Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Thứ hai 25/11/2024 12:39

Lực lượng quản lý thị trường - Sự thay đổi hiệu quả sau hơn hai năm tổ chức mô hình theo ngành dọc

Lực lượng quản lý thị trường (QLTT) được thành lập từ năm 1957 với nhiệm vụ giúp Chính phủ xây dựng và tổ chức, chỉ đạo thực hiện các chủ trương, chính sách QLTT, chống đầu cơ, tích trữ hàng hóa.

Từ năm 1995 đến nay, lực lượng QLTT được tổ chức và kiện toàn lại theo Nghị định số 10/CP ngày 23 tháng 01 năm 1995 của Chính phủ về tổ chức, nhiệm vụ và quyền hạn của QLTT, theo đó lực lượng QLTT thành một lực lượng chuyên trách, thực hiện chức năng kiểm tra, kiểm soát thị trường, đấu tranh chống các hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động thương mại ở thị trường trong nước. Đến năm 2008, Chính phủ ban hành Nghị định số 27/2008/NĐ-CP ngày 13 tháng 3 năm 2008 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 10/CP ngày 23/01/1995 của Chính phủ về tổ chức, nhiệm vụ và quyền hạn của QLTT, trong đó giao thêm cho lực lượng QLTT chức năng thanh tra chuyên ngành thương mại, mở rộng phạm vi kiểm tra việc tuân thủ pháp luật đối với các hoạt động công nghiệp, tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật về thương mại cho các tổ chức, cá nhân hoạt động kinh doanh trên thị trường. Hệ thống QLTT tổ chức làm 03 cấp, không theo mô hình ngành dọc gồm: (i) ở trung ương có Cục QLTT thuộc Bộ Công Thương; (ii) ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có 63 Chi cục QLTT thuộc Sở Công Thương; (iii) ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh hoặc liên huyện (sau đây gọi tắt là cấp huyện) có 681 Đội QLTT trực thuộc Chi cục QLTT cấp tỉnh.

Ngày 10 tháng 8 năm 2018, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 34/2018/QĐ-TTg quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục QLTT trực thuộc Bộ Công Thương. Đây là dấu mốc quan trọng, đánh dấu bước chuyển mình trong 63 năm hình thành và phát triển của lực lượng Quản lý thị trường, từ một lực lượng chưa được tổ chức thống nhất, bị phân tán, cắt khúc theo địa giới hành chính trở thành lực lượng được tổ chức thống nhất, xuyên suốt từ trung ương đến địa phương. Sau hơn hai năm hoạt động, lực lượng Quản lý thị trường cả nước đã đạt được những kết quả nổi bật.

Thứ nhất, tổ chức bộ máy của lực lượng QLTT từ Trung ương đến địa phương được sắp xếp, kiện toàn theo hướng tinh gọn, đảm bảo hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Theo Quyết định số 34/2018/QĐ-TTg, tổ chức bộ máy của Tổng cục QLTT ở Trung ương đã được tinh giản từ 11 đơn vị xuống còn 6 đơn vị (giảm 45%). Sau 02 năm hoạt động, Tổng cục QLTT đã thực hiện tinh giản số Đội QLTT chỉ còn 376 Đội (giảm 45% so với trước đây). Để tiếp tục kiện toàn bộ máy, xây dựng lực lượng QLTT theo hướng hiện đại, chính quy, chuyên nghiệp, tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, Bộ Công Thương đang báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt Đề án thành lập 19 Cục Quản lý thị trường liên tỉnh trên cơ sở sáp nhập 38 Cục QLTT cấp tỉnh (giảm 19 Cục QLTT cấp tỉnh) và Chiến lược phát triển lực lượng QLTT giai đoạn 2021 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030.

Thứ hai, công tác chỉ đạo điều hành được Bộ Công Thương chỉ đạo, lãnh đạo tập trung, thống nhất trong việc thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về quản lý thị trường. Có thể nhận thấy rõ nét qua việc chỉ đạo lực lượng Quản lý thị trường triển khai các biện pháp ứng phó với tình hình dịch bệnh Covid-19. Thực hiện chỉ đạo của Bộ Công Thương, Tổng cục QLTT đã kịp thời ban hành nhiều văn bản chỉ đạo nhằm ổn định thị trường, đảm bảo cung ứng hàng hóa thiết yếu phục vụ người dân trong thời gian dịch bệnh, như: tăng cường kiểm tra, ngăn chặn tình trạng xuất khẩu khẩu trang và gạo lậu qua biên giới; tăng cường kiểm soát, ngăn chặn kịp thời hành vi lợi dụng tình hình dịch bệnh, khan hiếm hàng hóa trên thị trường để mua vét, mua gom, định giá hàng hóa bất hợp lý. Chỉ tính riêng 9 tháng năm 2020, lực lượng Quản lý thị trường cả nước đã tiến hành kiểm tra, giám sát 9.449 vụ, với số tiền xử phạt vi phạm hành chính 5,65 tỷ đồng; trong đó, riêng về mặt hàng trang thiết bị y tế dùng để phòng, chống dịch Covid-19, lực lượng QLTT cả nước đã kiểm tra, giám sát 9.088 cơ sở, với tổng số tiền xử phạt vi phạm hành chính 4,72 tỷ đồng.

Thứ ba, về công tác kiểm tra kiểm soát thị trường đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, mô hình tổ chức lực lượng QLTT theo ngành dọc đã chứng tỏ tính ưu việt khi đánh đúng, đánh trúng vào những đường dây, ổ nhóm lớn mà trước đây chưa bao giờ làm được;đồng thời nâng cao hiệu quả của công tác phối hợp với các lực lượng chức năng.

Các đơn vị chức năng thuộc Tổng cục QLTT đã thực hiện các biện pháp nghiệp vụ và phối hợp với các lực lượng chức năng như Bộ đội Biên phòng, Công an,… tổ chức kiểm tra, triệt phá nhiều đường dây, ổ nhóm lớn trên nhiều địa bàn tỉnh, thành trên cả nước. Điển hình là bóc gỡ đường dây bán hàng giả tại các Trung tâm thương mại Sài Gòn Square, Lucky Plaza TP Hồ Chí Minh, phố cổ Hà Nội, Móng Cái (Quảng Ninh). Xử lý các điểm nóng về sản xuất và kinh doanh hàng giả tại chợ Ninh Hiệp, Phú Xuyên, chợ Bến Thành. Kiểm tra xử lý các kho, cửa hàng bán hàng giả, hàng nhái các thương hiệu nổi tiếng thế giới tại Hưng Yên, Hải Phòng, Nha Trang… Năm 2019 và 6 tháng đầu năm 2020, lực lượng QLTT đã chuyển cơ quan điều tra 176 vụ; đã khởi tố hình sự 23 vụ; không khởi tố hình sự 55 vụ; đang tiếp tục điều tra 98 vụ, trong đó buôn bán, vận chuyển trái phép hàng cấm, hàng lậu 79 vụ; gian lận thương mại 21 vụ; hàng giả 64 vụ; vi phạm khác 12 vụ. Qua những vụ việc lớn cho thấy lực lượng QLTT tổ chức theo ngành dọc đã khắc phục được điểm yếu lớn nhất từ trước đây đó là sự chia cắt theo địa bàn; sự chỉ đạo xuyên suốt, thống nhất từ Tổng cục đến địa phương tạo thuận lợi cho các đơn vị phối hợp hành động kịp thời, khẳng định vai trò nòng cốt của Quản lý thị trường trong Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia, làm cơ sở cho sự phối hợp chặt chẽ với Ban Chỉ đạo 389 tỉnh/thành phố xử lý nhiều vụ vi phạm về buôn lậu, gian lận thương mại.

Thứ tư, nâng cao chất lượng đội ngũ công chức Quản lý thị trường cả nước, từng bước xây dựng lực lượng Quản lý thị trường chính quy, chuyên nghiệp.

Trước đây, việc đào tạo, bồi dưỡng kiến thức nghiệp vụ cho đội ngũ công chức Quản lý thị trường ở địa phương không thường xuyên, không thống nhất và không theo được yêu cầu chỉ đạo của Bộ Công Thương do kinh phí đào tạo bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ từng địa phương khác nhau và còn hạn chế. Ngay sau khi thành lập Tổng cục, Bộ Công Thương chỉ đạo Tổng cục Quản lý thị trường đặc biệt quan tâm đến công tác đào tào, bồi dưỡng đối với công chức Quản lý thị trường, xác định nhiệm vụ đào tạo bồi dưỡng, nâng cao chất lượng đội ngũ công chức là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất trong hoạt động của lực lượng lượng Quản lý thị trường trong thời gian vừa qua. Tổng cục Quản lý thị trường đã phối hợp với các đơn vị có liên quan của Bộ Công Thương như Vụ Tổ chức cán bộ và Trường Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Công Thương trung ương tổ chức các lớp bồi dưỡng quản lý nhà nước theo tiêu chuẩn các ngạch công chức Quản lý thị trường cho hơn 1.300 công chức QLTT (01 lớp bồi dưỡng ngạch Kiểm soát viên cao cấp thị trường, 02 lớp Kiểm soát viên chính thị trường; 04 lớp Kiểm soát viên thị trường); đồng thời Tổng cục cử hàng trăm lượt công chức tham gia các lớp bồi dưỡng kiến thức lãnh đạo quản lý cấp Vụ, cấp phòng và tương đương, lớp đào tạo lý luận chính trị..., thường xuyên tổ chức tập huấn chuyên môn nghiệp vụ và ứng dụng công nghệ thông tin cho lực lượng Quản lý thị trường cả nước... Bên cạnh công tác tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, lý luận chính trị,... cho công chức QLTT thì Tổng cục QLTT cũng chủ động phối hợp với các đơn vị có liên quan sửa đổi, bổ sung các chương trình, tài liệu bồi dưỡng dành cho công chức QLTT để kịp thời cập nhật kiến thức, các quy định mới của pháp luật liên quan đến hoạt động chuyên môn nghiệp vụ của QLTT cho công chức QLTT giúp cho quá trình thực thi công vụ của công chức theo đúng quy định của pháp luật, phù hợp với tình hình thực tế. Như vậy, với việc thường xuyên tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cũng như lý luận chính trị, đã góp phần đổi mới, nâng cao chất lượng công chức QLTT, hướng tới xây dựng lực lượng QLTT chính quy, hiện đại, đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước trong tình hình mới.

Thứ năm, ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động tạo bước đột phá trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động của lực lượng Quản lý thị trường

Tổng cục QLTT xây dựng kế hoạch triển khai ứng dụng công nghệ thông tin vào trong hoạt động của lực lượng, đầu tư cho hạ tầng công nghệ thông tin, đưa vào vận hành chính thức Cổng thông tin điện tử; hệ thống quản lý văn bản điện tử; hệ thống thư điện tử công vụ; cở sở dữ liệu và quản lý công tác tài chính; cơ sở dữ liệu và thống kê xử phạt hành chính, hệ thống hội nghị trực tuyến với 64 điểm cầu (Tổng cục và 63 cục địa phương)... Trong giai đoạn 2020-2021, Tổng cục sẽ tiếp tục triển khai xây dựng cơ sở dữ liệu về hàng giả, hàng nhái, buôn lậu, gian lận thương mại và vi phạm sở hữu trí tuệ, tra cứu chứng từ điện tử, quản lý cán bộ, thi đua khen thưởng… Đặc biệt, kể từ ngày 01/12/2020, Tổng cục Quản lý thị trường đưa ứng dụng Hệ thống xử lý vi phạm hành chính phục vụ công tác quản lý hoạt động kiểm tra, thực hiện các biện pháp nghiệp vụ và xử lý vi phạm hành chính của lực lượng Quản lý thị trường. Ứng dụng công nghệ thông tin đã góp phần quan trọng, giúp công tác chỉ đạo điều hành, công tác quản lý và hoạt động kiểm tra, kiểm soát, xử lý vi phạm hành chính của lực lượng QLTT được chủ động, thông suốt, thống nhất, kịp thời và đạt hiệu quả cao, đáp ứng được yêu cầu chỉ đạo của Bộ Công Thương.

Như vậy, có thể thấy, sau hơn hai năm hoạt động theo mô hình Tổng cục ngành dọc từ trung ương đến địa phương đã thể hiện rõ ưu điểm, tạo sự chuyển biến tích cực rõ rệt trong điều hành, quản lý, nâng cao hiệu quả kiểm tra, kiểm soát, phối hợp giữa các đơn vị trong đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.

Ban Chỉ đạo 35 Bộ Công Thương
Bài viết cùng chủ đề: Quản lý thị trường

Tin cùng chuyên mục

Doanh nghiệp dệt may phát huy sức sáng tạo của người lao động

Câu lạc bộ Máu nóng Gia Lai: 7 năm làm cầu nối trao đi những 'giọt hồng' yêu thương

Giải pháp để ngành Công Thương tiến nhanh trên hành trình chuyển đổi số

“Cấm” thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng: Có khả thi?

Bộ Công Thương làm việc cùng Hội đồng ngũ cốc Hoa Kỳ về hợp tác phát triển nhiên liệu sinh học

Nhà giáo trong kỷ nguyên số cần biến thách thức thành cơ hội để ngành giáo dục vươn mình

Trường Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Công Thương Trung ương tổ chức Lễ kỷ niệm truyền thống 50 năm

Gia Lai: Hỗ trợ cô giáo nghèo vượt qua gia cảnh khó khăn vươn lên trong cuộc sống

Tiếp tục đề xuất giảm 2% thuế: Trợ lực 'tiếp sức' cho doanh nghiệp, kích cầu nền kinh tế

Bí quyết ‘cơ động’ của thầy Cường ‘động cơ’

Bộ Công Thương ban hành công điện về việc chủ động ứng phó với bão số 9 (bão Man-yi)

Từ thông điệp chống lãng phí của Tổng Bí thư suy ngẫm về việc xử lý thành công các dự án tồn đọng

Tặng quà nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam: Tôn vinh thực sự hay áp lực hình thức?

Khu thương mại tự do Đà Nẵng: Đâu là lời giải cho "bài toán" thu hút đầu tư?

TP. Hồ Chí Minh: Tiệm mì 0 đồng lan tỏa yêu thương của những chàng trai Hóc Môn

Trách nhiệm thi hành Thông tư quy định về quản lý, sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ

Giải ngân vốn đầu tư công bứt tốc cuối năm để về đích

Bộ Công Thương ban hành Thông tư về quản lý, sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ

Bộ Công Thương đề xuất nghiên cứu đầu mối quản lý về công nghiệp thực phẩm

Bộ Công Thương rà soát, đánh giá kết quả thực hiện lộ trình phối trộn nhiên liệu sinh học