Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Longform
29/05/2023 06:00
Longform | Bài 2: Cương quyết đấu tranh, xử lý các vi phạm trên thương mại điện tử

29/05/2023 06:00

Đề án về chống hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử đến năm 2025 càng khẳng định sự quyết tâm của Chính phủ trong công tác này.
Longform | Bài 2: Cương quyết đấu tranh, xử lý các vi phạm trên thương mại điện tử

Đề án về chống hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử đến năm 2025 càng khẳng định sự quyết tâm của Chính phủ trong công tác phòng, chống hàng giả, buôn lậu, gian lận thương mại, nhất là trên môi trường thương mại điện tử.

------

Những “kẽ hở” từ thương mại điện tử

Có thể nói, trong bối cảnh hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng tiếp tục diễn biến phức tạp, việc Chính phủ ban hành Quyết định số 319/QĐ-TTg Phê duyệt Đề án về chống hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử đến năm 2025 tiếp tục là chỉ đạo cương quyết, mạnh mẽ đối với tệ nạn này.

Thời gian qua, lực lượng chức năng, mà tiên phong là đội ngũ Quản lý thị trường cả nước, Ban Chỉ đạo 389 Trung ương và các tỉnh, Cảnh sát kinh tế…, luôn tích cực đấu tranh, ngăn chặn nhiều vụ việc lớn có vi phạm trên môi trường thương mại điện tử. Tính riêng những tháng đầu năm 2023, lực lượng Quản lý thị trường đã phát hiện, xử lý hàng trăm vụ vi phạm. Điển hình như, lực lượng Quản lý thị trường Lạng Sơn phát hiện, xử lý hàng nghìn sản phẩm thức ăn chăn nuôi dành cho chó, mèo nhập lậu được chào bán qua mạng xã hội Facebook.

Hay Cục Quản lý thị trường tỉnh Đắk Lắk vừa ban hành Quyết định xử phạt hành chính đối với ông Lâm Minh Thức có địa chỉ tại phường Thắng Lợi, thành phố Buôn Ma Thuột về hành vi “Trưng bày để bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu”. Cụ thể, hộ kinh doanh này trưng bày bán hàng hóa là giày thể thao gắn nhãn hiệu NIKE và hình (được bảo hộ dùng cho mặt hàng giày dép, theo bản sao của Đăng bạ nhãn hiệu hàng hóa quốc gia số 3440 tại Công văn số 2771/SHTT-SCVB của Cục Sở Hữu trí tuệ ngày 06/4/2021) mà không được sự cho phép của chủ sở hữu nhãn hiệu, vi phạm quy định tại Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật sở hữu trí tuệ năm 2009.

Longform | Bài 2: Cương quyết đấu tranh, xử lý các vi phạm trên thương mại điện tử

Ông Trần Hữu Linh – Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường cho biết, một trong những nguyên nhân dẫn đến thực trạng này xuất phát từ việc môi trường để hàng giả đưa vào lưu thông càng ngày càng trở nên dễ dàng. Ví dụ, như kinh doanh công khai trên các mô hình kinh doanh online, sàn giao dịch thương mại điện tử, khiến lực lượng chức năng rất khó đối phó....

Đáng chú ý, hiện nay còn có tình trạng các đối tượng đăng thông tin hoặc livestream bán hàng ở một nơi nhưng kho ở một nơi hoặc thậm chí bán hàng qua các trung gian để kiếm lời hoặc chia kho ra ở rất nhiều các tỉnh, thành phố khác nhau. Do vậy, cơ quan chức năng khi đi kiểm tra, xử lý vi phạm hết sức khó khăn.

“Đặc biệt đối với hàng cấm, các đối tượng không bán một sản phẩm mà chia nhỏ sản phẩm ra để bán thành các bộ phận rồi cũng bằng cách thỏa thuận với nhau trên các nhóm kín, sau đó đưa bán trên các sàn để lợi dụng dịch vụ vận chuyển của sàn về giao hàng. Sau đó chúng lại xóa sản phẩm ấy đi rồi thu thập thông tin người dùng trái phép để lừa đảo chiếm đoạt tài sản, những xu hướng lợi dụng đặc thù của thương mại điện tử cũng có xu hướng gia tăng” – ông Trần Hữu Linh thông tin.

Longform | Bài 2: Cương quyết đấu tranh, xử lý các vi phạm trên thương mại điện tử

Báo cáo e-Conomy SEA 2022 của Google, Temasek và Bain & Company cũng cho rằng, sự tăng trưởng ấn tượng của nền kinh tế số Việt Nam trong những năm vừa qua có một phần không nhỏ đến từ sự bùng nổ của lĩnh vực thương mại điện tử khi thương mại điện tử chiếm tới hơn 60% giá trị nền kinh tế số Việt Nam. Đặc biệt, trong số 23 tỷ USD mà kinh tế số Việt Nam đạt được trong năm 2022 thì có tới 14 tỷ USD là từ thương mại điện tử, tăng 26% so với cùng kỳ. Đến năm 2025, nếu nền kinh tế số Việt Nam đạt 49 tỷ USD con số này ở lĩnh vực thương mại điện tử là 32 tỷ USD, chiếm tới hơn 65%.

Thông tin về vấn đề này, bà Nguyễn Thị Minh Huyền - Phó Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) cho biết, số liệu khảo sát của Cục tiến hành năm 2022 cũng cho thấy, doanh thu thương mại điện tử bán lẻ tại Việt Nam tăng trưởng 20% so với năm 2021, đạt 16,4 tỷ USD, chiếm 7,5% doanh thu bán lẻ hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng cả nước. Giá trị mua sắm trung bình của một người tiêu dùng trực tuyến đạt khoảng 288 USD.

Đặc biệt, theo Phó Cục trưởng Nguyễn Thị Minh Huyền, để hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ vẫn tồn tại trên môi trường thương mại điện tử là do một bộ phận người tiêu dùng vẫn ưu tiên mua hàng rẻ.

Longform | Bài 2: Cương quyết đấu tranh, xử lý các vi phạm trên thương mại điện tử

Chia sẻ về vấn đề này, ông Nguyễn Đức Lê - Phó Cục trưởng Cục Nghiệp vụ, Tổng cục Quản lý thị trường cho rằng, các hành vi kinh doanh, buôn bán hàng giả, hàng nhập lậu, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, hàng không rõ nguồn gốc ngày một phức tạp, tinh vi, diễn ra trực tiếp và thường xuyên hơn trên môi trường trực tuyến.

Song trong quá trình kiểm tra, kiểm soát và xử lý các hành vi vi phạm, lực lượng Quản lý thị trường cũng gặp nhiều thách thức, khó khăn. Đơn cử như các tổ chức, cá nhân có thể dễ dàng lập và sử dụng nhiều tài khoản riêng để thực hiện việc kinh doanh hàng hóa trên các nền tảng mạng xã hội như zalo, facebook, tiktok... Các hành động này gây khó khăn cho lực lượng trong công tác xác minh địa điểm, kho hàng...

Ngoài ra, hoạt động thương mại điện tử dựa trên hạ tầng về công nghệ, nên trong quá trình kiểm tra, các đối tượng ẩn đi, xóa đi chứng cứ rất nhanh gây khó khăn cho hoạt động thực thi công vụ.

Đối với các giao dịch trên mạng xã hội, việc chứng minh giao dịch thương mại là rất khó khăn, phức tạp. “Người mua - người bán trao đổi qua inbox cá nhân; hàng hóa vận chuyển qua dịch vụ vận chuyển, logistics hoặc qua đường bưu chính, thanh toán trực tuyến bằng tài khoản cá nhân” - Phó Cục trưởng Cục Nghiệp vụ Nguyễn Đức Lê chỉ rõ và cho biết, bên cạnh việc thực hiện các biện pháp nghiệp vụ để tìm nơi cất giấu hàng hóa, lực lượng Quản lý thị trường phải phối hợp tạo lập bằng chứng chứng minh hành vi vi phạm của đối tượng.

Longform | Bài 2: Cương quyết đấu tranh, xử lý các vi phạm trên thương mại điện tử

Thay đổi toàn diện phương thức kiểm tra, giám sát

Để nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, đặc biệt trên môi trường thương mai điện tử, thời gian qua, lực lượng Quản lý thị trường cả nước đã chủ động chia sẻ thông tin, phối hợp với các lực lượng chức năng tăng cường kiểm tra, kiểm soát, xử lý nhiều đối tượng vi phạm.

Riêng trong những tháng đầu năm 2023, lực lượng đã phối hợp kiểm tra, phát hiện gần 5.000 hành vi vi phạm liên quan đến hàng giả, hàng vi phạm về sở hữu trí tuệ và hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ. Xử phạt hành chính gần 46 tỷ đồng; trị giá hàng hóa tịch thu trên 29 tỷ đồng; trị giá hàng hóa áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả gần 18 tỷ đồng.

Thời gian tới, nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm về buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên môi trường thương mại điện tử, lực lượng Quản lý thị trường định hướng thay đổi toàn diện phương thức hoạt động kiểm tra, kiểm soát. Theo đó, lực lượng sẽ ưu tiên phòng ngừa, giám sát, tăng cường kiểm tra đột xuất, chuyên đề, hậu kiểm, tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật. Cùng với đó, tập trung xây dựng lực lượng Quản lý thị trường tinh nhuệ, chủ động, thống nhất, phản ứng nhanh, liên tục, thông suốt hiệu quả 24/7.

Đặc biệt, lực lượng sẽ xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý địa bàn tập trung; đưa các giải pháp về công nghệ áp dụng vào quá trình giám sát, phòng ngừa. Tập trung triển khai Đề án về chống hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử đến năm 2025.

Longform | Bài 2: Cương quyết đấu tranh, xử lý các vi phạm trên thương mại điện tử

Bà Nguyễn Thị Minh Huyền cho rằng, nhằm tăng cường công tác ngăn chặn chống hàng giả, thúc đẩy thương mại điện tử phát triển, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế sỗ tiếp tục nghiên cứu, rà soát, hoàn thiện hạ tầng chính sách pháp luật cho thương mại điện tử. Cùng với đó, tập trung phổ biến, hướng dẫn thương nhân, tổ chức, cá nhân liên quan các quy định pháp luật về thương mại điện tử, bao gồm Nghị định 85/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định số 52/2013/NĐ-CP và các Thông tư hướng dẫn, tăng cường kết nối, trao đổi thông tin, dữ liệu giữa các cơ quan quản lý nhà nước cũng như cơ quan quản lý nhà nước với doanh nghiệp.

Đồng thời, nâng cao trách nhiệm của các sàn thương mại điện tử, trang mạng xã hội trong việc sàng lọc, ngăn chặn, phòng ngừa đối với các tài khoản không cung cấp đầy đủ thông tin, các tài khoản có dấu hiệu kinh doanh hàng hóa vi phạm; Tập huấn, đào tạo cho các doanh nghiệp, chủ sở hữu các nhãn hiệu đã được bảo hộ nhằm tạo cơ chế thuận lợi trong việc giải quyết khiếu nại, thẩm tra, xác minh và giám định hàng hóa vi phạm. Tăng cường phối hợp, thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm giữa các cơ quan, lực lượng chức năng có liên quan.

Longform | Bài 2: Cương quyết đấu tranh, xử lý các vi phạm trên thương mại điện tử

Những mục tiêu, giải pháp cụ thể

Mặc dù quy định về kiểm tra, kiểm soát thương mại điện tử đã được Bộ Công Thương ban hành Thông tư 47/2014/TT-BCT quy định về quản lý website thương mại điện tử, song công tác triển khai trên thực tế còn gặp không ít khó khăn. Điều 63, Nghị định số 98/2020/NĐ-CP của Chính phủ còn quy định: hành vi lừa đảo khách hàng trên website thương mại điện tử hoặc ứng dụng di động có thể bị xử phạt từ 40 - 50 triệu đồng, đồng thời đình chỉ hoạt động thương mại điện tử từ 6 tháng đến 12 tháng đối với hành vi vi phạm.

Tuy nhiên, với sự ra đời của Đề án về chống hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử đến năm 2025, hy vọng tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức để các cấp, các ngành, người dân, doanh nghiệp tự giác chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước trong công tác chống hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng.

Bên cạnh đó, góp phần nâng cao hiệu quả bảo vệ người tiêu dùng trong hoạt động thương mại điện tử, tạo niềm tin trong hoạt động giao dịch, mua bán trực tuyến; quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp, khách hàng được bảo đảm. Đề án còn bảo đảm hoạt động thương mại điện tử minh bạch, lành mạnh, thúc đẩy phát triển thương mại điện tử theo hướng bền vững tại Việt Nam.

Đề án của Chính phủ mới ban hành, cho đến nay là văn bản hoàn thiện nhất về hệ thống chính sách, pháp luật về kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính, tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng sản phẩm, hàng hóa, nhãn hàng hóa trong hoạt động thương mại điện tử. Trong đó, nội dung có đề cập cả hệ thống tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng sản phẩm, hàng hóa; đẩy mạnh hoạt động triển khai áp dụng mã số, mã vạch và truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa.

Longform | Bài 2: Cương quyết đấu tranh, xử lý các vi phạm trên thương mại điện tử

Trong đề án, có nội dung mục tiêu phát triển hạ tầng, cải tiến công nghệ; xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về chống hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng để quản lý tập trung, xuyên suốt, đồng bộ phục vụ hiệu quả công tác chống hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng trong hoạt động thương mại điện tử. Với đề án này, đội ngũ cán bộ, công chức thực thi công vụ về chống hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng trong hoạt động thương mại điện tử sẽ được đào tạo, trang bị kiến thức về lĩnh vực này, có năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Hy vọng trong tương lai gần, các sàn giao dịch thương mại điện tử lớn sẽ ký cam kết không kinh doanh hàng giả; 100% các tổ chức, cá nhân kinh doanh trên sàn giao dịch lớn được tuyên truyền, phổ biến các quy định pháp luật đối với các hàng hóa do tổ chức, cá nhân kinh doanh. Bên cạnh đó, người tiêu dùng cũng sẽ được tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về bảo vệ quyền lợi của mình.

Trên cơ sở những mục tiêu đặt ra, Đề án đã đề ra 6 giải pháp nhằm hiện thực hóa gồm: hoàn thiện quy định pháp lý về thương mại điện tử; xây dựng cơ sở dữ liệu tập trung về chống hàng giả; phát triển hạ tầng, thiết bị bảo đảm an ninh an toàn thông tin; nâng cao năng lực chuyên môn, kỹ năng nghiệp vụ cho cán bộ, công chức trong hoạt động thực thi pháp luật; nâng cao hiệu quả trong công tác phối hợp, thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm giữa các cơ quan, lực lượng chức năng có liên quan; tuyên truyền, giáo dục, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của các chủ thể tham gia; hợp tác quốc tế về công tác chống hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng trong hoạt động thương mại điện tử.

Longform | Bài 2: Cương quyết đấu tranh, xử lý các vi phạm trên thương mại điện tử

*Bài dự thi Cuộc thi chính luận Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Thực hiện: Trang Anh

Quyết liệt giải pháp chống gian lận thương mại, hàng giả, hàng nhái trong thương mại điện tử Bước tiến mới trong đào tạo thương mại điện tử và kinh tế số

Trang Anh

Có thể bạn quan tâm

Cục Quản lý thị trường Cao Bằng trao kinh phí hỗ trợ hộ nghèo xây nhà mới

Cục Quản lý thị trường Cao Bằng trao kinh phí hỗ trợ hộ nghèo xây nhà mới

Hộ gia đình ông Nông Hồng Quân thuộc hộ nghèo xã Lương Can được Cục Quản lý thị trường Cao Bằng trao kinh phí hỗ trợ xây dựng một căn nhà mới.
Quản lý thị trường phía Nam đẩy mạnh kiểm tra việc kinh doanh xăng dầu

Quản lý thị trường phía Nam đẩy mạnh kiểm tra việc kinh doanh xăng dầu

Trong thời gian qua, Cục Quản lý thị trường các tỉnh, thành phía Nam tăng cường kiểm tra, kiểm soát hoạt động xăng dầu và đạt được nhiều kết quả tích cực.
Công an Hà Nội ra quân kiểm tra, xử lý hàng loạt vụ hàng lậu, hàng giả, gian lận thương mại

Công an Hà Nội ra quân kiểm tra, xử lý hàng loạt vụ hàng lậu, hàng giả, gian lận thương mại

Chỉ tính riêng trong tháng 10/2024, Công an thành phố Hà Nội đã phát hiện và xử lý 265 vụ vi phạm liên quan đến buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại.