Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Chủ nhật 24/11/2024 18:35

Loạn với sách tham khảo, sách bài tập

Nhiều phụ huynh đang lúng túng với các loại sách tham khảo, sách bài tập khi phải chi thêm tiền mua sách cho con nhưng có khi lại… không dùng đến gây lãng phí.

26 đầu sách/môn học

Theo chân chị Lê Bình - ở thành phố Vinh, tỉnh nghệ An đi mua sách tham khảo cho con chuẩn bị vào lớp 1, chúng tôi đến một nhà sách trên đường Lê Hồng Phong. Tại đây, chúng tôi thực sự hoa mắt với các đầu sách tham khảo dành cho phụ huynh và học sinh tất cả các cấp học.

Quá nhiều sách tham khảo trên thị trường khiến phụ huynh và học sinh hoa mắt .

Chỉ riêng môn tiếng Việt lớp 1, chị Bình đếm có trên 26 đầu sách tham khảo với nhiều tên gọi khác nhau: Bồi dưỡng tiếng Việt, Tiếng Việt cơ bản, Tiếng Việt nâng cao, Thực hành tiếng Việt 1, Em luyện viết đúng, Viết đẹp lớp 1, Em học tốt tiếng Việt 1, Vui học tiếng Việt 1, Bài tập bổ trợ và nâng cao tiếng Việt 1, Học và thực hành tốt tiếng Việt 1, Chắp cánh cùng bé tập đánh vần tiếng Việt, 60 đề kiểm tra và đề thi tiếng Việt 1, Ôn luyện tiếng việt...

Với môn Toán lớp 1, tuy các đầu sách tham khảo có ít hơn nhưng chúng tôi đếm sơ sơ cũng có đến gần 20 đầu sách với nhiều tên gọi khác nhau: Năng lực tự học Toán 1, Bài tập phát triển năng lực học sinh (nhiều tập), Phát triển tư duy học Toán 1, Tuyển chọn 400 bài tập Toán 1, 500 bài toán cơ bản và nâng cao, Nâng cao và phát triển Toán 1, Toán nâng cao lớp 1, Bồi dưỡng năng lực tự học Toán 1, Em học Toán 1, kiểm tra, đánh giá năng lực học sinh lớp 1...

Trong khi đó, anh Nguyễn Văn Sơn - phụ huynh có con học lớp 5 ở phường Lê Mao, thành phố Vinh cho biết, bộ sách giáo khoa của con năm nay cũng được cô giáo chủ nhiệm giới thiệu hết 1.073.000 đồng.

Trong số này, nhà trường không ghi rõ danh mục từng cuốn sách mà chỉ ghi chung là sách giáo khoa cơ bản (27 quyển) với mua đồ dùng học tập, môn kỹ thuật và vở có dán logo của nhà trường.

Kết thúc năm học nhưng rất nhiều sách bài tập mà các trường tiểu học bán kèm theo sách giáo khoa, học sinh cũng không dùng tới

Khi đặt sách, giáo viên chủ nhiệm có viết “đặt sách tại trường tránh tình trạng sách thừa, thiếu, sách không đảm bảo chất lượng” nhưng nhìn vào tờ giấy đăng ký phụ huynh không biết chọn cuốn nào và đâu là sách học, đâu là sách tham khảo.

Nói thật, có nhiều cuốn sách nếu con học khá thì mình có thể yêu cầu cháu làm thêm. Còn ngược lại, mua xong rồi lại để đấy, cuối năm đi bán giấy vụn. Tôi cũng thấy giá sách tham khảo so với sách giáo khoa là quá đắt. Nếu nhìn vào biểu giá và số lượng sách đã thấy đắt gấp 3 rồi. Ngoài ra, có nhiều cuốn sách trong danh mục cần phải mua nhưng thực tế hầu như không sử dụng như vở bài tập khoa học, vở bài tập tin học, hướng dẫn học tin học…", anh Sơn chia sẻ.

Có thể thấy, việc chọn sách cho con qua kênh của trường đang khiến nhiều phụ huynh lúng túng thì việc mua sách ở ngoài thị trường lại càng khó khăn gấp nhiều lần giữa một “rừng” sách tham khảo và cuốn nào cũng được giới thiệu là “quan trọng và cần thiết”.

Mua mà không hề sử dụng

Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, sách bài tập được xem là một dạng sách tham khảo có thể dùng song song với sách giáo khoa nhưng các trường không bắt buộc phụ huynh phải mua.

Tuy nhiên, trên thực tế, chị Bích Hà - phụ huynh ở phường Vinh Tân, thành phố Vinh chia sẻ: Năm nay chị có con lên lớp 4, để đăng ký sách vở năm học tới cho con với nhà trường chị trả với số tiền 1.129.000 đồng cho toàn bộ sách giáo khoa gồm 27 quyển và 20 quyển vở. Trong số này, nhà trường bán cả bộ sách giáo khoa và sách bài tập chung. "Chúng tôi cứ mua đủ bộ chứ không biết phân biệt cái nào là sách giáo khoa, cái nào là sách tham khảo...".

Sách tham khảo cấp tiểu học bày bán tại một nhà sách ở TP.Vinh, tỉnh Nghệ An

"Trong số sách này, riêng môn Toán đã có tới 10 cuốn và môn Tiếng Việt có tới 8 cuốn. Với môn Toán, ngoài vở bài tập Toán còn có cuốn Bài tập cuối tuần, Thực hành toán, Vở bài tập toán nâng cao và 36 đề ôn luyện toán lớp 4. Tương tự với môn Tiếng Việt, ngoài Vở bài tập, Vở thực hành còn có cuốn Những bài làm văn mẫu, Giúp em học tốt Tiếng Việt, Em tự ôn luyện Tiếng Việt…", chị Bích Hà nói.

Theo chị Bích Hà: "Việc dùng sách của học sinh như hiện nay rất lãng phí. Bởi cuối năm nào thu dọn sách vở cho con cũng thấy rất nhiều sách bài tập mà các trường tiểu học bán kèm theo sách giáo khoa học sinh không dùng tới".

Thầy Phan Hoàng Thạch - giáo viên Trường trung học phổ thông Bắc Yên Thành, huyện Yên Thành cho hay, “không chỉ phụ huynh, học sinh mà ngay cả giáo viên cũng bị ngợp trước quá nhiều sách tham khảo. Trước đây khi tìm sách tham khảo cho môn Toán chúng tôi thường tìm những tác giả quen thuộc và những nhà xuất bản có uy tín. Nhưng hiện tại, khi việc thi toán đã chuyển từ hình thức tự luận sang hình thức trắc nghiệm thì có thêm rất nhiều bộ sách mới. Tôi thấy sách tham khảo hiện nay nhiều nhưng na ná nhau. Tác giả viết sách không có dấu ấn riêng mà chủ yếu là tổng hợp các đề thi và đưa ra đáp án. Học sinh không học được nhiều ở những cuốn sách tham khảo này…”.

Trao đổi với chúng tôi, hiệu trưởng một trường tiểu học ở thành phố Vinh cho rằng: “Chương trình hiện tại của bậc tiểu học đã quá nặng, đang quá tải, cần phải giảm tải. Một số bài trong sách giáo khoa còn phải bỏ bớt thì nhà trường không nên đưa thêm sách tham khảo cho học sinh học nữa”. Theo vị hiệu trưởng này, sách tham khảo cần cho giáo viên hơn là học sinh. Bởi giáo viên cần đọc nhiều, hiểu nhiều để có thêm kiến thức ra bài tập cho học sinh.

Để chấn chỉnh tình trạng “lạm dụng” sách tham khảo, trong những năm qua, Sở giáo dục và Đào tạo Nghệ Ancũng có văn bản yêu cầu các nhà trường không được ép phụ huynh mua sách tham khảo hoặc không được đưa sách tham khảo vào danh mục sách giáo khoa. Dẫu vậy, để quản lý được triệt để vấn đề này còn nhiều khó khăn và trên thực tế vẫn xảy ra tình trạng “đến hẹn lại lên” khi sách tham khảo vẫn “len lỏi” trong danh mục sách của nhiều nhà trường.

Hoàng Trinh

Tin cùng chuyên mục

Chiêm ngưỡng những thiết kế thời trang tái chế độc đáo của học sinh dân tộc thiểu số ở Gia Lai

Trường Đại học Công Thương TP. Hồ Chí Minh: Xây dựng môi trường học tập hiện đại, phù hợp thực tế

Trường Đại học Kinh tế- Kỹ thuật Công nghiệp: Nhiều giải pháp đổi mới trong đào tạo

Bắc Giang: Quyết liệt nhiều giải pháp đột phá nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện

Nhiều tập thể, cá nhân Trường Đại học Công Thương TP. Hồ Chí Minh được Bộ trưởng Bộ Công Thương khen thưởng

Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội: Sẵn sàng đào tạo nhân lực cho ngành công nghiệp bán dẫn

Trường Đại học Điện lực: Cầu nối giữa giảng dạy, nghiên cứu và thực tiễn sản xuất

Lạng Sơn: Chú trọng giải pháp căn cơ để giảm nghèo bền vững

Gần 4.000 học sinh Trường Tiểu học Đoàn Thị Điểm toả sáng trong đêm hội Hoa Tháng Năm

Cơ sở đào tạo ngành Công Thương: Tăng cường chuyển đổi số, đổi mới tư duy trong đào tạo

Hà Tĩnh: ‘Thầy giáo Tây’ dạy tiếng anh miễn phí cho trẻ nhỏ, mê cắt cỏ làm đẹp môi trường

Việt Nam có tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội ở mức cao trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương

LS Electric Việt Nam tài trợ trang thiết bị cho Trường Đại học Công nghiệp TP. Hồ Chí Minh

Cô giáo mang tuổi xuân 'gieo chữ' nơi sóng nước biển Đông

Ký thỏa thuận đồng hành chương trình từ thiện 'Cùng em đến trường'

Trường Đại học Điện lực: Phát huy tinh thần sáng tạo của sinh viên qua nghiên cứu khoa học

Cô giáo 20 năm 'trồng người' nơi sóng nước cực Nam Tổ quốc

Đà Nẵng: Lan tỏa mô hình ''Cổng trường bình yên''

Trường THPT Thượng Cát nhận bằng khen của Bộ Giáo dục và Đào tạo nhân kỷ niệm 20 năm thành lập

Lễ trao tặng danh hiệu 'Nhà giáo nhân dân, Nhà giáo ưu tú': Tôn vinh những 'người gieo chữ'