Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Thứ hai 04/11/2024 18:10

Logistics và cảng biển: Tầm nhìn lợi thế hội nhập quốc gia

Diễn đàn Logistics và Dịch vụ cảng biển Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế vừa khai mạc ngày 30/3 tại Bà Rịa- Vũng Tàu đã đưa ra những gợi ý định hướng phát triển lĩnh vực logistics và dịch vụ cảng biển - vốn mang tính cạnh tranh cao ở nước ta.

Với nhiều cảng nước sâu, Việt Nam có lợi thế về dịch vụ logistic.

 -  Logistics gắn với lợi thế hội nhập

Diễn đàn có sự tham gia của đại diện nhiều tổ chức quốc tế tại Việt Nam và khoảng 400 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực logistics và dịch vụ cảng biển, các nhà đầu tư nước ngoài, quỹ đầu tư tài chính; được phối hợp bởi UBND tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu và Ủy ban Quốc gia về Hợp tác kinh tế quốc tế. Đây là hoạt động trong khuôn khổ các chương trình hội nhập kinh tế quốc tế giai đoạn 2011- 2015.

Các bài tham luận tại diễn đàn đều đưa ra nhận định: Logistics có tầm quan trọng tới năng lực cạnh tranh của cả nền kinh tế, đảm bảo vận hành sản xuất, kinh doanh, tiết giảm chi phí, nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ trong cả khu vực sản xuất và dịch vụ. Hiện tại, chi phí logistics tại Việt Nam khá cao, cơ sở hạ tầng yếu và thiếu đồng bộ, nhân lực chưa được đào tạo bài bản đã làm giảm khả năng cạnh tranh của hàng hóa, dịch vụ của các doanh nghiệp Việt Nam. Nhiều chuyên gia đã đưa ra đánh giá đa chiều về cơ hội và thách thức trong việc triển khai thực hiện các cam kết hội nhập kinh tế quốc tế liên quan đến dịch vụ logistics, hậu cần thương mại, dịch vụ cảng biển ở Việt Nam nói chung và tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu nói riêng. Đặc biệt, các chuyên gia đến từ Singapore, Đức, Anh thuyết trình nhiều kinh nghiệm thành công trên thế giới, đưa ra các khuyến nghị giải pháp cụ thể cho Việt Nam định hướng đúng trong chiến lược phát triển logistics bền vững và cạnh tranh cao.

Tổng Thư ký Ủy ban Quốc gia về Hợp tác kinh tế quốc tế, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Cẩm Tú - nhấn mạnh: “Tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế đòi hỏi Việt Nam phải chủ động phát huy tối đa những lợi thế trong phân công lao động và hợp tác quốc tế để nâng cao khả năng cạnh tranh, đồng thời, khắc phục những tác động bất lợi có thể phải đối mặt trong quá trình hội nhập. Logistics và cảng biển là thế mạnh Việt Nam cần đẩy mạnh khai thác”.

Theo ông Jan Tomczyk - Viện sĩ Viện Vận tải và giao nhận Anh - các công ty logistics và hậu cần cảng trong nước cần trở thành bộ phận của chuỗi cung ứng toàn cầu, qua đó thúc đẩy xuất khẩu của Việt Nam. Theo tính toán, chi phí vận tải tăng 10% sẽ làm giảm thương mại 20% và dịch vụ cảng kém hiệu quả làm giảm 0,47% GDP.

Bà Rịa – Vũng Tàu: Đô thị cảng trong tương lai gần

Theo ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, kinh tế cảng là lĩnh vực chủ đạo của Bà Rịa - Vũng Tàu, với mục tiêu xây dựng đô thị cảng trung tâm của cả nước, trở thành mũi nhọn đủ sức và đủ tầm tạo đột phá phát triển cho tỉnh này nói riêng và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam nói chung.

Đánh giá tầm quan trọng của hệ thống cảng biển tại Bà Rịa – Vũng Tàu, chuyên gia Võ Đại Lược - cho biết: “Hệ thống cảng ở đây có tầm quan trọng bậc nhất Việt Nam, tiếp cận với đường hàng hải quốc tế và là cửa ngõ quan trọng cho 14 khu công nghiệp với một loạt nhà máy điện, thép lớn”. Ông Trần Minh Sanh - Chủ tịch UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu - khẳng định: “Phát triển logistics và dịch vụ cảng biển là điều kiện để tỉnh trở thành một đô thị cảng trong tương lai”.

Tại diễn đàn, những khuyến nghị cụ thể về hệ thống logistics và cảng biển ở Bà Rịa – Vũng Tàu đã được đặt ra. Trong đó, nhiều bài tham luận đề cập: Cơ sở hạ tầng chỉ là điều kiện “cứng”. Để phát triển, Bà Rịa - Vũng Tàu cần có nguồn nhân lực mạnh. TS Mai Xuân Thiệu - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Logistics - nói: “Tỉnh cần có chiến lược dài hạn phát triển nguồn nhân lực trẻ, tập trung vào đội ngũ quản trị chuỗi logistics hiện đại”.

Tầm vóc của đô thị cảng Bà Rịa – Vũng Tàu không chỉ giới hạn trong lãnh thổ Việt Nam mà còn có thể đóng vai trò trong hệ thống dịch vụ khu vực. Ông Nguyễn Xuân Kỳ hé lộ thông tin: “Trên thực tế, hàng từ Campuchia và sắp tới từ Laem Chabang (Thái Lan) được các hãng tàu đưa về sẽ trung chuyển ở Cái Mép”. Minh chứng gần đây nhất là CMIT vừa đón tàu CMA Columbia 128 ngàn tấn DWT đi tuyến châu Âu. Đây là tàu container lớn nhất từng cập cảng Việt Nam.

Ông Aloysius Lim - chuyên gia tư vấn vận tải và logistics Singapore – nêu ý kiến, để trở thành trung tâm dịch vụ cảng, Bà Rịa - Vũng Tàu nên có chính sách ưu đãi cho các công ty logistics và vận tải biển, nhất là các hãng quốc tế có mạng lưới toàn cầu, có kết quả kinh doanh tốt, có kế hoạch kinh doanh rõ ràng và cam kết mở rộng hoạt động.

Để phát triển dịch vụ cảng và logistics, Bà Rịa - Vũng Tàu đã dành riêng quỹ đất khoảng 800 ha tại khu vực Cái Mép hạ, đồng thời quy hoạch 26 dự án cảng thủy nội địa, dịch vụ kho bãi… với tổng diện tích đất gần 1.100 ha. Tính chung, tổng diện tích đất tỉnh quy hoạch dành cho phát triển dịch vụ logistics khoảng 2.000 ha và có thể mở rộng trong tương lai. Ông Nguyễn Xuân Kỳ - Phó Tổng giám đốc - Công ty Cảng quốc tế Cái Mép (CMIT) cho rằng, để cạnh tranh trong khu vực, Bà Rịa - Vũng Tàu không chỉ quy hoạch cho chính mình mà phải so sánh với đối thủ.

Song song với phát triển các khu công nghiệp, cảng biển, để tạo cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ cho tuyến hành lang kinh tế dọc Quốc lộ 51, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu cũng đã quy hoạch phát triển hệ thống các đô thị như: TP.Vũng Tàu là trung tâm du lịch, dịch vụ hàng hải, phát triển cảng và khai thác dịch vụ dầu khí của cả nước. Đô thị Phú Mỹ (huyện Tân Thành) sẽ được xây dựng với tính chất chủ yếu là đô thị công nghiệp - cảng biển, trung tâm kinh tế quan trọng của Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và của tỉnh… Hệ thống các đô thị kết nối với nhau trong một không gian kinh tế thống nhất, kết hợp với những đô thị của các địa phương khác trong vùng, tạo thành tuyến hành lang kinh tế công nghiệp - cảng biển đồng bộ.

Với quy hoạch và định hướng phát triển như trên, Bà Rịa - Vũng Tàu đang từng bước xây dựng và phát triển, hướng tới mục tiêu trở thành đô thị cảng trong tương lai gần.

Doanh Chính

baocongthuong.com.vn

Tin cùng chuyên mục

Ông Đặng Phúc Nguyên: Xuất khẩu rau quả có thể sớm đạt 10 tỷ USD

Nhập khẩu đậu tương từ Campuchia tăng gần 8 lần

Thuế xuất nhập khẩu phân bón, thuốc lá thay đổi ra sao từ 16/12/2024?

Brazil, Indonesia và Campuchia là 3 nguồn cung hồ tiêu chính của Việt Nam

Việt Nam giữ vững 'ngôi vương' xuất khẩu gạo vào thị trường Philippines

Long An: 10 tháng, kim ngạch xuất nhập khẩu ước đạt 10,6 tỷ USD

Tháng 10, xuất khẩu thủy sản Việt Nam trở lại mốc 1 tỷ USD

Bộ Công Thương sắp tổ chức Diễn đàn Logistics Việt Nam 2024

Xuất khẩu nông sản: Gạo, cà phê, rau quả đón kỷ lục mới

Ông Nguyễn Quang Hiếu thông tin về việc nho sữa Trung Quốc có dư lượng thuốc sâu vượt ngưỡng cho phép

Đầu tư vào công nghệ xanh để xuất khẩu: Không thể chậm trễ

Indonesia là thị trường nhập khẩu quế lớn nhất của Việt Nam

Xuất khẩu gỗ và lâm sản: Vì sao vẫn đối diện với bài toán thiếu bền vững?

Châu Á tiếp tục là thị trường xuất khẩu lớn nhất của nông - lâm - thủy sản Việt Nam

​​​​Ngành logistics Việt Nam còn nhiều tiềm năng phát triển mạnh mẽ

Nhiều mặt hàng nông sản xuất khẩu sang Ả rập Xê út tăng trưởng 2 con số

Việt Nam chi hơn 1,54 tỷ USD nhập khẩu khí đốt hóa lỏng trong 9 tháng năm 2024

Bộ Tài chính triển khai đề án thí điểm xây dựng cửa khẩu thông minh

Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân làm Tổ trưởng Tổ công tác về xuất xứ hàng hóa của Bộ Công Thương

Lý do cá ngừ Việt Nam giảm khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới?