoạn 2016 - 2020 theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước (NSNN) và Luật Đầu tư công. Do vậy, Ủy ban TCNS đề nghị Chính phủ có báo cáo chi tiết về mức phân bổ vốn đầu tư phát triển của Trung ương và các địa phương theo cách tính mới, để có cơ sở xem xét quyết định dự toán ngân sách. Đồng thời, cần bố trí tăng chi cho việc duy tu, bảo trì hạ tầng giao thông.

Ủy ban TCNS cho rằng, trước tình hình nợ công đã tiến dần đến giới hạn cho phép (65% GDP), áp lực trả nợ tăng nên Chính phủ cần có giải pháp xử lý tích cực và cương quyết hơn. Cụ thể: Giải pháp trong dài hạn cần cơ cấu lại nguồn thu, đảm bảo huy động vào NSNN từ GDP trên 20%; chi NSNN đảm bảo tiết kiệm, các khoản chi phải được dự toán; đồng thời, kiên định điều hành lộ trình giảm bội chi NSNN và nợ công trong giai đoạn 2016-2020 theo Luật NSNN năm 2015.Giám đốc ADB, ông Eric Sindgwick khuyến nghị: Việt Nam cần tận dụng hiệu quả hơn nữa nguồn vốn ODA sẵn có; nỗ lực phối hợp để thúc đẩy phát triển thị trường vốn nhanh hơn. Ngoài ra, Việt Nam cũng cần tiếp tục đưa ra các tiêu chuẩn tài chính, kế toán, kinh doanh minh bạch và rõ ràng hơn để tạo niềm tin cho các nhà đầu tư.

Ông Phạm Minh Đức- Chuyên gia của WB: Từ ngày 1/7/2017, Việt Nam phải đối mặt với việc trả nợ các khoản vay IDA (nguồn vốn vay chính thức từ WB). Theo đó, Việt Nam phải tăng tốc độ trả nợ vốn vay hàng chục tỷ USD. Để giải quyết nợ này, Việt Nam phải tăng khả năng tiếp cận thị trường vốn trong nước và quốc tế, có khung kinh tế vĩ mô nhất quán, bền vững, từ đó tăng mức độ tín nhiệm lên.
Duy Minh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Tin cùng chuyên mục

Thị trường chứng khoán Việt Nam đang ngày càng hấp dẫn

Thị trường chứng khoán Việt Nam đang ngày càng hấp dẫn

Nam A Bank gặp gỡ trực tuyến nhà đầu tư, sẵn sàng bứt phá trong những tháng cuối năm 2024

Nam A Bank gặp gỡ trực tuyến nhà đầu tư, sẵn sàng bứt phá trong những tháng cuối năm 2024

LPBank kiến nghị gì tại Hội nghị Thường trực Chính phủ?

LPBank kiến nghị gì tại Hội nghị Thường trực Chính phủ?

Chủ tịch VIB: Không nới lỏng điều kiện cấp tín dụng để cho vay bằng mọi giá

Chủ tịch VIB: Không nới lỏng điều kiện cấp tín dụng để cho vay bằng mọi giá

Chủ tịch Techcombank đưa ra 3 giải pháp

Chủ tịch Techcombank đưa ra 3 giải pháp 'cứu cánh' dòng vốn trên thị trường

Chủ tịch MB Lưu Trung Thái: Ổn định thị trường trái phiếu doanh nghiệp để giảm áp lực vốn lên ngân hàng

Chủ tịch MB Lưu Trung Thái: Ổn định thị trường trái phiếu doanh nghiệp để giảm áp lực vốn lên ngân hàng

Tổng cục Hải quan điều chỉnh dự toán chi ngân sách nhà nước năm 2024

Tổng cục Hải quan điều chỉnh dự toán chi ngân sách nhà nước năm 2024

Chi 1.000 tỷ đồng mua trái phiếu trước hạn, Công ty Điện gió Phước Hữu - Duyên Hải 1 báo lỗ

Chi 1.000 tỷ đồng mua trái phiếu trước hạn, Công ty Điện gió Phước Hữu - Duyên Hải 1 báo lỗ

VietinBank giảm lãi suất, hỗ trợ khách hàng thiệt hại do bão Yagi

VietinBank giảm lãi suất, hỗ trợ khách hàng thiệt hại do bão Yagi

SVTech mang đến những giải pháp công nghệ tối ưu quản lý dữ liệu cho ngân hàng Việt

SVTech mang đến những giải pháp công nghệ tối ưu quản lý dữ liệu cho ngân hàng Việt

Fed cắt giảm lãi suất: Con dao hai lưỡi với kinh tế Việt Nam

Fed cắt giảm lãi suất: Con dao hai lưỡi với kinh tế Việt Nam

Các nhà băng đồng loạt cam kết hoãn nợ, hạ lãi suất cho vay với khách hàng ảnh hưởng bão số 3

Các nhà băng đồng loạt cam kết hoãn nợ, hạ lãi suất cho vay với khách hàng ảnh hưởng bão số 3

Ngân hàng Nhà nước sẽ có động thái gì sau quyết định hạ lãi suất của Fed?

Ngân hàng Nhà nước sẽ có động thái gì sau quyết định hạ lãi suất của Fed?

AI giúp hệ thống ngân hàng tăng doanh thu 340 tỷ USD mỗi năm

AI giúp hệ thống ngân hàng tăng doanh thu 340 tỷ USD mỗi năm

Đồng Nai: 2 công ty con của Lilama và hơn 400 doanh nghiệp nợ gần 260 tỷ đồng tiền bảo hiểm

Đồng Nai: 2 công ty con của Lilama và hơn 400 doanh nghiệp nợ gần 260 tỷ đồng tiền bảo hiểm

Giảm 1% lãi vay và thêm giải pháp tín dụng cho doanh nghiệp bị thiệt hại bởi bão số 3

Giảm 1% lãi vay và thêm giải pháp tín dụng cho doanh nghiệp bị thiệt hại bởi bão số 3

SHB giảm 50% tiền lãi cho khách hàng bị ảnh hưởng bão lũ, cấp khoản vay mới lãi suất 4,5%/năm

SHB giảm 50% tiền lãi cho khách hàng bị ảnh hưởng bão lũ, cấp khoản vay mới lãi suất 4,5%/năm

Lãi suất cho vay hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng bởi bão lũ giảm đến 2%

Lãi suất cho vay hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng bởi bão lũ giảm đến 2%

Việt Nam: Điểm sáng thu hút đầu tư nước ngoài trong khối ASEAN

Việt Nam: Điểm sáng thu hút đầu tư nước ngoài trong khối ASEAN

Ngân hàng Chính sách xã hội tạm dừng thu lãi hộ vay bị thiệt hại do bão

Ngân hàng Chính sách xã hội tạm dừng thu lãi hộ vay bị thiệt hại do bão

Xem thêm