Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Thứ hai 25/11/2024 22:14

Lý do UBND TP.Hà Nội đề xuất không sáp nhập quận Hoàn Kiếm?

Quận Hoàn Kiếm thuộc diện sáp nhập vì không đủ tiêu chí về diện tích, nhưng UBND TP. Hà Nội nêu 8 lý do không nên sáp nhập quận này.

Thành phố Hà Nộivừa hoàn thành Phương án tổng thể sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, xã giai đoạn 2023-2025. Trong đó, thành phố có một đơn vị cấp huyện (quận Hoàn Kiếm) và 173 đơn vị hành chính cấp xã thuộc diện sáp nhập do không đủ tiêu chí về diện tích, dân số.

Theo định của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, quận phải có diện tích tối thiểu 35km2, dân số 150.000 người. Hoàn Kiếm đủ tiêu chuẩn về dân số, nhưng chỉ đạt 15% diện tích (5,35km2). Dù vậy, Hà Nội cho rằng không nên sáp nhập quận Hoàn Kiếm vì 8 lý do.

Theo UBND TP Hà Nội, sáp nhập quận Hoàn Kiếm sẽ ảnh hưởng quá trình hình thành đô thị văn hóa lâu đời của Thăng Long - Hà Nội và kinh tế xã hội của thành phố.

Cụ thể, đây là quận trung tâm hành chính, chính trị, kinh tế và văn hóa của TP. Hà Nội. Quận có địa giới hành chính ổn định, hình thành trước năm 1945, có bề dày truyền thống lịch sử, văn hóa, tôn giáo, tín ngưỡng, phong tục, tập quán, vị trí địa lý, gắn với truyền thống lịch sử hình thành của thành Đại La, Thăng Long, Đông Đô, của Thủ đô Hà Nội nghìn năm văn hiến.

Khu phố cổ gồm 10 phường có truyền thống lịch sử, văn hóa lâu đời cần được bảo tồn, gìn giữ bao gồm: Hàng Đào, Hàng Bạc, Hàng Gai, Hàng Bồ, Hàng Bông, Hàng Buồm, Hàng Mã, Cửa Đông, Đồng Xuân, Lý Thái Tổ, gắn với sự hình thành của khu 36 phố phường, có 5 cửa Ô từ đầu thế kỷ XX.

Hầu hết phường thuộc quận Hoàn Kiếm đều có tín ngưỡng thờ Thành hoàng làng riêng, tồn tại tên gọi từ hàng trăm năm trước đến nay. Khu phố cổ Hà Nội đã được xếp hạng "Di tích lịch sử Quốc gia"; có hai di tích Quốc gia đặc biệt là đền Bạch Mã và di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn.

Tên của quận gắn liền với truyền thuyết "trả gươm" sau chiến tranh giải phóng dân tộc của vua Lê Thái Tổ, thể hiện khát vọng yêu chuộng Hòa Bình của dân tộc Việt Nam.

Bên cạnh đó, quy hoạch xung quanh hồ Hoàn Kiếm là một chỉnh thể có yếu tố đặc thù, kế thừa lịch sử, văn hóa, kiến trúc, được chia ra làm 3 khu vực chính: khu phố cổ, khu vực hồ Gươm và phụ cận, khu phố cũ, giữ hình thái ổn định từ năm 1990 đến nay.

Kinh tế quận Hoàn Kiếm trong những năm gần đây liên tục tăng trưởng cao, bền vững; cơ cấu kinh tế chủ yếu là thương mại, du lịch, dịch vụ (từ năm 2019, nhóm ngành này chiếm đến hơn 98%). Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn hằng năm đều vượt so với kế hoạch thành phố giao (năm 2021, 2022 đạt hơn 14.000 tỷ đồng).

UBND thành phố đang chỉ đạo xây dựng các Đề án lớn, quan trọng, như: Bảo tồn, tôn tạo, phát huy giá trị lịch sử văn hóa khu phố cũ thành vùng di sản; phát triển bãi nổi giữa và ven sông Hồng thành công viên văn hóa đa chức năng; nghiên cứu, đề xuất giải pháp khai thác và phát huy giá trị vỉa hè, lòng đường một số tuyến phố trên địa bàn quận...

Với 173 đơn vị hành chính cấp xã thuộc diện sáp nhập, Hà Nội cũng nêu các phường trọng điểm về quốc phòng (Phúc Xá, Điện Biên, Quán Thánh, Đội Cấn, Ngọc Hà, Liễu Giai của quận Ba Đình); phường đang thực hiện cải tạo xây dựng chung cư cũ (Giảng Võ, Thành Công quận Ba Đình); phường có quy mô dân số lớn (Quan Hoa, Nghĩa Tân quận Cầu Giấy).

Thành phố đưa ra phương án bù trừ giữa các phường giáp ranh thuộc diện sắp xếp như điều chỉnh một phần diện tích của phường Yên Hòa và một phần diện tích phường Dịch Vọng vào phường Quan Hoa. Nguyên nhân là phường Quan Hoa có diện tích tự nhiên là 0,89km2, chỉ đạt 16,15% so với tiêu chuẩn đơn vị hành chính cấp xã theo quy định.

Một số phường đã được thành phố đưa ra phương án sáp nhập cụ thể, như Khâm Thiên và Trung Phụng thành phường mới; phường Ngã Tư Sở sẽ không còn khi một phần sáp nhập vào Khương Thượng, một phần vào phường Thịnh Quang; phường Trung Tự cũng được chia về phường Phường Liên và Kim Liên.

Dự kiến Hà Nội giảm được 60 đơn vị hành chính cấp xã (từ 579 đơn vị còn 509 đơn vị) và không có đơn vị hành chính cấp huyện nào phải sắp xếp. Nếu đề án được trung ương nhất trí, thành phố dự kiến năm 2024 sẽ hoàn thành việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã và giải quyết chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức dôi dư tại các đơn vị; đồng thời xử lý trụ sở, tài sản công, thu hồi con dấu cũ, khắc con dấu mới, chuyển đổi các loại giấy tờ liên quan.
Đỗ Nga
Bài viết cùng chủ đề: Hà Nội

Tin cùng chuyên mục

Chuyển đổi số tạo 'cú hích' phát triển du lịch Quảng Ninh

Quảng Ninh: Ngành du lịch 'chạy nước rút' chinh phục mục tiêu 19 triệu lượt khách

Quảng Ninh quyết tâm cùng cả nước gỡ 'thẻ vàng' IUU

Bà Rịa – Vũng Tàu: Chạy đua với thời gian trong giải ngân vốn đầu tư công

‘Quảng Ninh - Điểm đến bốn mùa’: Cú huých mạnh mẽ cho du lịch

Nhật Bản - nhà đầu tư nước ngoài lớn thứ 2 tại Bình Dương

Hải Phòng: Tạo điều kiện cho doanh nghiệp công nghệ số đầu tư vào các khu công nghiệp, khu kinh tế

Quảng Ninh: Tập trung thúc đẩy đầu tư công, tạo nguồn lực cho phát triển

Thanh Hóa thu ngân sách năm 2024 đứng đầu khu vực Bắc Trung bộ

Khai mạc Tuần lễ nông sản và thực phẩm an toàn tỉnh Sơn La tại Hà Nội

Quảng Ninh: Vươn tầm trung tâm logistics hàng đầu miền Bắc

Sơn La: Hiệu quả cao từ việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia 1719

Lạng Sơn: Phát huy vai trò người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số

Thuận Châu (Sơn La): Thực hiện tốt Chương trình 1719, nâng cao đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

25 sản phẩm nông nghiệp Sơn La tiêu biểu năm 2024

Sơn La: Sản xuất công nghiệp tiếp tục là 'đầu tàu' trong tăng trưởng kinh tế

TP. Uông Bí (Quảng Ninh): Nỗ lực vượt khó, đảm bảo tiến độ thu ngân sách năm 2024

Bà Rịa - Vũng Tàu: Cơ chế ‘cảng mở’ giúp Cái Mép – Thị Vải có thêm trợ lực phát triển

Quảng Ninh: Thu hút đầu tư thông minh, hướng tới phát triển kinh tế xanh

Sơn La có thêm 10 mã số vùng trồng phục vụ xuất khẩu