Sáng ngày 18/11, sự kiện Liên hoan trình diễn nghi lễ và trò chơi kéo co Việt Nam - Hàn Quốc đã diễn ra tại Di tích Quốc gia Đền Trấn Vũ, phường Thạch Bàn, quận Long Biên, Hà Nội, với sự tham gia của gần 500 nghệ nhân, người thực hành nghi lễ và trò chơi kéo co đến từ các tỉnh Bắc Ninh, Lào Cai, Vĩnh Phúc, thành phố Hà Nội và thành phố Dangjin (Hàn Quốc).
Đây là lần đầu tiên Sở Văn hóa và Thể thao thành phố Hà Nộiphối hợp với Hội Di sản Văn hóa Việt Nam và quận Long Biên tổ chức sự kiện này nhằm tăng cường kết nối và trao đổi giữa các cộng đồng thực hành Di sản nghi lễ và trò chơi kéo cotại Việt Nam và các quốc gia có di sản được UNESCO ghi danh.
|
Mãn nhãn với màn trình diễn nghi lễ và trò chơi kéo co |
|
Trò chơi kéo co nhằm tăng cường giao lưu và kết nối cộng đồng |
|
Trọng tài kiểm tra trước khi diễn ra cuộc thi kéo co |
|
Kéo co ngồi ở đền Trấn Vũ (quận Long Biên, Hà Nội) |
Du khách và công chúng Thủ đô được chứng kiến màn thực hành nghi lễ và trò chơi kéo co với sự tham gia của Hội Kéo co Gijisi (thành phố Dangjin, Hàn Quốc) và 7 cộng đồng kéo co tại Việt Nam, gồm: Kéo co ngồi ở đền Trấn Vũ (quận Long Biên, Hà Nội); Kéo mỏ ở thôn Xuân Lai (huyện Sóc Sơn, Hà Nội); Kéo mỏ ở thôn Ngải Khê (huyện Phú Xuyên, Hà Nội); Kéo co tre ở thôn Hữu Chấp (Bắc Ninh); Kéo song ở thị trấn Hương Canh (Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc); Kéo co ở thôn Hòa Loan (huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc) và kéo co của cộng đồng người Tày (huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai).
|
Vật tay trước khi diễn ra kéo co |
|
Kéo co tre ở thôn Hữu Chấp (Bắc Ninh) |
|
Kéo co mỏ ở thôn Xuân Lai (huyện Sóc Sơn, Hà Nội) |
|
Gay cấn kéo co song thị trấn Hương Canh (Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc) |
Nghệ nhân kéo co đến từ Hàn Quốc chia sẻ, kéo co là hoạt động mang tính văn hóa qua thể hiện ở một lễ hội cộng đồng, là hình thức lễ nghi cầu an, cầu mưa qua đó tổ chức dịp vui chơi cho tập thể. Kéo co thể hiện tinh thần đoàn kết “sát cánh/cùng nhau thực hiện”. Dây kéo co Hàn quốc chủ yếu được làm từ rơm/rạ và được gia cố bằng các loại nguyên liệu khác như tre, vỏ cây, hay cả sợi nilon... Kéo co Hàn Quốc sử dụng nhiều loại hình dây kéo: Dây đơn, dây đôi và dây hình kéo hình con cua, bạch tuộc (nhiều chân).
|
Nghi thức kéo co của cộng đồng người Tày (huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai) |
|
Các vị khách đến từ Hàn Quốc chuẩn bị dây kéo co bện bằng rơm hình con bạch tuộc |
Trong buổi liên hoan giao lưu nghi lễ và trò chơi kéo co, đội kéo co truyền thống đền Trấn Vũ đã trình diễn nghi lễ và cùng các đại diện của Hàn Quốc thực hành trò chơi sôi động này. Qua đó, đội kéo co Hàn Quốc cũng giới thiệu về môn kéo co của mình. Dù văn hóa, phong tục tập quán của hai nước khác nhau, xong kéo co tương đồng giữa Việt Nam và Hàn Quốc ở nhiều triết lý nhân sinh. Giao lưu trao đổi những nét đẹp văn hóa đặc trưng là việc làm có ý nghĩa với cả hai dân tộc.
Tiến sĩ Lê Thị Minh Lý, Phó chủ tịch Hội Di sản văn hóa Việt Nam chia sẻ tại nghi lễ và trò chơi kéo co: “Chung một sợi dây" là thông điệp tuyệt vời mà tất cả các cộng đồng kéo co đều cảm nhận được ý nghĩa sâu sắc của nó. Sợi dây là biểu tượng của sự gắn kết cộng đồng, là sự kết nối giữa con người với thiên nhiên, là sự nối dài của những cánh tay, sự tiếp sức từ cộng đồng này đến cộng đồng khác. Chúng ta có thể ở cách xa nhau về địa lý song chúng ta có những điểm tương đồng làm nổi bật giá trị văn hóa đại diện của nhân loại. Tiến sĩ Lê Thị Minh Lý hy vọng, sự kiện này sẽ mở ra cơ hội mới để kết nối các cộng đồng kéo co, để mở rộng hồ sơ ghi danh vào danh mục di sản văn hóa đại diện nhân loại”.
|
Sợi dây kéo co cũng chính là sợi dây kết nối văn hóa độc đáo và thể hiện tình đoàn kết của hai quốc gia |
Đại diện hai đội kéo co của Việt Nam và Hàn Quốc cùng tham gia thực hành di sản và kéo co, qua đây chính là sợi dây kết nối văn hóa độc đáo đồng thời thể hiện tình đoàn kết của hai quốc gia. Đây là một chương trình có ý nghĩa hết sức quan trọng, góp phần bảo tồn các nghi thức, phát huy giá trị di tích, di sản văn hóa của phường Thạch Bàn, quận Long Biên, thành phố Hà nội nói riêng và của Việt Nam, quốc tế nói chung.