Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Longform
12/10/2024 11:28
Longform | 'Xanh hoá' sản phẩm, khẳng định thương hiệu nông sản trên thị trường

12/10/2024 11:28

Phát triển sản phẩm quế hữu cơ hướng đến thị trường toàn cầu sẽ là giải pháp quan trọng để đưa quế, hồi của Việt Nam đứng vững trên thị trường quốc tế.
Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) nêu 7 giải pháp bảo vệ thương hiệu nông sản Đà Lạt ‘Thay màu’ nông sản: Đừng để nông dân phải loay hoay tự bảo vệ mình Nông sản Việt chinh phục thị trường thế giới bằng uy tín thương hiệu
Longform | 'Xanh hoá' sản phẩm, khẳng định thương hiệu nông sản trên thị trường

Đối với các tỉnh miền núi phía Bắc, quế là cây trồng lâu năm và là nguồn thu chủ lực của bà con vùng đồng bào dân tộc Tày, Nùng, Dao... tại các tỉnh Lào Cai, Yên Bái, Lạng Sơn… Phát triển sản phẩm quế hữu cơ hướng đến thị trường toàn cầu sẽ là giải pháp quan trọng để đưa hương vị núi rừng của Việt Nam đứng vững trên thị trường quốc tế.

Quyết tâm sản xuất, xuất khẩu sản phẩm hữu cơ

“Bén duyên” với quế hồi từ năm 2010 khi mới 21 tuổi, chị Nguyễn Thị Huyền – Tổng giám đốc Công ty CP Sản xuất và Xuất khẩu quế hồi (Vinasamex) chia sẻ, cô đã từng “trắng tay” với quế hồi trong năm đầu tiên gắn bó. Nhưng như bị cây quế “hút hồn”, năm 2012, Huyền cùng cộng sự chính thức thành lập Vinasamex và năm 2013 thì quyết định chuyển hướng “theo thị trường cao cấp và xây dựng chuỗi giá trị”. Quyết định này là một sự thay đổi hoàn toàn chiến lược kinh doanh và là một sự lựa chọn vô cùng khó khăn. Bởi trước đó, Vinasamex đã có thương hiệu khi bán sang thị trường Ấn Độ và bán rất dễ dàng với những container mang trọng lượng hàng tấn.

Chia sẻ về quyết định táo bạo này với phóng viên Vuasanca , chị Nguyễn Thị Huyền nói, trước đây, sản phẩm quế hồi gia vị của người dân chủ yếu xuất khẩu sang Trung Quốc. Sau này, khi đầu tư vào vùng nguyên liệu tại Yên Bái, Lào Cai, Vinasamex mong muốn mang sản phẩm xuất khẩu sang một số thị trường khác để đa dạng thị trường. Giai đoạn đầu, Vinasamex bán sang một số thị trường trung và thấp cấp, họ cũng không đòi hỏi về chất lượng, tiêu chuẩn sản phẩm và Vinasamex cũng không làm bất cứ chứng nhận nào mà vẫn bán được rất nhiều.

Tuy nhiên sau 3 năm, Vinasamex nhận thấy doanh nghiệp gần như không có lợi nhuận bởi chỉ bán sản phẩm khách hàng mong muốn có giá rẻ nhất. Sau đó, tham gia các hội chợ quốc tế, chị Huyền nhận thấy rằng có rất nhiều nước trên thị trường có nhu cầu về sản phẩm này chứ không phải chỉ những thị trường mà mình đã bán, song họ yêu cầu rất cao về chất lượng sản phẩm. Lúc đó, Vinasamex mới được tiếp cận với khái niệm thế nào là sản phẩm hữu cơ và nhận thấy đây sẽ là xu hướng của thị trường những năm tới.

Longform | 'Xanh hoá' sản phẩm, khẳng định thương hiệu nông sản trên thị trường

“Từ đó, chúng tôi quyết định quay về Việt Nam khảo sát vùng nguyên liệu và chúng tôi thấy rằng vùng nguyên liệu ở Việt Nam hoàn toàn có thể đáp ứng được các tiêu chuẩn khắt khe, khó tính của thị trường. Từ đó, chúng tôi quyết định xây dựng chuỗi giá trị với người dân và xin chứng nhận hữu cơ” – chị Nguyễn Thị Huyền chia sẻ. Chị cũng xác định, Yên Bái, Lào Cai, Cao Bằng, Bắc Kạn sẽ là những địa phương đặt vùng nguyên liệu của doanh nghiệp.

Xây dựng chuỗi liên kết chặt chẽ với người dân

Ngày quyết định chuyển đổi trồng quế hữu cơ, chị Huyền đã “lục tung” các vùng trồng quế của Yên Bái, đi từng nhà, vừa thuyết phục người nông dân, vừa gặp những người đang phụ trách thu mua, để mời họ vào trong chuỗi giá trị của Vinasamex. Rồi đi gặp từng hộ nông dân để tìm hiểu, để hỏi về vùng nguyên liệu. Người nông dân vẫn tiếp chuyện, thoải mái trả lời câu hỏi nhưng đến lúc Huyền đề cập đến câu chuyện cùng hợp tác, ký hợp đồng làm theo chuỗi hữu cơ thì họ lại e dè. Những người nông dân ở Trấn Yên (Yên Bái) vốn nhiều đời gắn bó với cây quế. Của hồi môn của mỗi gia đình cũng chính là những đồi quế với phương thức canh tác truyền thống, kỹ thuật canh tác truyền từ đời này đến đời sau. Bởi vậy, chưa từng có một tiền lệ nào cho việc trồng quế chuẩn hữu cơ ở Việt Nam khi ấy. Càng không ai tin một cô gái từ tận Hà Nội xa xôi, lại lên tận đây để dạy bà con về tiêu chuẩn organic.

Longform | 'Xanh hoá' sản phẩm, khẳng định thương hiệu nông sản trên thị trường

Những hộ dân ấy nhiều năm sống bám vào những mảnh rừng, lần đầu tiên được dạy thế nào là ăn sạch, uống sạch. Họ được đào tạo để hiểu rằng, sạch – hữu cơ nghĩa là phải sạch từ nguồn đất, từ nguồn nước. Cứ thế, bằng sự nhẫn nại và quyết tâm, dần dần, Huyền và Vinasamex lấy được niềm tin của bà con, sự ủng hộ của chính quyền địa phương.

Từ những đơn hàng đầu tiên bị từ chối, trả về vì chưa đạt chất lượng, giờ đây, những cây quế của bà con dân tộc đã đạt chuẩn xuất khẩu tới những thị trường khó nhất thế giới, đã có thể truy xuất nguồn gốc, mang lại công ăn việc làm, cải thiện đời sống cho hàng ngàn hộ dân.

Nếu như cách đây 5, 6 năm, thu nhập của mỗi hộ dân trồng quế chỉ khoảng 7 – 10 triệu đồng/ha thì bây giờ thu nhập trung bình đã tăng lên 150 triệu đồng/ha. Nếu như trước đây để vào được rừng quế, Huyền và mọi người phải đi bộ đường đất cả ngày vì xe không vào được, thì giờ đây nhà máy của Vinasamex đặt ở giữa vùng nguyên liệu, đường bê tông ô tô đi vào đến tận cửa nhà máy. Và quan trọng nhất là Huyền đã mang lại giá trị, sự bình đẳng giới cho hàng ngàn phụ nữ người Dao – xưa nay vốn là lao động chính trong gia đình nhưng hoàn toàn không có tiếng nói.

Từ những người ít ỏi tham gia vào chuỗi giá trị của Vinasamex vào thời điểm đó, đến đầu năm 2017, Vinasamex đã có chứng nhận hữu cơ cho 1000 ha quế hồi liên kết với 1000 người dân. Đến nay, Vinasamex đã có 3.000 ha diện tích quế hồi đạt chứng nhận hữu cơ với 3.000 hộ nông dân.

Longform | 'Xanh hoá' sản phẩm, khẳng định thương hiệu nông sản trên thị trường

Không chỉ khai thác, mà Vinasamex xác định kinh doanh bền vững trên những cánh rừng quê hương. Do đó, vùng nguyên liệu quế, hồi của Vinasamex tuân thủ nhiều tiêu chuẩn như không sử dụng phân bón hóa học hay chất kích thích tăng trưởng gây hại cho đất, cho cây, không sử dụng thuốc triệt cỏ trong quá trình canh tác.

Hành trình tìm thị trường ổn định cho sản phẩm là hành trình bền vững

Trải qua hơn 10 năm hình thành và phát triển, Vinasamex đến nay đã trở thành thương hiệu quế hồi cao cấp tại Việt Nam, xây dựng và sản xuất theo chuỗi giá trị khép kín, đồng hành bền vững với người nông dân vùng cao ở Yên Bái, Lạng Sơn, Lào Cai… góp phần nâng tầm sản phẩm quế hồi Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Nhận định về tác động lan tỏa của mô hình chuỗi sản xuất quế hồi hữu cơ của Vinasamex tới bà con vùng Tây Bắc, ông Nguyễn Lê Bình, Phó Chánh Văn phòng Quốc gia giảm nghèo (Bộ Lao động Thương binh và Xã hội) cho biết, Vinasamex đã có nhiều đóng góp giúp bà con vùng sâu vùng xa, đặc biệt là bà con nghèo tận dụng được các sản phẩm đặc trưng của vùng đất của mình để giảm nghèo bền vững.

Longform | 'Xanh hoá' sản phẩm, khẳng định thương hiệu nông sản trên thị trường

Với diện tích phát triển không ngừng như vậy, hiện nay, định hướng phát triển theo tiêu chuẩn xanh, ESG về phát triển bền vững, Vinasamex được coi là mô hình tiên phong trong lĩnh vực này. Nhờ đó, sản phẩm của Vinasamex hoàn toàn có thể bán vào các thị trường cao cấp như châu Âu, Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc.

Nhờ sự quyết tâm đó, năm 2023, dù vẫn còn ảnh hưởng bởi Covid-19 nhưng Vinasamex vẫn duy trì được có sự tăng trưởng. 9 tháng đầu năm 2024, Vinasamex đã đạt kết quả vượt qua cả năm 2024 về sản lượng xuất khẩu. Dự kiến, năm 2024, tăng trưởng của Vinasamex sẽ vượt 20-30% so với năm 2023. Vinasamex tập trung vào các thị trường châu Âu, châu Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc và tập trung vào các sản phẩm chất lượng cao như organic…

Longform | 'Xanh hoá' sản phẩm, khẳng định thương hiệu nông sản trên thị trường

Về kế hoạch đặt ra cho giai đoạn tiếp theo, chị Huyền cho biết: “Chúng tôi sẽ tập trung hoàn thành các nhà máy đang xây dựng và tập trung vào các sản phẩm tinh chất để bán cho các hãng dược phẩm, hóa mỹ phẩm. Bên cạnh đó, chúng tôi sẽ mở rộng vùng nguyên liệu từ hiện nay lên con số 10.000 ha đạt chứng nhận hữu cơ quốc tế và các chứng nhận khác vào năm 2026 - 2027. Chúng tôi mong muốn sẽ giúp cho không chỉ 3.000 hộ nông dân mà con số này sẽ tăng lên 10.000 hộ nông dân vùng đồng bào dân tộc thay đổi cuộc sống, sinh kế, nhận thức khi họ hợp tác với doanh nghiệp”.

Chị Nguyễn Thị Huyền chia sẻ, hành trình chuyển đổi từ sản xuất một sản phẩm thông thường sang sản xuất một sản phẩm chất lượng, đảm bảo được truy xuất nguồn gốc, đáp ứng được những chứng nhận quốc tế như hữu cơ và các chứng nhận xã hội khác được chúng tôi gọi là sự thay đổi về triết lý kinh doanh, là hành trình “lột xác” của doanh nghiệp.

“Trên hành trình đó, có những thời điểm khó khăn đến mức tôi băn khoăn, loay hoay với câu hỏi liệu rằng mình có đi đúng đường không? Tuy nhiên, khi có được những khách hàng mua sản phẩm organic, rồi khi mở rộng quy mô và hiện nay, khi hữu cơ đã trở thành xu hướng quốc tế, rất nhiều người tiêu dùng mong muốn được sử dụng sản phẩm xanh, sạch, có tác động xã hội thì Vinasamex thấy rằng mình thực sự đã đi đúng đường” – chị Nguyễn Thị Huyền chia sẻ.

Hành trình ý nghĩa mà Vinasamex đang đi được bà chủ 8X gọi là hành trình phát triển bền vững. Chị Huyền cũng xác định đây là một hành trình dài và Vinasamex muốn đưa sản phẩm của mình phát triển hơn nữa, nhiều năm hơn nữa, từ thế hệ này đến thế hệ khác và sẵn sàng đầu tư cho nó. Đương nhiên là sẽ có khó khăn, thách thức, sóng gió nhưng Huyền bộc bạch, chị tin rằng mình và các công sự chắc chắn sẽ vượt qua và yếu tố tinh thần sẽ là những yếu tố lớn mà chúng tôi cần có để kiên định vượt qua khó khăn.

Trên hành trình xanh, hành trình phát triển bền vững, theo chị Nguyễn Thị Huyền, hành trình phát triển bền vững không hề dễ dàng và chúng tôi rất mong muốn nhận được sự hỗ trợ của các cơ quan chức năng dành cho những doanh nghiệp đang từ mô hình sản xuất thông thường chuyển sang mô hình sản xuất bền vững hơn, tiêu chuẩn xanh, sạch, tiêu chuẩn ESG, bảo vệ môi trường. Trong đó, sự hỗ trợ tập trung vào việc giúp Vinasamex tiếp cận với nguồn vốn vay ngân hàng, các nguồn vốn vay ưu đãi…

Longform | 'Xanh hoá' sản phẩm, khẳng định thương hiệu nông sản trên thị trường

Bên cạnh đó, Vinasamex cũng mong muốn Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hỗ trợ doanh nghiệp tham gia các hội chợ quốc tế để có thể tiếp xúc với bạn hàng, hội nhập nhanh chóng hơn, học được các kinh nghiệm của các doanh nghiệp khác. Đặc biệt là tiếp cận với khách hàng mới để mang sản phẩm xuất khẩu.

Ngoài ra, cần có chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp đầu tư vào khu vực nông thôn, miền núi phát huy chuỗi giá trị. Nếu được như vậy thì các doanh nghiệp sẽ tự tin hơn và họ sẽ có nguồn vốn vay ưu đãi để kiên định với con đường phát triển xanh, phát triển bền vững.

Lan Phương

Đồ họa: Lan Ngọc

Lan Phương

Có thể bạn quan tâm

Chung tay xây dựng thương hiệu cho nông sản miền núi

Chung tay xây dựng thương hiệu cho nông sản miền núi

Việt Nam có hàng ngàn sản phẩm miền núi có chất lượng cao. Xây dựng thương hiệu cho nông sản miền núi là giải pháp quan trọng nâng cao giá trị.
Xây dựng và phát triển thương hiệu nông sản: Gia tăng giá trị sản phẩm

Xây dựng và phát triển thương hiệu nông sản: Gia tăng giá trị sản phẩm

1 kg chè ô long hái 1 tôm 2-3 lá giá xuất khẩu thô chỉ 10 USD nhưng nước nhập khẩu sơ chế, đóng gói dưới thương hiệu của đơn vị nhập khẩu giá bán gấp chục lần.
Nông sản Việt chinh phục thị trường thế giới bằng uy tín thương hiệu

Nông sản Việt chinh phục thị trường thế giới bằng uy tín thương hiệu

Xuất khẩu nông sản đã đi được 2/3 chặng đường của năm 2024 với con số ấn tượng đạt hơn 46 tỷ USD. Đây là cơ sở để nông sản đạt mục tiêu 55 tỷ USD trong năm nay.