Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Longform
29/05/2023 16:20
Longform | Trái vải thiều sẵn sàng “xuất ngoại”

29/05/2023 16:20

Sản lượng và chất lượng đều tăng nhờ sự đầu tư nghiêm túc, năm nay, dự kiến hành trình "xuất ngoại" của trái vải thiều sẽ thuận lợi hơn.
Trái vải thiều sẵn sàng “xuất ngoại”

Sản lượng và chất lượng đều tăng nhờ sự đầu tư nghiêm túc, năm nay, dự kiến hành trình "xuất ngoại" của trái vải thiều sẽ thuận lợi hơn.

Bắc Giang: Hàng trăm mã số vùng trồng đáp ứng tiêu chuẩn xuất khẩu

Sở Công Thương Bắc Giang cho biết, năm 2023, toàn tỉnh Bắc Giang có 29,7 nghìn ha trồng vải thiều. Sản lượng ước đạt hơn 180.000 tấn, tăng khoảng 20.000 tấn so với năm ngoái. Trong đó, diện tích trồng vải đạt tiêu chuẩn VietGAP là 15.600 ha với sản lượng ước đạt 115.000 tấn; đạt tiêu chuẩn GlobalGAP là 215 ha với sản lượng khoảng 2.500 tấn.

Để chủ động trong việc tiêu thụ vải thiều, tránh trình trạng “được mùa, mất giá”, tỉnh Bắc Giang đã cùng các Cục, Vụ, Thương vụ Việt Nam ở nước ngoài của Bộ Công Thương nắm bắt thông tin thị trường để xây dựng kế hoạch xuất khẩu.

Đến thời điểm hiện tại, các doanh nghiệp thuộc 2 tỉnh Quảng Tây và Vân Nam (Trung Quốc) đã sang khảo sát, ký kết các hiệp ước kinh tế thương mại trong đó cam kết hỗ trợ Bắc Giang xuất khẩu vải thiều sang Trung Quốc. Bên cạnh đó, thị trường Mỹ, Nhật Bản… đều khá thuận lợi cho xuất khẩu vải thiều của Việt Nam.

Tính đến nay, trên địa bàn tỉnh Bắc Giang hiện đã có 110 mã số xuất khẩu vải thiều sang thị trường Trung Quốc với diện tích hơn 16.000 ha, 37 mã xuất khẩu sang Nhật Bản (hơn 297,4 ha) và 15 mã xuất khẩu sang Hoa Kỳ (hơn 184,2 ha). Đồng thời, toàn tỉnh có 19 mã số vùng trồng vải thiều xuất khẩu sang thị trường Thái Lan và 9 mã xuất khẩu sang thị trường Australia.

Ông Nguyễn Thế Thi - Phó Chủ tịch UBND huyện Lục Ngạn (tỉnh Bắc Giang) cũng cho hay, diện tích vải thiều của huyện năm nay tăng hàng trăm ha so với năm ngoái. Lục Ngạn có diện tích cây ăn quả lớn, tập trung với trên 28.000 ha, riêng vải thiều 17.350 ha, tăng 1.607 ha so với năm 2022.

“Để đảm bảo chất lượng, các trưởng mã phải cam kết nếu mã số vùng trồng không đảm bảo yêu cầu nước bạn thì phải chịu trách nhiệm. Chúng tôi kiểm tra nếu thấy vi phạm sẽ thu hồi mã. Các hộ trồng cũng kiểm tra chéo lẫn nhau để hiệu quả cao hơn” - ông Nguyễn Thế Thi nói.

Trái vải thiều sẵn sàng “xuất ngoại”

Năm 2021, vải thiều Lục Ngạn lần đầu tiên được cấp phép xuất khẩu sang Nhật Bản. Đây là bước ngoặt lớn và vải thiều là trái cây đặc sản có thể đến được các thị trường khó tính nhất.

Đối với thị trường Mỹ, lượng vải thiều dự kiến xuất khẩu sang thị trường Mỹ của Bắc Giang lên đến sản lượng 1.500 tấn. Hiện, Bắc Giang đã có 17 mã số vùng trồng được Mỹ cấp mã số) với diện tích 205 ha.

Tỉnh Bắc Giang xác định Mỹ là thị trường tiềm năng, có sức mua lớn. Vải thiều và các sản phẩm nông sản của tỉnh khi xuất khẩu vào thị trường này còn một số khó khăn về chi phí vận chuyển; công nghệ bảo quản vải thiều bằng đường biển.

Vải thiều Bắc Giang đang trở thành thương hiệu nổi tiếng, được người tiêu dùng đánh giá cao về chất lượng, bảo đảm an toàn thực phẩm, truy xuất được nguồn gốc.

Trong năm 2023, tỉnh Bắc Giang có 29.700ha vải thiều. Tổng sản lượng ước đạt trên 180.000 tấn và dự kiến thu hoạch từ 20/5 đến 30/7. Sản lượng vải thiều tiêu thụ nội địa khoảng 81.000 tấn (chiếm 45%), còn lại dành cho xuất khẩu.

Trái vải thiều sẵn sàng “xuất ngoại”

Sau 2 đợt phê duyệt hồ sơ, danh sách các thương nhân Trung Quốc nói trên đã được Công an tỉnh Bắc Giang gửi đến Cục Quản lý xuất nhập cảnh (Bộ Công an) làm thủ tục cấp phép nhập cảnh.

Dự kiến cuối tháng 5, các thương nhân Trung Quốc sẽ tới Bắc Giang để xúc tiến việc tiêu thụ vải thiều chín sớm.

Vải thiều xuất khẩu ngoài việc trồng, chăm sóc theo tiêu chuẩn thì khi thu hoạch, đều được thu hái ban đêm để đảm bảo 6-7 giờ sáng đóng hàng, xuất đi trong ngày đảm bảo tươi ngon, đáp ứng tiêu chuẩn cả những thị trường khó tính nhất.

Hải Dương: Đẩy mạnh xúc tiến xuất khẩu

Theo Sở Công Thương tỉnh Hải Dương, huyện Thanh Hà có 3.265 ha vải thiều; trong đó 1.700 ha vải sớm. Toàn huyện có khoảng 500 ha vải đã được công nhận đạt tiêu chuẩn GAP; trong đó có 400 ha VietGAP và 50 ha GlobalGAP còn hiệu lực. Năm 2023, dự kiến tiếp tục sản xuất và chứng nhận đạt chuẩn GAP khoảng 200 ha. Sản lượng trái vải thiều Thanh Hà năm nay đạt từ 65.000-67.000 tấn

Hiện nay, vải thiều Thanh Hà đã được xuất khẩu sang các thị trường khó tính như: Mỹ, Nhật Bản, châu Âu, Australia... và dần chinh phục được thị hiếu của người tiêu dùng các quốc gia này với sản lượng xuất khẩu tăng dần theo từng năm.

Ông Nguyễn Văn Quang – Trưởng Phòng Quản lý thương mại – Sở Công Thương Hải Dương chia sẻ, với sản lượng như vậy, Sở đã xây dựng kế hoạch tiêu thụ theo từng loại và từng mùa vụ. Với cây vải thiều, cuối tháng 4 vừa qua, Hải Dương đã tổ chức Hội nghị kết nối giao thương vải thiều để mời các địa phương, doanh nghiệp, bộ ngành đến địa phương, tạo sự kết nối từ rất sớm. Dự báo, năm nay, tháng 6 vải sẽ chín.

Trái vải thiều sẵn sàng “xuất ngoại”

Tiếp sau đó, Sở Công Thương sẽ phối hợp với Cục Xúc tiến thương mại để tổ chức Hội nghị trực tuyến với 4 tỉnh thành phố khác và cùng Bộ Công Thương và các Thương vụ Việt Nam ở nước ngoài giới thiệu nông sản Hải Dương đến các quốc gia, các khách hàng để hỗ trợ tiêu thụ, không chỉ trong nước mà cả xuất khẩu.

“Đối với trái vải thiều, hàng năm, chúng tôi xuất khẩu khoảng 20-30%, thị trường chính là Trung Quốc. Bên cạnh đó là Nhật Bản, Hàn Quốc, EU, Trung Đông…” – ông Nguyễn Văn Quang chia sẻ.

Trái vải thiều sẵn sàng “xuất ngoại”

Để xuất khẩu thuận lợi, ngành nông nghiệp Hải Dương đã chủ động phối hợp đơn vị liên quan cấp mã số vùng trồng, mã số đóng gói phục vụ xuất khẩu.

Đến nay, toàn tỉnh đã có 199 mã số vùng trồng vải được cấp với tổng diện tích 1.119ha. Sở cũng đang đề nghị Cục Bảo vệ thực vật, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp 5 mã số vùng trồng vải sang thị trường Trung Quốc.

Toàn tỉnh đã có 21 mã số cơ sở đóng gói xuất khẩu sang Trung Quốc, Hoa Kỳ, Australia, Newzeland, Nhật Bản và Thái Lan.

Hiện Sở Công Thương Hải Dương đang đề nghị Cục Bảo vệ thực vật cấp mới 3 mã số cơ sở đóng gói vải xuất khẩu sang Trung Quốc với công suất 500 tấn/ngày. Riêng Thanh Hà có 45 vùng sản xuất vải đã được cấp 168 mã số vùng trồng xuất khẩu.

Trái vải thiều sẵn sàng “xuất ngoại”

Huyện Thanh Hà cũng đang hoàn thiện các quy định để duy trì 11 mã số cơ sở đóng gói đã được cấp và đăng ký cấp mới 3 mã số cơ sở đóng gói xuất khẩu sang Trung Quốc.

Theo ông Tô Ngọc Sơn, Phó Vụ trưởng Vụ thị trường châu Á-châu Phi (Bộ Công Thương), Trung Quốc vẫn là thị trường lớn của quả vải Việt Nam.

Năm nay, việc xuất khẩu vải thiều sang Trung Quốc có nhiều thách thức do thị trường này có những yêu cầu mới với nông sản nhập khẩu. Trung Quốc là thị trường tiêu chuẩn cao, khắt khe nên các địa phương cần làm tốt hơn nữa việc tổ chức sản xuất và quản lý chất lượng.

Về phía doanh nghiệp, theo ông Nguyễn Khắc Tiến, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Ameii Việt Nam, doanh nghiệp luôn chú trọng giá trị về mặt văn hóa của quả vải thiều Thanh Hà trong quá trình xúc tiến thương mại, giới thiệu đến người tiêu dùng quốc tế.

Mặc dù có thành công nhưng mỗi mùa thu hoạch vải, doanh nghiệp không tránh khỏi lo lắng. Là cầu nối giữa sản phẩm trong nước và thị trường nước ngoài, doanh nghiệp mong muốn người trồng tạo ra sản phẩm có chất lượng cao, ổn định, đảm bảo các tiêu chí của thị trường xuất khẩu cao cấp để thông qua quả vải nâng cao thương hiệu của nông sản Việt Nam.

Năm nay, chuẩn bị cho việc xuất khẩu vải sang thị trường cao cấp, doanh nghiệp này đã đầu tư thêm dây chuyền công nghệ sơ chế, đóng gói. Bên cạnh những đối tác tiêu thụ ở niên vụ trước tiếp tục đặt hàng số lượng lớn, doanh nghiệp cũng kỳ vọng niên vụ vải năm nay sẽ mở rộng được thị trường mới, gia tăng sản lượng xuất khẩu.

Bộ Công Thương đẩy mạnh hỗ trợ địa phương

Thời gian vừa qua, Bộ Công Thương đã phối hợp với các địa phương, trong đó có tỉnh Bắc Giang và Hải Dương xây dựng các phương án, kịch bản đẩy mạnh tiêu thụ quả vải thiều và nông sản tại thị trường nước ngoài. Đến nay, trái vải thiều Việt Nam đã nhận được sự quan tâm, đánh giá cao về chất lượng của nhiều đầu mối nhập khẩu nước ngoài.

Cục Xúc tiến thương mại, Vụ thị trường Châu Âu - Châu Mỹ (Bộ Công Thương) sẽ tiếp tục hỗ trợ thông tin về thị trường, an toàn vệ sinh thực phẩm và các rào kỹ thuật của thị trường Châu Âu, Châu Mỹ. Đồng thời, hỗ trợ các địa phương đẩy mạnh tiêu thụ vải thiều trên các sàn thương mại điện tử, tham gia sâu vào chuỗi cung ứng ở khu vực và thế giới.

Trái vải thiều sẵn sàng “xuất ngoại”

Bên cạnh đó, hỗ trợ quảng bá, giới thiệu và kết nối tiêu thụ vải thiều và nông sản có tiềm năng, thế mạnh của địa phương với các Tập đoàn phân phối, doanh nghiệp nhập khẩu tại các nước và mời gọi kênh phân phối, các Tập đoàn bán lẻ có chi nhánh tại Việt Nam đến tìm hiểu, hợp tác, thu mua tiêu thụ vải thiều và nông sản chủ lực…

Đối với thị trường Hoa Kỳ, ông Đỗ Ngọc Hưng - Tham tán thương mại, Thương vụ Việt Nam tại Hoa Kỳ có đề xuất rằng, các hãng vận tải như Vietnam Airlines, Bamboo Airways… giảm cước vận chuyển trái vải vào các dịp cao điểm từ Việt Nam sang Hoa Kỳ và các thị trường quốc tế khác. Tiếp tục khuyến khích các doanh nghiệp logistics phát huy thế mạnh hệ thống hạ tầng, tối ưu hoá mô hình logistics chuyên dụng dành cho nông sản phục vụ xuất khẩu.

Trái vải thiều sẵn sàng “xuất ngoại”

Đồng thời, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, trong đó ngoài vai trò chủ đạo của các doanh nghiệp lớn đã có kinh nghiệm xuất khẩu hoa quả tươi quốc tế cần tập trung đào tạo, tập huấn cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa phát huy lợi thế của mình tích cực tham gia xuất khẩu. Trong nhóm này không thể thiếu vai trò của các doanh nghiệp xuất khẩu tại Hoa Kỳ, trước mắt là các doanh nghiệp Việt Kiều giúp tiêu thụ hàng hoá tại các chuỗi chợ, trung tâm thương mại châu Á.

Phương Lan

Đồ họa: Vũ Hạnh

Đưa trái vải thiều tiếp cận công chúng Nhật Bản Đưa nông sản miền núi lên sàn thương mại điện tử: Kinh nghiệm từ trái vải thiều Bắc Giang

Phương Lan - Vũ Hạnh

Có thể bạn quan tâm

Hải Dương lan tỏa Cuộc vận động

Hải Dương lan tỏa Cuộc vận động 'Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam'

Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” tiếp tục được các cấp, ngành tỉnh Hải Dương lan tỏa sâu rộng.
Chanh dây và vải thiều Việt Nam đứng trước cơ hội xuất khẩu sang Hàn Quốc

Chanh dây và vải thiều Việt Nam đứng trước cơ hội xuất khẩu sang Hàn Quốc

Đại sứ Hàn Quốc tại Việt Nam và Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa có cuộc trao đổi nhằm thúc đẩy xuất khẩu một số mặt hàng nông, thủy sản có lợi thế sang Hàn Quốc.
Ảnh hưởng nguồn cung, xuất khẩu vải thiều giảm mạnh

Ảnh hưởng nguồn cung, xuất khẩu vải thiều giảm mạnh

Xuất khẩu vải thiều của Việt Nam trong nửa đầu năm nay với kim ngạch đạt 23,6 triệu USD, giảm 46% so với cùng kỳ năm trước.