Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Longform
16/10/2024 09:10
Mở rộng thị trường, gia tăng nội lực hàng Việt

16/10/2024 09:10

Mẫu mã đẹp, giá cả phải chăng, chất lượng ngày càng được nâng lên, hàng Việt đang ngày càng có thế mạnh, chiếm được niềm tin của đông đảo người tiêu dùng.
Trà Vinh đưa hàng Việt đến người tiêu dùng nông thôn Ninh Bình: Sức mua của người tiêu dùng với hàng Việt Nam ngày càng tăng cao
Mở rộng thị trường, gia tăng nội lực hàng Việt

Mở rộng thị trường, gia tăng nội lực hàng ViệtMở rộng thị trường, gia tăng nội lực hàng Việt

Theo Bộ Công Thương, sau gần 15 năm thực hiện cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam", tỷ lệ người dân dùng hàng Việt đã tăng mạnh từ mức 73% lên hơn 85%.

Khảo sát tại một số siêu thị cho thấy, hàng Việt được trưng bày tại hệ thống quầy kệ ngày càng đa dạng về mẫu mã và tỷ lệ áp đảo hàng ngoại nhập; trong đó, thực phẩm chiếm đa số. Đơn cử tại chuỗi siêu thị GO!/Big C có khoảng 45.000 mã hàng hóa; trong đó, tỷ lệ hàng Việt Nam chiếm trên 90%.

Hay tại chuỗi siêu thị WinMart/WinMart+, tỷ trọng hàng Việt cũng luôn được duy trì đạt mức từ 80-90% số lượng, chủng loại hàng hóa; trong đó, doanh thu từ các mặt hàng nông sản chiếm trên 30%.

Nghiên cứu của Công ty Nghiên cứu thị trường Cimigo cho thấy: Có tới 82% người tiêu dùng Việt Nam cho biết sẽ ưu tiên mua hàng Việt Nam nếu có sự lựa chọn. Đặc biệt, người tiêu dùng Việt Nam ngày càng quan tâm đến môi trường, xã hội và sức khoẻ, ưu tiên sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng, không gây hại cho sức khoẻ và thiên nhiên.Mở rộng thị trường, gia tăng nội lực hàng ViệtQua khảo sát của Hội Doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao, đa số người bán đánh giá sản phẩm của doanh nghiệp đạt chuẩn hàng Việt Nam chất lượng cao được nhiều người mua 80%, có thương hiệu uy tín 60%, sản phẩm đa dạng chủng loại 47%, giá bán cạnh tranh 39%. Trên 50% đánh giá doanh nghiệp có nhiều sản phẩm mới hoặc được cải tiến trong năm qua. Điều này cho thấy người tiêu dùng ngày càng tin tưởng đón nhận, sử dụng hàng Việt.

Thực tế không chỉ nông sản, thực phẩm, đồ gia dụng, thị trường đồ dùng học tập nội nhiều năm trở lại đây cũng chiếm lĩnh phần lớn thị trường nội địa. Khảo sát tại các nhà sách như Fahasa, Nhã Nam, Tiền Phong, Trí Đức, Tiến Thọ... cho thấy, các mặt hàng đồ dùng học tập rất phong phú, đa dạng về mẫu mã. Điều đáng ghi nhận hơn cả, sau nhiều năm triển khai Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam, hiện đồ dùng học tập Made in Việt Nam chiếm đến 80% lượng hàng hóa.

Mở rộng thị trường, gia tăng nội lực hàng ViệtBà Nguyễn Thị Kim Dung - Giám đốc Siêu thị Co.op Mart Hà Đông – cho biết, phát huy tinh thần vì cộng đồng, thời gian qua Saigon Co.op đã và đang nỗ lực để lan tỏa câu chuyện hàng Việt đến với người tiêu dùng một cách sinh động, hiệu quả. Đó cũng là một phần không thể thiếu trong định hướng phát triển của Saigon Co.op. Saigon Co.op luôn tích cực tham gia những sự kiện xúc tiến thương mại của các địa phương; chủ động tìm kiếm, mở rộng nguồn cung theo nhu cầu tiêu dùng; xây dựng các hồ sơ, hướng dẫn các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ nông dân, cơ sở sản xuất tại địa phương những điều kiện cần và đủ để nhanh chóng đưa sản phẩm hàng Việt nói chung, sản phẩm OCOP vào hệ thống.

“Hiện tại hệ thống bán lẻ Saigon Co.op có hơn 130 mặt hàng OCOP gồm trái cây, trứng gia cầm, mật ong, yến sào chưng đường phèn, bột rau củ các loại, nước màu dừa, tiêu, miến dong, bánh tráng, hạt điều… đến từ các hợp tác xã của TP. Hồ Chí Minh Đồng Nai, Tây Ninh, Đồng Tháp, Lâm Đồng, Đăk Nông, Kiên Giang, Thanh Hóa, Hà Nội, Thái Nguyên”, bà Dung chia sẻ và cho hay thực tế tiêu thụ sản phẩm OCOP cho thấy, để sản phẩm OCOP được khách hàng biết tới nhiều hơn, doanh nghiệp bên cạnh tập trung vào đảm bảo chất lượng, sản lượng sản phẩm, cũng cần chú trọng vào thiết kế bao bì theo hướng bắt mắt, thu hút khách hàng, mà thông qua đó người tiêu dùng có thể hiểu được câu chuyện về sản phẩm, tạo sự khác biệt với sản phẩm OCOP của vùng miền khác.

Còn theo bà Nguyễn Thị Hải Thanh - Giám đốc Trung tâm bách hóa tổng hợp và siêu thị Aeon Hà Đông, nhà cung cấp hàng Việt thay đổi mẫu mã các sản phẩm thường xuyên, thực hiện các chương trình khuyến mãi hằng tuần, hằng tháng, bộ nhận diện thương hiệu sản phẩm hàng Việt tốt, một số sản phẩm có khả năng cạnh tranh được so với hàng nước ngoài.

“Chúng tôi luôn ưu tiên cố gắng để mang sản phẩm hàng nội vào trong siêu thị nhiều nhất. Hiện nay, chúng tôi có khoảng 85% mặt hàng đang trưng bày tại siêu thị là hàng nội, đặc biệt đối với những mặt hàng rau, củ, quả tươi sống lên đến 95%. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng phối hợp cùng với các cơ quan chính quyền ban, ngành, địa phương tổ chức các chương trình như khuyến khích sử dụng hàng OCOP”, bà Nguyễn Thị Hải Thanh nói.

Với dân số 100 triệu người và thu nhập của người dân ngày càng tăng, nếu khoảng 15% thu nhập của mỗi người dân dành cho tiêu dùng thì dung lượng của thị trường nội địa của ngành dệt may sẽ đạt khoảng 7 tỷ USD vào năm 2025.

Trong bối cảnh hội nhập toàn cầu, thị trường thời trang Việt Nam đang chứng kiến sự cạnh tranh gay gắt từ các thương hiệu thời trang ngoại nhập. Theo thống kê, hiện tại có hơn 200 thương hiệu thời trang quốc tế nổi tiếng như Chanel, Zara, H&M, và Uniqlo,... đã có mặt và không ngừng mở rộng hệ thống phân phối tại Việt Nam.

Do đó, song song với nỗ lực vươn ra thế giới, nhiều doanh nghiệp dệt may Việt Nam hiện đang tập trung vào thị trường nội địa với nhiều chiến lược phát triển mới. Tổng Giám đốc May 10 Thân Đức Việt cho biết, bên cạnh thơng hiệu truyền thống Grus đã gắn liền với thị trường trong nước hơn 30 năm qua, May 10 còn phát triển nhiều dòng sản phẩm tại thị trường nội địa như: May 10 Expert, May 10 Series, May 10 Classic, May10 Classic Suit… Tất cả những sản phẩm dành cho người tiêu dùng trong nước đều được kiểm tra chặt chẽ, thậm chí hơn hàng xuất khẩu.

Tương tự, từ đầu năm đến nay, Tổng công ty Đức Giang cũng liên tục mở mới các cửa hàng giới thiệu sản phẩm thuộc thương hiệu thời trang HeraDG, S.PEARL. Ông Phạm Tiến Lâm - Tổng Giám đốc Tổng công ty Đức Giang - cho hay, công ty coi phát triển thị trường nội địa là một trong những chiến lược quan trọng. Trong điều kiện thị trường bán lẻ cạnh tranh ngày càng khốc liệt, việc Tổng công ty Đức Giang tiếp tục giới thiệu đến khách hàng trong nước không gian mua sắm mới là minh chứng cho việc phát triển thị trường nội địa bằng những sản phẩm thời trang chất lượng.

Nhiều nhãn hàng Việt Nam khác như: Tổng công ty cổ phần May Việt Tiến, Tổng công ty May Nhà Bè, Tổng công ty cổ phần Dệt May Hòa Thọ… cũng đã liên tục mở rộng điểm bán tại thị trường nội địa. Chất lượng sản phẩm gắn với xu hướng xanh và tiêu dùng tiện ích đang được các doanh nghiệp phát huy nhằm nỗ lực thúc đẩy ưu tiên “người Việt dùng hàng Việt”.

Mở rộng thị trường, gia tăng nội lực hàng ViệtTừ những chiếc bóng đèn sợi đốt, phích nước Rạng Đông, đến nay, sản phẩm Rạng Đông đã có mặt trong ngôi nhà mới của nhiều gia đình Việt; góp phần vận hành chiếu sáng thông minh tại Bến Tre, Cần Thơ, Quảng Ngãi, Quảng Bình, Bắc Kạn, Hải Dương…; chiếu sáng đường tuần tra biên giới; chiếu sáng cảnh quan tâm linh thông minh ở khu di tích Thành cổ Quảng Trị, Cầu Hiền Lương, Nghĩa trang Vị Xuyên…; đã được sử dụng trong các nhà kính, nhà lưới trồng cây công nghệ cao ở Lâm Đồng, Vĩnh Phúc, lắp đặt trên các cánh đồng thanh long xuất khẩu của Bình Thuận…, và đã được ngư dân sử dụng trong các chuyến đánh bắt hải sản xa bờ.

Trái ngọt thu được từ hành động. Theo đó, mọi hoạt động của Rạng Đông đều thấm đẫm tinh thần “Make in Vietnam”: Nghiên cứu phát triển tại Việt Nam, sáng tạo tại Việt Nam, thiết kế tại Việt Nam, sản xuất tại Việt Nam.

PSG.TSKH. Nguyễn Văn Minh, Viện trưởng Viện Đào tạo và Tư vấn doanh nghiệp - Trường Đại học Ngoại thương, Chuyên gia tư vấn trưởng về Chuyển đổi số Rạng Đông - đánh giá: "Thị trường hiện có tới 6.700 doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh sản phẩm LED, chưa kể sự nhập cuộc của các tập đoàn, công ty ngoài ngành, cạnh tranh bằng giá rẻ và giảm lợi nhuận là cuộc đua xuống đáy, chết mòn đau đớn. 'Con đường xanh' trên 'đại dương đỏ' của Rạng Đông là cạnh tranh bằng giá trị, chất lượng, sự tin cậy và giá phù hợp".

“Tôi rất ấn tượng với Rạng Đông, mỗi lần đến đây lại thấy một điểm mới, tràn đầy xúc cảm. Tại các hội thảo, diễn đàn chuyển đổi số gần đây, Rạng Đông luôn là một trường hợp điển hình được nhắc tên, không phải để khoe, mà để thấy rằng ở Việt Nam không gì là không làm được. Rất mong Rạng Đông ngày càng biến hóa đậm nét hơn, làm rạng rỡ đất nước, doanh nghiệp, con người Việt”, Tiến sĩ Võ Trí Thành, Viện trưởng Viện Chiến lược – Thương hiệu và Cạnh tranh bộc bạch.

Mở rộng thị trường, gia tăng nội lực hàng Việt

Mở rộng thị trường, gia tăng nội lực hàng Việt

Bà Vũ Thị Hậu - Nguyên Chủ tịch Hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam - cho rằng, hiện thị trường nội địa có quy mô 180 tỷ USD và dự báo sẽ đạt con số 350 tỷ USD vào năm 2025, đây không chỉ là cơ hội cho các nhà bán lẻ mà còn là cơ hội để hàng Việt nâng cao vị thế của mình tại “sân nhà”.

Đáng chú ý, nhiều năm trở lại đây, người tiêu dùng Việt đã thay đổi phong cách mua sắm, không còn tâm lý sính hàng ngoại khi hàng Việt ngày càng có chất lượng, giá cả ổn định, mẫu mã phong phú, đa dạng. Đẩy mạnh Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam tại nhiều địa phương luôn được chú trọng triển khai với cách làm sáng tạo, hiệu quả đem lại lợi ích cho doanh nghiệp và người tiêu dùng trong cả nước.

Theo PGS. TS. Đinh Trọng Thịnh - chuyên gia kinh tế, trong những năm qua nhiều mặt hàng "made in Việt Nam" đã đủ mạnh để chi phối thị trường trong nước. Nhiều doanh nghiệp trong nước đã nỗ lực đầu tư, đa dạng sản phẩm, giá thành hợp lý… Do đó, được đông đảo người dân lựa chọn và tin dùng.

“Những điểm mạnh của hàng hoá Việt đó là chất lượng và phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng Việt Nam. Trong nhiều năm gần đây, người Việt Nam thường lựa chọn các cửa hàng hóa tiêu dùng của các doanh nghiệp Việt Nam sản xuất. Với sự quyết tâm sự nỗ lực của các doanh nghiệp và sự lựa chọn của người tiêu dùng, thì hàng hóa Việt Nam sẽ càng chiếm lĩnh vững chắc tại thị trường Việt Nam. Từ đó, tiếp tục lan tỏa sức mạnh của mình ra thị trường thế giới”, PGS. TS. Đinh Trọng Thịnh đánh giá.

Mở rộng thị trường, gia tăng nội lực hàng Việt

Bên cạnh kết quả đạt được, hiện Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" đang bước sang một giai đoạn mới trong bối cảnh Việt Nam hội nhập ngày càng sâu rộng hơn vào nền kinh tế thế giới trong bối cảnh kinh tế thế giới tiếp tục gặp nhiều khó khăn, thách thức, diễn biến khó lường và ẩn chứa nhiều bất ổn. Lạm phát tuy hạ nhiệt, nhưng vẫn neo ở mức cao, nhiều nền kinh tế lớn duy trì chính sách tiền tệ thắt chặt, lãi suất cao; thương mại, tiêu dùng và đầu tư toàn cầu tiếp tục suy giảm; hàng rào bảo hộ, phòng vệ thương mại gia tăng... ảnh hưởng đến hoạt động xuất, nhập khẩu.

Để nâng cao vị thế của hàng Việt, ông Nguyễn Anh Đức - Chủ tịch Hiệp hội Các nhà bán lẻ Việt Nam, trước hết cần phải xây dựng niềm tin nơi người tiêu dùng. Theo đó, các doanh nghiệp Việt cần đẩy mạnh đầu tư vào nghiên cứu và phát triển, đổi mới công nghệ và cải tiến quy trình sản xuất theo xu hướng kinh tế xanh, tuần hoàn; chú trọng xây dựng và bảo vệ thương hiệu, nâng cao năng lực quản trị và phát triển các kênh phân phối hiệu quả. Đồng thời chú trọng phát triển hệ thống bán lẻ nội địa tạo cơ hội cho hàng Việt đến với người tiêu dùng.

Về phía, các bộ, ngành, địa phương, hiệp hội ngành hàng cần tổ chức rà soát, tổng kết, đánh giá lại tình hình triển khai chương trình, đề án phát triển thương hiệu ngành sản phẩm đã ban hành từ trước đến nay để cập nhật, điều chỉnh, bổ sung phù hợp; nâng cao năng lực xây dựng, phát triển thương hiệu cho chủ thể liên quan.

Phương thức tiêu dùng thay đổi buộc hệ thống bán lẻ cũng phải thay đổi, mới đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng. Trong chuỗi cung ứng, hệ thống phân phối là mắt xích rất quan trọng. Thực tế, trong Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam", các đơn vị phân phối, bán lẻ đã tham gia rất tích cực và phát huy hiệu quả rõ nét. Tiếp đó, cần chú trọng phát triển hệ thống bán lẻ nội địa, tạo lập môi trường kinh doanh thuận lợi, thúc đẩy chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin và phát triển phương thức thương mại điện tử,… đây là cách để hàng Việt không chỉ mở rộng tại thị trường trong nước, lan tỏa rộng khắp đến vùng sâu, vùng xa mà còn vào kênh phân phối của nước ngoài.

Mở rộng thị trường, gia tăng nội lực hàng Việt

Nguyễn Hạnh

Đồ họa: Hồng Thịnh

Nguyễn Hạnh - Hồng Thịnh

Có thể bạn quan tâm

Tạo sức bật cho sản phẩm công nghiệp chủ lực tăng cạnh tranh trong chuỗi cung ứng

Tạo sức bật cho sản phẩm công nghiệp chủ lực tăng cạnh tranh trong chuỗi cung ứng

Hỗ trợ phát triển sản phẩm công nghiệp chủ lực cần đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, giúp doanh nghiệp tham gia vào chuỗi sản xuất, cung ứng toàn cầu
Tháo gỡ khó khăn triển khai hợp đồng điện tử: Doanh nghiệp cần hành lang pháp lý đồng bộ

Tháo gỡ khó khăn triển khai hợp đồng điện tử: Doanh nghiệp cần hành lang pháp lý đồng bộ

Một trong những vướng mắc lớn nhất hiện nay là hành lang pháp lý chưa hoàn thiện, tính bảo mật chưa cao, khiến doanh nghiệp chưa tin dùng hợp đồng điện tử.
Bộ Công Thương hướng dẫn tổ chức các phong trào thi đua yêu nước; tôn vinh, khen thưởng trong năm 2024, 2025

Bộ Công Thương hướng dẫn tổ chức các phong trào thi đua yêu nước; tôn vinh, khen thưởng trong năm 2024, 2025

Các đơn vị ngành Công Thương lan tỏa mạnh mẽ phong trào thi đua yêu nước; khen thưởng điển hình tiên tiến, nhân tố mới, người trực tiếp lao động, sản xuất...