Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

M&A: Định giá đúng giá trị thương hiệu

Thương hiệu là tài sản quan trọng và cốt lõi của doanh nghiệp, giá trị này cần được định lượng rõ trong các thương vụ mua bán và sáp nhập (M&A), tuy nhiên không phải doanh nghiệp trong nước nào cũng đánh giá đúng điều này…

Thương vụ điển hình

ma dinh gia dung gia tri thuong hieu
Thương hiệu là một công cụ của hoạt động M&A

Liên hiệp Hợp tác xã Thương mại thành phố Hồ Chí Minh (Saigon Co.op) và nhà bán lẻ Pháp Auchan đã đạt thỏa thuận chuyển giao tất cả hoạt động bán lẻ của Auchan tại thị trường Việt Nam. Theo đó, Saigon Co.op nhận chuyển giao 15 cửa hàng cùng các hoạt động thương mại điện tử, nền tảng online của Auchan Việt Nam. Toàn bộ hệ thống, nhân sự, hàng hóa của Auchan tại Việt Nam sẽ được Saigon Co.op quản lý.

Theo đại diện Saigon Co.op, mục đích mua lại Auchan nằm trong chiến lược mở rộng hệ thống và thị phần. Sau khi chuyển nhượng, mục tiêu đạt 1.000 điểm bán trong năm nay của Saigon Co.op "cán đích" nhanh hơn. Hiện, công ty đã có gần 800 điểm bán. Auchan đang sở hữu những vị trí đắc địa với nhiều diện tích khác nhau cùng hơn 200.000 khách hàng thành viên. Mỗi diện tích và vị trí khác nhau, công ty sẽ thay đổi bằng mô hình hệ thống siêu thị, cửa hàng tương ứng của Saigon Co.op.

Saigon Co.op mua lại hệ thống siêu thị Auchan của Pháp tại Việt Nam là thương vụ M&A đình đám trong năm 2019. Điều mà Saigon Co.op nhắm đến là thương hiệu có tính toàn cầu với hàng trăm năm của Auchan. Việc kết hợp mô hình bán lẻ có tính toàn cầu với kinh nghiệm địa phương sẽ tạo nên tác động lớn hơn về mặt giá trị thương hiệu cho Saigon Co.op.

Theo các chuyên gia, M&A không mang nghĩa hẹp là giao dịch định giá - bán - mua, mà thách thức thực sự là khi kết thúc giao dịch - hội nhập hậu mua bán, sáp nhập doanh nghiệp bởi các cổ đông phải thực sự nỗ lực tạo ra "cơ thể" mới, đáp ứng những yêu cầu tối thiểu về quản trị. Muốn vậy, chủ đầu tư phải hình dung được tầm nhìn 3 - 5 năm sau M&A, xác định mục tiêu thương vụ. Các cuộc thảo luận giữa hai bên là nền tảng chủ yếu dẫn tới thành công của hoạt động M&A.

Thương hiệu là yếu tố chiến lược nhất, cũng là một trong những công cụ của M&A, được định giá để phục vụ cho hoạt động liên kết, kinh doanh, đầu tư… Thương hiệu còn thể hiện sự cam kết của doanh nghiệp đối với khách hàng, bảo đảm quyền lợi về sản phẩm, dịch vụ. Do vậy, nhiều nhà đầu tư sẵn sàng trả giá cao hơn trong thương vụ M&A có thương hiệu tốt.

Khuyến cáo từ các chuyên gia

Ông Samir Dixi t- Giám đốc điều hành Brand Finance châu Á - Thái Bình Dương - cho rằng, thương hiệu là yếu tố chiến lược, nếu không xác định được giá trị thương hiệu sẽ khó thực hiện thành công M&A.

Tuy nhiên trong thực tế, rất nhiều doanh nghiệp Việt Nam chưa ý thức được tầm quan trọng của thương hiệu mà chỉ quan tâm tới các tài sản hữu hình, cũng chưa có thói quen đánh giá thương hiệu. "Mỗi công ty cần có đội ngũ chuyên môn hiểu về thương hiệu, nếu không doanh nghiệp Việt vẫn sẽ bị đánh giá thấp" - ông Samir Dixit nói.

Từ thực tiễn tư vấn cho khách hàng, bà Nguyễn Lan Phương - Công ty Luật Baker & Mckenzie - chỉ ra: Chỉ một số ít doanh nghiệp trong nước có nhận thức về giá trị thương hiệu, việc sử dụng lợi thế thương hiệu khi làm việc với đối tác là không thường thấy. "Trong các thương vụ M&A, bên bán hầu như đều đặt mục tiêu nhận được giá chuyển nhượng cao nhất mà ít quan tâm đến định giá thương hiệu và chiến lược phát triển thương hiệu hậu M&A" - bà Phương nhìn nhận.

Cũng theo bà Nguyễn Lan Phương, trong câu chuyện thoái vốn, cổ phần hóa doanh nghiệp, doanh nghiệp thường loay hoay với vấn đề định giá đất đai, tài sản, nhưng đôi khi giá trị lớn nhất của doanh nghiệp nằm ở thương hiệu lại không được tính đến, dẫn tới đánh giá thấp doanh nghiệp, lựa chọn nhà đầu tư chưa phù hợp hoặc không biết trân trọng thương hiệu, đưa ra những quyết sách sai lầm hậu M&A.

Theo báo cáo của một số công ty nghiên cứu khảo sát, Việt Nam là 1 trong 3 thị trường đầu tư tư nhân sôi động tại Đông Nam Á, thậm chí còn được đánh giá là điểm đến đầu tư hấp dẫn nhất Đông Nam Á. Trong đó có 6 nhóm ngành được dự báo hấp dẫn đầu tư tại Việt Nam trong thời gian tới, gồm công nghệ tài chính, giáo dục, năng lượng tái tạo, dược phẩm, thương mại điện tử, vận tải và giao thông.

Bên cạnh đó, Việt Nam đã và đang hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, việc cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng khốc liệt, nhất là các thương vụ thâu tóm, M&A diễn ra rầm rộ và phổ biến hơn trước đây. Trong bối cảnh này, nhiều chuyên gia khuyến cáo, doanh nghiệp Việt Nam cần đẩy mạnh xây dựng, phát triển thương hiệu, nhãn hiệu để đủ sức giữ vững thị trường và tăng trưởng bền vững.

Cùng đó, xây dựng một chiến lược bảo vệ thương hiệu quốc gia đầy đủ, không bỏ qua các tài sản mềm cấu thành giá trị thương hiệu quốc gia; bổ sung các chương trình quản lý thương hiệu quốc gia mà trong đó hiệp hội khẳng định được vai trò, hoạt động có chuẩn mực vì uy tín của các tài sản quốc gia. Sau nữa là vì lợi ích chung của các doanh nghiệp trong hiệp hội; thành lập một Quỹ thương hiệu nhằm hỗ trợ doanh nghiệp gặp khó khăn trong phát triển các tài sản mềm, thương hiệu quốc gia.

Trên thị trường M&A năm 2018 - 2019 của Việt Nam, bất động sản là lĩnh vực chiếm ngôi "vương" với giá trị gần 20%, tiếp đến là các công ty hoạt động đa ngành, chiếm 19,67% và ngành sản xuất hàng tiêu dùng ở vị trí thứ 3 chiếm 10,53%.
Hải Linh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: M&A

Tin cùng chuyên mục

Hệ sinh thái tận dụng các FTA: Chiến lược phát triển bền vững cho ngành thủy sản

Hệ sinh thái tận dụng các FTA: Chiến lược phát triển bền vững cho ngành thủy sản

Việt Nam thu về 20 triệu USD từ loại gia vị đắt thứ 3 thế giới

Việt Nam thu về 20 triệu USD từ loại gia vị đắt thứ 3 thế giới

Khuyến mãi “sốc” 70% kích cầu tiêu dùng tại Triển lãm quốc tế Vietbuild TP. Hồ Chí Minh

Khuyến mãi “sốc” 70% kích cầu tiêu dùng tại Triển lãm quốc tế Vietbuild TP. Hồ Chí Minh

Hợp tác năng lượng, dầu khí - trụ cột quan trọng hàng đầu trong quan hệ Việt Nam - Nga

Hợp tác năng lượng, dầu khí - trụ cột quan trọng hàng đầu trong quan hệ Việt Nam - Nga

Sắp diễn ra Triển lãm quốc tế Quang điện tử Việt Nam (VIOE 2024)

Sắp diễn ra Triển lãm quốc tế Quang điện tử Việt Nam (VIOE 2024)

Ra mắt chuyên trang Thương hiệu quốc gia: Nâng tầm vị thế thương hiệu Việt

Ra mắt chuyên trang Thương hiệu quốc gia: Nâng tầm vị thế thương hiệu Việt

Hướng dẫn tham gia vụ Nam Phi điều tra chống lẩn tránh thuế chống bán phá giá lốp xe ô tô

Hướng dẫn tham gia vụ Nam Phi điều tra chống lẩn tránh thuế chống bán phá giá lốp xe ô tô

Bộ Công Thương phối hợp với Báo Nhân Dân ra mắt chuyên trang Thương hiệu quốc gia

Bộ Công Thương phối hợp với Báo Nhân Dân ra mắt chuyên trang Thương hiệu quốc gia

Nhập khẩu sắt thép của Việt Nam tăng mạnh trong 9 tháng năm 2024

Nhập khẩu sắt thép của Việt Nam tăng mạnh trong 9 tháng năm 2024

Hàng trăm gian hàng hội tụ tại Diễn đàn và Triển lãm Kinh tế Xanh - GEFE 2024

Hàng trăm gian hàng hội tụ tại Diễn đàn và Triển lãm Kinh tế Xanh - GEFE 2024

Hàng giả, hàng nhái tràn lan: Rủi ro lớn từ giao dịch trên mạng xã hội, website chưa được quản lý

Hàng giả, hàng nhái tràn lan: Rủi ro lớn từ giao dịch trên mạng xã hội, website chưa được quản lý

Thứ trưởng Phan Thị Thắng tiếp các phái đoàn châu Âu về hợp tác thúc đẩy phát triển năng lượng

Thứ trưởng Phan Thị Thắng tiếp các phái đoàn châu Âu về hợp tác thúc đẩy phát triển năng lượng

Cơ hội tiếp cận giải pháp bền vững và kinh tế tuần hoàn cho doanh nghiệp Việt Nam

Cơ hội tiếp cận giải pháp bền vững và kinh tế tuần hoàn cho doanh nghiệp Việt Nam

Bàn giải pháp

Bàn giải pháp 'mở cánh cửa' thị trường Halal cho nông sản Việt

Hà Giang: Nỗ lực thu hút đầu tư phát triển thương mại biên giới

Hà Giang: Nỗ lực thu hút đầu tư phát triển thương mại biên giới

Hoa Kỳ khởi xướng rà soát hành chính lệnh áp thuế chống bán phá giá ống thép dẫn dầu từ Việt Nam

Hoa Kỳ khởi xướng rà soát hành chính lệnh áp thuế chống bán phá giá ống thép dẫn dầu từ Việt Nam

Tiếp nhận trả lời Bản câu hỏi vụ điều tra áp dụng chống bán phá giá thép cán nóng

Tiếp nhận trả lời Bản câu hỏi vụ điều tra áp dụng chống bán phá giá thép cán nóng

9 tháng, xuất khẩu nhóm phương tiện vận tải và phụ tùng của Việt Nam đạt hơn 11 tỷ USD

9 tháng, xuất khẩu nhóm phương tiện vận tải và phụ tùng của Việt Nam đạt hơn 11 tỷ USD

Xuất khẩu rau, quả sắp chạm mốc 6 tỷ USD

Xuất khẩu rau, quả sắp chạm mốc 6 tỷ USD

Xuất khẩu cà phê kim ngạch thu về hơn 4,4 tỷ USD

Xuất khẩu cà phê kim ngạch thu về hơn 4,4 tỷ USD

Xem thêm