Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Lo ngại Việt Nam sẽ trở thành nước siêu nhập khẩu các sản phẩm chăn nuôi

Cùng với nhập khẩu chính ngạch, tình trạng nhập lậu diễn ra trên diện rộng sẽ khiến Việt Nam trở thành nước siêu nhập khẩu sản phẩm chăn nuôi.
VIPA kiến nghị kiểm soát chặt chẽ việc nhập khẩu sản phẩm chăn nuôi 5 tháng đầu năm 2023, Việt Nam chi 1,41 tỷ USD nhập khẩu sản phẩm chăn nuôi Quý I/2024, xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi ước đạt 113 triệu USD

Mỗi tuần nhập lậu khoảng 60.000 con gà đẻ thải loại

Theo số liệu của Cục Chăn nuôi (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), trong quý I/2024, ước kim ngạch nhập khẩu sản phẩm chăn nuôi khoảng 702 triệu USD, giảm 6,7% so với cùng kỳ năm 2023. Trong đó, thịt, phụ phẩm dạng thịt và phụ phẩm ăn được sau giết mổ của động vật là 336 triệu USD; sữa và sản phẩm sữa là 236 triệu USD.

Việt Nam đang nhập khẩu thịt và sản phẩm thịt từ 37 thị trường trên thế giới
Việt Nam đang nhập khẩu thịt và sản phẩm thịt từ 37 thị trường trên thế giới

Tuy nhiên, theo ý kiến của các hội, hiệp hội ngành hàng chăn nuôi, đây chỉ là phần nổi của “tảng băng chìm”. Bởi lẽ, có thể nói so với các nước có nền chăn nuôi phát triển, các quy định về nhập khẩu sản phẩm chăn nuôi của nước ta chưa chặt chẽ, còn nhiều lỗ hổng. Trong khi đó, để xuất khẩu được sản phẩm thịt trứng gia cầm, chúng ta phải chịu rất nhiều rào cản kỹ thuật nghiêm ngặt tại các nước nhập khẩu, khiến các mặt hàng sản phẩm chăn nuôi của ta đang bị yếu thế và thiệt thòi ngay trên sân nhà.

Theo số liệu thống kê năm 2023, kim ngạch nhập khẩu các sản phẩm chăn nuôi là 3,53 tỷ USD, trong khi xuất khẩu chỉ có 515 ngàn USD. Ngoài con số nhập khẩu chính ngạch nêu trên, còn một khối lượng rất lớn vật nuôi và sản phẩm chăn nuôi nhập khẩu tiểu ngạch (nhập lậu).

Theo phản ánh của cơ quan chức năng và truyền thông, trong năm 2023 và những tuần đầu của năm 2024, mỗi ngày có từ 6.000 - 8.000 con heo thịt (khối lượng 100 - 120 kg/con) được nhập lậu vào Việt Nam, chưa kể lượng lớn trâu, bò, gà thải loại, gà giống…

Chia sẻ tại buổi họp giao ban khối chăn nuôi quý II và nghe báo cáo một số kiến nghị của hội, hiệp hội ngành hàng chăn nuôi do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức sáng ngày 2/4 tại Hà Nội, ông Nguyễn Thanh Sơn - Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi gia cầm - nhấn mạnh cần kiểm soát ngăn chặn việc nhập khẩu sản phẩm chăn nuôi cả chính ngạch và tiểu ngạch.

Với nhập khẩu chính ngạch, theo ông Nguyễn Thanh Sơn, hướng xử lý là hiện nay Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang giao Cục Thú y sửa đổi Thông tư 25/2016 - đây là cơ hội để rà soát lại và bổ sung thêm các quy định chặt chẽ hơn đối với các sản phẩm chăn nuôi nhập khẩu.

Trong việc sửa đổi này, ông Nguyễn Thanh Sơn cũng kiến nghị cơ quan chức năng thay đổi lại quy định phần trăm lấy mẫu kiểm tra, theo đó, thay vì cứ 6 container sẽ lấy mẫu kiểm tra 1 container thì bây giờ lấy tất 100% container sản phẩm thịt nhập khẩu. Đây là cách để vừa kiểm soát chất lượng, hạn chế rủi ro dịch bệnh; đồng thời làm đội giá nhập khẩu lên từ đó sẽ bảo vệ được sản xuất trong nước.

Bên cạnh đó, cần bổ sung thêm một số chỉ tiêu liên quan đến an toàn vệ sinh thực phẩm, chẳng hạn như đưa chỉ tiêu Salmonella chỉ tiêu E.coli vào sản phẩm thịt nhập khẩu.

Mặc dù hiện nay, một số doanh nghiệp phản đối kiến nghị này, tuy nhiên, ông Sơn cho rằng, đây là việc buộc phải làm bởi vì đây là chỉ tiêu liên quan an toàn thực phẩm. Đồng thời, rà soát bổ sung thêm một số quy định chặt chẽ hơn, từ đó, tạo hàng rào kỹ thuật đối với các sản phẩm chăn nuôi.

Đối với nhập lậu, ông Nguyễn Thanh Sơn cho hay, năm ngoái Hiệp hội Chăn nuôi gia cầm cùng các lực lượng chức năng vào cuộc quyết liệt nên đã kiểm soát khá tốt việc nhập lậu gia cầm từ biên giới phía Bắc, từ đó tạo điều kiện cho chăn nuôi trong nước.

Tuy nhiên, nhập khẩu gà lậu, đặc biệt là gà đẻ loại thải ở biên giới phía Nam vẫn diễn ra. Theo con số cập nhật ước tính hiện nay, mỗi tuần chúng ta nhập lậu khoảng 60.000 con gà đẻ thải loại từ biên giới Việt Lào, tương đương 240 tấn/tuần và 720 tấn/tháng, trong đó, nhiều gà có nguồn gốc Thái Lan. Con số này là khá lớn.

Theo ông Nguyễn Thanh Sơn, một số doanh nghiệp được nhập khẩu chính thức do họ nuôi gà ở Thái Lan sau đó nhập khẩu về Việt Nam, nhưng cũng có một số doanh nghiệp trà trộn gà đẻ thải loại và nhập khẩu vào Việt Nam qua biên giới.

Do đó, cuộc chiến chống buôn lậu cần phải làm liên tuc. Cần tổ chức chiến dịch kiểm tra, kiểm soát nhập khẩu tiểu ngạch và cả chính ngạch ở miền Trung và phía Nam.

Lo ngại Việt Nam sẽ trở thành nước siêu nhập khẩu các sản phẩm chăn nuôi

Tình hình sản xuất và thương mại chăn nuôi trong nước thời gian qua và hiện nay đang phải đối mặt rất nhiều thách thức, khó khăn. Trong đó, việc nhập khẩu ồ ạt các sản phẩm chăn nuôi vào nước ta hiện nay đang là vấn đề hệ trọng, gây ra rất nhiều rủi ro, hệ lụy.

Theo đó, gây lan truyền dịch bệnh, nhất là những dịch bệnh nguy hiểm, trong đó có bệnh dịch tả lợn châu Phi, bệnh cúm gia cầm và viêm da nổi cục trên trâu bò. Bên cạnh đó, gây áp lực cạnh tranh không công bằng với các sản phẩm chăn nuôi trong nước. Gây rủi ro lớn về chất lượng và an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng. Làm mất cơ hội và động lực đầu tư của doanh nghiệp, người chăn nuôi trong nước và về lâu dài sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến vấn đề an ninh lương thực, thực phẩm quốc gia.

Để nâng cao sức cạnh tranh của ngành chăn nuôi trong nước, ông Nguyễn Xuân Dương - Chủ tịch Hội Chăn nuôi Việt Nam - cho rằng, bên cạnh việc bỏ công bố hợp quy đối với thuốc thú y và thức ăn chăn nuôi nhằm giúp giảm phát sinh những chi phí gia tăng đối với sản phẩm chăn nuôi, chúng ta cũng không nên áp dụng thuế giá trị gia tăng (VAT) đối với các sản phẩm nông nghiệp, trong đó có sản phẩm chăn nuôi ở giai đoạn sơ chế.

Bên cạnh đó, các cơ quan chức năng cũng cần có biện pháp kiểm soát sản phẩm chăn nuôi nhập khẩu, trong đó, với hàng chính ngạch thì cần gia tăng việc xây dựng hàng rào thương mại, việc không dễ nhưng buộc phải làm. Đây là việc tự vệ chính đáng để bảo vệ sản xuất trong nước.

“Tiêu chuẩn của Mỹ về thời hạn sử dụng thịt đông lạnh chỉ 4 – 5 tháng, còn chúng ta nhập khẩu về để bao nhiêu tháng trong kho?”, ông Nguyễn Xuân Dương đặt vấn đề.

Ông Nguyễn Xuân Dương cũng kiến nghị, cần cấm nhập khẩu tiểu ngạch. “Chúng ta không thiếu thực phẩm, sản xuất trong nước đã đủ. Trong bối cảnh ngành chăn nuôi tăng trưởng từ 3 - 5%, trong khi đó dân số không tăng thì thực phẩm không sợ thiếu”, ông Nguyễn Xuân Dương nhấn mạnh và cho hay, đây là những nút thắt cần tháo gỡ về cả trước mắt và lâu dài, nếu không Việt Nam sẽ trở thành nước siêu nhập khẩu các sản phẩm chăn nuôi.

Nguyễn Hạnh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Người tiêu dùng

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Nhiều mặt hàng nông sản xuất khẩu sang Ả rập Xê út tăng trưởng 2 con số

Nhiều mặt hàng nông sản xuất khẩu sang Ả rập Xê út tăng trưởng 2 con số

9 tháng năm 2024, nhiều mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực sang Ả rập Xê út tăng trưởng mạnh, trong đó, rau quả, gạo, hồ tiêu ghi nhận tăng trưởng 2 con số.
Việt Nam chi hơn 1,54 tỷ USD nhập khẩu khí đốt hóa lỏng trong 9 tháng năm 2024

Việt Nam chi hơn 1,54 tỷ USD nhập khẩu khí đốt hóa lỏng trong 9 tháng năm 2024

9 tháng năm 2024, Việt Nam nhập khẩu gần 2,39 triệu tấn khí đốt hóa lỏng, trị giá trên 1,54 tỷ USD, tăng 24,73% về lượng, tăng 33,79% về kim ngạch so cùng kỳ.
Bộ Tài chính triển khai đề án thí điểm xây dựng cửa khẩu thông minh

Bộ Tài chính triển khai đề án thí điểm xây dựng cửa khẩu thông minh

Bộ Tài chính triển khai Đề án thí điểm xây dựng cửa khẩu thông minh thuộc cặp cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị (Việt Nam) – Hữu Nghị Quan (Trung Quốc).
Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân làm Tổ trưởng Tổ công tác về xuất xứ hàng hóa của Bộ Công Thương

Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân làm Tổ trưởng Tổ công tác về xuất xứ hàng hóa của Bộ Công Thương

Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân làm Tổ trưởng Tổ công tác về xuất xứ hàng hóa của Bộ Công Thương, theo Quyết định số 2836 QĐ-BCT của Bộ Công Thương.
Lý do cá ngừ Việt Nam giảm khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới?

Lý do cá ngừ Việt Nam giảm khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới?

Không chỉ gặp khó do mức thuế suất cao khi xuất khẩu sang thị trường EU, cá ngừ Việt Nam còn đối mặt với tình trạng thiếu nguyên liệu cho sản xuất và xuất khẩu.

Tin cùng chuyên mục

Kim ngạch xuất khẩu ớt của Việt Nam tăng gần 32%

Kim ngạch xuất khẩu ớt của Việt Nam tăng gần 32%

9 tháng năm 2024, Việt Nam xuất khẩu được 9.274 tấn ớt, tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 22,2 triệu USD, tăng 5,3% về lượng và tăng 31,8% về kim ngạch so cùng kỳ.
Xuất khẩu cá tra sang thị trường Iraq ghi nhận tăng trưởng dương

Xuất khẩu cá tra sang thị trường Iraq ghi nhận tăng trưởng dương

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu cá tra sang Iraq liên tục ghi nhận tăng trưởng trong 9 tháng đầu năm nay.
Thương mại Việt Nam – UAE: Kỳ vọng vượt mốc 5 tỷ USD

Thương mại Việt Nam – UAE: Kỳ vọng vượt mốc 5 tỷ USD

Nhờ 'lực đẩy' từ Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện Việt Nam - UAE (CEPA) vừa được ký kết, thương mại Việt Nam – UAE kỳ vọng sớm vượt mốc 5 tỷ USD.
Xuất khẩu cau của Việt Nam tăng mạnh 1.240%

Xuất khẩu cau của Việt Nam tăng mạnh 1.240%

Theo báo cáo của Hiệp hội Rau quả Việt Nam, tháng 8/2024, xuất khẩu cau của Việt Nam đạt 9,28 triệu USD, tăng 1.240% so với cùng kỳ năm 2023.
Không có gạo Việt Nam trong số gạo bị tạm giữ tại Thuỵ Điển do nghi ngờ gian lận chất lượng

Không có gạo Việt Nam trong số gạo bị tạm giữ tại Thuỵ Điển do nghi ngờ gian lận chất lượng

Thương vụ Việt Nam tại Thuỵ Điển thông tin, không có gạo Việt Nam trong số gạo bị cơ quan chức năng Thuỵ Điển tạm giữ do nghi ngờ gian lận chất lượng.
Doanh nghiệp Việt kiều làm

Doanh nghiệp Việt kiều làm 'cầu nối' đưa hàng Việt Nam ra thế giới

Thời gian qua, các doanh nghiệp do Việt kiều làm chủ đã hỗ trợ rất tích cực cho Thương vụ Việt Nam tại nước ngoài đưa hàng Việt Nam ra thế giới.
Hàng trăm tấn gạo bị tạm giữ tại Thuỵ Điển do nghi ngờ gian lận chất lượng

Hàng trăm tấn gạo bị tạm giữ tại Thuỵ Điển do nghi ngờ gian lận chất lượng

Thông tin từ Thương vụ Việt Nam tại Thuỵ Điển, hàng trăm tấn gạo vừa bị tạm giữ tại Thụy Điển sau cuộc điều tra diện rộng về nghi ngờ gian lận chất lượng.
Nhập khẩu hàng hóa có chiều hướng giảm nhẹ trong nửa đầu tháng 10

Nhập khẩu hàng hóa có chiều hướng giảm nhẹ trong nửa đầu tháng 10

Trong kỳ 1 tháng 10 (1-15/10), nhập khẩu hàng hóa đạt 15,78 tỷ USD, giảm 5,8% so với kết quả thực hiện trong nửa cuối tháng 9/2024.
Xuất khẩu nông lâm thủy sản năm 2024 có thể vượt 60 tỷ USD

Xuất khẩu nông lâm thủy sản năm 2024 có thể vượt 60 tỷ USD

Với tốc độ tăng trưởng hiện nay, xuất khẩu nông lâm thủy sản năm 2024 có thể đạt 60 đến 61 tỷ USD.
Infographic | Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ 9 tháng sát mốc 100 tỷ USD

Infographic | Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ 9 tháng sát mốc 100 tỷ USD

Trong 9 tháng, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Hoa Kỳ đạt 99,12 tỷ USD. Có thể khẳng định năm 2024, thương mại giữa 2 nước sẽ vượt mốc 100 tỷ USD.
9 tháng năm 2024, xuất khẩu chè sang thị trường Trung Quốc tăng hơn 2 lần

9 tháng năm 2024, xuất khẩu chè sang thị trường Trung Quốc tăng hơn 2 lần

Xuất khẩu chè sang thị trường Trung Quốc tăng mạnh 245,6% về lượng và tăng 108,8% về trị giá so với cùng kỳ năm 2023.
Xuất khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt 55,29 tỷ USD

Xuất khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt 55,29 tỷ USD

Tính đến hết ngày 15/10, xuất khẩu nhóm hàng máy tính điện tử và linh kiện của Việt Nam đạt 55,29 tỷ USD, tương ứng tăng 26,72% so với cùng kỳ năm ngoái.
Chuyên gia Vũ Vinh Phú: Thành tích xuất nhập khẩu có đóng góp lớn của Bộ Công Thương

Chuyên gia Vũ Vinh Phú: Thành tích xuất nhập khẩu có đóng góp lớn của Bộ Công Thương

Chuyên gia Vũ Vinh Phú cho rằng, các thành tích xuất nhập khẩu thời gian qua có đóng góp lớn của Bộ Công Thương.
Bến Tre: Xuất khẩu chính ngạch dừa tươi sang thị trường Trung Quốc

Bến Tre: Xuất khẩu chính ngạch dừa tươi sang thị trường Trung Quốc

Ngày 25/10, tại Bến Tre đã diễn ra Lễ công bố xuất khẩu chính ngạch dừa tươi Bến Tre sang thị trường Trung Quốc.
Xuất khẩu cá tra sang thị trường Trung Quốc giảm tháng thứ 3 kể từ đầu năm 2024

Xuất khẩu cá tra sang thị trường Trung Quốc giảm tháng thứ 3 kể từ đầu năm 2024

Tháng 9/2024, xuất khẩu cá tra sang Trung Quốc giảm 16% so với cùng kỳ năm 2023. Đây cũng là tháng thứ 3 kể từ đầu năm nay chứng kiến sự sụt giảm này.
Xuất khẩu hàng hóa 9 tháng 2024, Hoa Kỳ là thị trường có mức tăng mạnh nhất

Xuất khẩu hàng hóa 9 tháng 2024, Hoa Kỳ là thị trường có mức tăng mạnh nhất

9 tháng/2024, có 8 thị trường, khu vực thị trường xuất khẩu tăng trên 1 tỷ USD so với cùng kỳ năm trước, trong đó, Hoa Kỳ là thị trường có mức tăng mạnh nhất.
9 tháng năm 2024, Việt Nam thu về gần 42 tỷ USD từ xuất khẩu điện thoại và linh kiện

9 tháng năm 2024, Việt Nam thu về gần 42 tỷ USD từ xuất khẩu điện thoại và linh kiện

9 tháng năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng điện thoại và linh kiện các loại của cả nước đạt trên 41,89 tỷ USD, tăng 7,2% so với cùng kỳ năm 2023.
Thúc đẩy thương mại biên giới, tăng cường quan hệ thương mại Việt Nam - Lào

Thúc đẩy thương mại biên giới, tăng cường quan hệ thương mại Việt Nam - Lào

Thúc đẩy thương mại biên giới là một trong những giải pháp quan trọng nhằm gia tăng thương mại hai chiều Việt Nam – Lào.
Tiền Giang xuất khẩu lô dừa tươi đầu tiên sang Trung Quốc

Tiền Giang xuất khẩu lô dừa tươi đầu tiên sang Trung Quốc

Sở Công Thương Tiền Giang phối hợp với Công ty Fadoi Export tổ chức “Lễ khởi hành chuyến xe đầu tiên vận chuyển dừa tươi Tiền Giang xuất khẩu sang Trung Quốc”.
Bộ Công Thương: Kết nối giao thương doanh nghiệp Việt Nam và Ả Rập

Bộ Công Thương: Kết nối giao thương doanh nghiệp Việt Nam và Ả Rập

Sáng 24/10, tại Hà Nội, Bộ Công Thương phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức Hội thảo giao thương giữa đoàn doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp Ả Rập.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động