Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Longform
27/09/2023 15:48
Longform | Ngọt thơm trái hồng vành khuyên xứ Lạng

27/09/2023 15:48

Hồng vành khuyên được xác định là một trong những sản phẩm OCOP thế mạnh của Lạng Sơn và đang được thúc đẩy tiêu thụ bằng nhiều hình thức
Longform | Ngọt thơm trái hồng vành khuyên xứ Lạng

Hồng vành khuyên được xác định là một trong những sản phẩm OCOP thế mạnh của Lạng Sơn và đang được thúc đẩy tiêu thụ bằng nhiều hình thức.

Trái ngọt vùng biên

Văn Lãng là một huyện miền núi của tỉnh Lạng Sơn, nơi đây chủ yếu là người dân tộc Nùng và Tày sinh sống, ngoài nghề trồng lúa, hoa màu thì hồng vành khuyên là cây trồng mang lại thu nhập chính cho người dân trong những năm gần đây.

Ông Nguyễn Trọng Nghĩa - Phó Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Lạng Sơn cho biết, hiện nay, tỉnh Lạng Sơn có 19 sản phẩm nông nghiệp chủ lực, trong đó là các sản phẩm đặc trưng như là quýt vàng Bắc Sơn, hồng Bảo Lâm, hồng Vành Khuyên, na Chi Lăng, hoa hồi, thạch đen… Hồng vành khuyên chính là một trong những sản phẩm OCOP thế mạnh của địa phương.

Longform | Ngọt thơm trái hồng vành khuyên xứ Lạng

Đặc trưng của loại hồng vành khuyên là phần đài hoa hằn trên núm, tạo nên vành rộng nên mới có tên gọi vành khuyên. Khi quả càng già, vành khuyên càng hiện rõ. Theo người dân địa phương, hồng đạt chất lượng là vỏ phải bóng, màu xanh ngả vàng, vị ngọt không sắc.

Quả hồng thu hái tốt nhất từ cuối tháng 8 đến trung tuần tháng 9 âm lịch, khi quả đã ngả vàng, vị ngọt sắc đồng đều. Quả được thu hái thủ công, ngâm nước sạch 3-4 ngày, mỗi ngày thay nước một lần. Sau 3-4 ngày kiểm tra thấy quả ngọt, hết chát đem phơi ráo nước là sử dụng được.

Theo thống kê của Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Văn Lãng, tổng diện tích hồng vành khuyên trên địa bàn đạt khoảng 1.350 ha; trong đó, diện tích cho thu hoạch hơn 860 ha; diện tích được chứng nhận theo tiêu chuẩn VietGAP, hữu cơ trên 280 ha. Sản lượng ước đạt 6.000 tấn/năm, với mức giá trung bình từ 15.000 - 25.000 đồng/kg hồng, giá trị hàng năm thu được ước khoảng 72 tỷ đồng/năm. Xã Tân Mỹ là địa phương có diện tích hồng vành khuyên lớn nhất huyện Văn Lãng, với gần 500 ha; trong đó, 300 ha cho thu hoạch quả.

Bên cạnh việc tích cực mở rộng diện tích trồng, từ năm 2017 đến nay, huyện chú trọng áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất; chăm sóc hồng vành khuyên theo quy trình VietGAP, theo hướng hữu cơ. Nhờ đó đến nay, toàn huyện có 224,7 ha hồng VietGAP và 30 ha hồng hữu cơ. Sản phẩm hồng của bà con sau thu hái sẽ được các HTX, các thương lái thu mua và vận chuyển về các tỉnh, thành phố như: Hà Nội, Hải Dương, Hải Phòng… tiêu thụ.

Longform | Ngọt thơm trái hồng vành khuyên xứ Lạng

Xác định hồng vành khuyên là cây trồng chủ lực phát triển kinh tế, thời gian qua, xã Tân Mỹ đã tập trung vận động bà con mở rộng diện tích, riêng năm 2022, xã đã trồng mới được 45 ha. Hàng năm xã cũng đã tập trung quảng bá giới thiệu sản phẩm đến người tiêu dùng, phát triển các sàn thương mại điện tử để đảm bảo đầu ra cho sản phẩm.

Ước tính năm 2023, các hộ gia đình trồng hồng thu nhập từ vườn cây của gia đình mình khoảng 30 - 60 tấn với bình quân số tiền thu được 100-150 triệu đồng/hộ.

Sau hơn 30 năm phát triển, năm 2016, hồng vành khuyên đã được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu tập thể. Nhiều người ăn nên làm ra, trở thành triệu phú nhờ gắn bó với những cây hồng vành khuyên này.

Longform | Ngọt thơm trái hồng vành khuyên xứ Lạng

Đặc biệt, năm 2020, 2021 hồng vành khuyên Nà Mò, xã Tân Mỹ và hồng vành khuyên Pò Pheo, xã Hoàng Việt đã được chứng nhận đạt sản phẩm OCOP 4 sao cấp tỉnh. Đây chính là chứng nhận uy tín nhất cho chất lượng và giá trị của trái hồng vành khuyên.

Đa dạng sản phẩm từ trái hồng

Trước đây, hồng vành khuyên được tiêu thụ chủ yếu bằng hình thức ngâm và ăn quả tươi. Đây là cách thức phổ biến và giúp trái hồng vành khuyên giữ được hương vị tốt nhất. Song điều này cũng khiến hồng vành khuyên dễ rơi vào tình trạng “được mùa mất giá” vì trái hồng thường chín rộ trong thời gian ngắn. Do đó, huyện Văn Lãng đã nỗ lực đa dạng hoá sản phẩm cho trái hồng như làm rượu hồng, làm hồng khô...

Đặc biệt, gần đây, Cửa hàng nông sản Toàn Thương (thị trấn Na Sầm, huyện Văn Lãng) đã đầu tư xưởng sản xuất và bước đầu thành công với sản phẩm hồng vành khuyên treo gió theo công nghệ Nhật Bản.

Longform | Ngọt thơm trái hồng vành khuyên xứ Lạng

Chị Vương Thị Thương (thị trấn Na Sầm, huyện Văn Lãng) - chủ cửa hàng cho biết: Hồng vành khuyên là cây trồng chủ lực của huyện cho sản lượng lớn mỗi năm. Tuy nhiên, đây là loại quả nhiều nước, khó bảo quản lâu, dễ bị dập khi vận chuyển đi xa nên tôi đã có ý tưởng chế biến quả hồng để khắc phục những hạn chế này. Đồng thời, góp phần nâng tầm sản phẩm, tăng giá trị, tạo đầu ra ổn định cho quả hồng.

Từ năm 2017, chị Thương đã tự tìm hiểu và làm nhiều mẻ hồng vành khuyên treo gió nhưng đều thất bại. Không nản chí, chị tiếp tục tìm hiểu, tham khảo và học hỏi thêm quy trình cũng như cách làm hồng treo gió trên mạng xã hội, sách, báo và ấp ủ ước mơ của mình.

Longform | Ngọt thơm trái hồng vành khuyên xứ Lạng

Tháng 10/2021, chị Thương may mắn được Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (tỉnh tạo điều kiện cho tham gia chuyến học tập kinh nghiệm về sản xuất hồng treo gió tại thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng. Trong một tuần, chị Thương đã thăm xưởng chế biến và được hướng dẫn, chia sẻ về kinh nghiệm cũng như quy trình sản xuất hồng treo gió theo công nghệ Nhật Bản. Sau khi trở về nhà, được sự hỗ trợ của Sở Công Thương về máy móc, kết hợp vay vốn ưu đãi, chị đã mạnh dạn đầu tư xây dựng xưởng sản xuất với tổng diện tích trên 1.000 m2, gồm khu sơ chế, nhà kính treo hồng, kho lạnh và mua sắm thêm các máy móc, thiết bị như: máy gọt vỏ, máy hút chân không… với tổng chi phí trên 1 tỷ đồng.

Trải qua nhiều khó khăn và nhiều lần đổi công thức, đến nay, chị Thương đã sản xuất thành công sản phẩm hồng vành khuyên treo gió và bước đầu có sản phẩm đạt chất lượng để cung cấp ra thị trường.

Trong vòng 3 – 4 ngày đầu sau khi treo, hằng ngày những quả hồng sẽ được massage cho mềm. Treo đến ngày thứ 8, nếu thu hoạch sẽ cho ra sản phẩm hồng kem (vỏ còn mềm, ẩm) hoặc treo đến ngày thứ 12 sẽ cho ra sản phẩm hồng treo gió có vỏ ngoài se hẳn nhưng trong vẫn mềm. Sau khi đủ ngày, hồng được hạ giàn, đóng gói, hút chân không. Trung bình 1 tấn hồng tươi sẽ thu được khoảng 200 kg hồng treo gió thành phẩm với giá bán khoảng 300.000 đồng/kg.

Hiện nay, mỗi mùa, cửa hàng Toàn Thương đã cung cấp ra thị trường được trên 500 kg hồng vành khuyên treo gió, sản xuất đến đâu bán hết đến đó với doanh thu gần 1,5 tỷ đồng.

Thúc đẩy tiêu thụ hồng vành khuyên

Ông Nguyễn Trọng Nghĩa chia sẻ, đối với việc phát triển thị trường sản phẩm, tỉnh Lạng Sơn cũng đã quan tâm đến các hoạt động xúc tiến thương mại, quảng bá, tìm đối tác để tìm đầu ra cho sản phẩm địa phương. Sở Công Thương Lạng Sơn đã triển khai nhiều các biện pháp phát triển thị trường thông qua các chương trình xúc tiến thương mại của Bộ Công Thương, của tỉnh Lạng Sơn, và ban hành các chính sách khuyến khích đầu tư phát triển hợp tác, liên kết sản xuất sản phẩm nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh, các chương trình phát triển thương mại điện tử, hỗ trợ quảng bá, trưng bày sản phẩm tại các hội chợ, triển lãm quốc tế.

Đặc biệt, theo sự chỉ đạo của Bộ Công Thương và tỉnh Lạng Sơn, Sở Công Thương tỉnh Lạng Sơn đã phối hợp với Bằng Tường, Trung Quốc để tổ chức các Hội chợ thương mại quốc tế Việt - Trung thường niên. Thông qua Hội chợ này, chúng tôi đã tạo cơ hội cho các doanh nghiệp kinh doanh trưng bày, quảng bá, giới thiệu và kết nối tiêu thụ sản phẩm trong nước cũng như tại thị trường Trung Quốc.

Để thúc đẩy tiêu thụ hồng vành khuyên, thời gian qua, Sở Công Thương Lạng Sơn chủ động, thường xuyên trao đổi, liên hệ với Cục Xúc tiến thương mại - Bộ Công Thương và Sở Công Thương các tỉnh thành trong cả nước để tìm sự trợ giúp, xúc tiến tiêu thụ hồng vành khuyên của huyện Văn Lãng.

Ngoài việc kết nối với các doanh nghiệp, siêu thị, trung tâm thương mại, chợ đầu mối, các nhà thu mua ngoài tỉnh, hồng vành khuyên còn được chào bán và đăng thông tin sản phẩm trên mạng xã hội và các sàn giao dịch thương mại điện tử, nền tảng số như Facebook, Zalo, Voso, Postmart, Gian hàng Việt...

Longform | Ngọt thơm trái hồng vành khuyên xứ Lạng

Ngành chức năng còn hỗ trợ thiết lập các gian hàng số cho hợp tác xã, hộ kinh doanh trên địa bàn để bán hàng online trực tiếp trên sàn thương mại điện tử.

Đây được xem là giải pháp hữu hiệu giúp nông dân giải quyết lượng hàng hóa, mở rộng thị trường và tiếp cận với xu thế thương mại công nghệ số

Bên cạnh đó, huyện Văn Lãng cũng có 3 hợp tác xã chuyên sản xuất kinh doanh hồng vành khuyên và 1 cửa hàng giới thiệu trưng bày, bán các sản phẩm OCOP của huyện. Đây chính là đầu mối liên kết tiêu thụ sản phẩm cho người dân trên địa bàn với thị trường.

Ông Nguyễn Trọng Nghĩa nhấn mạnh: Thời gian tới, Sở Công Thương và các đơn vị ở tỉnh Lạng Sơn sẽ tiếp tục đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm và đẩy mạnh phát triển các thị trường thông qua các kênh thương mại điện tử.

Thêm nữa, thông qua việc mua bán các sản phẩm dịch vụ của tỉnh, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm của đồng bào dân tộc thiểu số, hỗ trợ tâm nhập sâu vào thị trường và đạt giá trị gia tăng cao nhằm phát triển kinh tế xã hội ở địa phương.

Bảo Ngọc - Vũ Hạnh

Hồng Vành khuyên - đặc sản núi rừng Lạng Sơn: Xúc tiến tiêu thụ 5.200 tấn hồng vành khuyên đến vụ thu hoạch Lạng Sơn: Thiết lập gian hàng số tiêu thụ sản phẩm hồng vành khuyên

Bảo Ngọc

Có thể bạn quan tâm

Bắc Kạn: Đưa hàng Việt tới người tiêu dùng khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa

Bắc Kạn: Đưa hàng Việt tới người tiêu dùng khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa

Phiên chợ đưa hàng Việt đến với người tiêu dùng khu vực miền núi của tỉnh Bắc Kạn giúp người dân được tiếp cận, tiêu dùng những hàng hóa đảm bảo chất lượng.