Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Thứ hai 25/11/2024 18:49

Mở rộng thị trường, xuất khẩu rau quả tiếp đà tăng cao

2 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu rau quả tiếp tục duy trì đà tăng trưởng ấn tượng. Nhiều thị trường mới đang được ngành rau quả mở rộng, phát triển mạnh mẽ.

Xuất khẩu tăng mạnh

2 tháng đầu năm 2024 xuất khẩu rau quả tiếp tục duy trì đà tăng trưởng ấn tượng và kỳ vọng lập kỷ lục mới 6,5 tỷ USD trong năm 2024.

Bà Ngô Tường Vy, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Tập đoàn Xuất nhập khẩu trái cây Chánh Thu cho biết, doanh nghiệp đã kín đơn hàng sầu riêng nhưng hiện nay đã cuối vụ, đang không có đủ sản phẩm để xuất khẩu. "Chúng tôi hiện không đủ số lượng sầu riêng cho nhiều thị trường, đang phải đợi sầu riêng chính vụ vào tháng 5 tới. Các đơn hàng bưởi, xoài, vú sữa... vẫn đang được xuất khẩu tốt", bà Tường Vy nói.

Kỳ vọng nhiều vào mặt hàng dừa tươi xuất khẩu, ông Bùi Dương Thuật, Giám đốc Công ty TNHH XNK trái cây Mekong cho biết, hiện đơn hàng xuất khẩu đi Mỹ, châu Âu, Australia khá ổn định. Hiện, mỗi tuần doanh nghiệp xuất trung bình 4-5 container dừa đi các thị trường. Về thị trường Trung Quốc, ông Thuật cho biết, doanh nghiệp đang chờ mong Trung Quốc ký nghị định thư cho dừa, năm 2024 nếu nghị định thư được ký thì kim ngạch xuất khẩu dừa tươi sang thị trường Trung Quốc sẽ tăng trưởng khả quan.

2 tháng đầu năm, xuất khẩu rau quả tiếp đà tăng cao

Ông Đặng Phúc Nguyên - Tổng thư ký Hiệp hội rau quả Việt Nam (Vinafruit) cho biết, tháng 2, xuất khẩu rau quả 325,76 triệu USD, giảm 33,6% so với tháng trước. Dù sụt giảm trong tháng 2 nhưng tính chung 2 tháng đầu năm, xuất khẩu mặt hàng này vẫn đạt mức tăng trưởng cao. Cụ thể, hết tháng 2 kim ngạch xuất khẩu rau quả đạt hơn 815 triệu USD, tăng 45,1% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây là một trong các nhóm hàng chủ lực có tăng trưởng cao trong thời gian qua.

Lý giải về sự sụt giảm trong tháng 2, ông Nguyên cho rằng, không có gì đáng ngại do tháng 2 có dịp nghỉ Tết Giáp Thìn 2024 nên kim ngạch giảm là dễ hiểu.

Dự báo về triển vọng xuất khẩu ngành hàng này trong năm 2024, ông Nguyên cho rằng thị trường tiếp tục có diễn biến tích cực, đặc biệt từ thị trường Trung Quốc. Hiện Trung Quốc là thị trường xuất khẩu rau quả lớn nhất của Việt Nam khi chiếm tới hơn 60% kim ngạch của cả nước.

Đáng chú ý, Việt Nam đang có 14 mặt hàng nông sản xuất khẩu chính ngạch sang thị trường này như: Sầu riêng, tổ yến, khoai lang, thanh long, nhãn, chôm chôm, xoài, mít, dưa hấu, chuối, thạch đen, măng cụt, vải và chanh dây… Cùng với đó, Trung Quốc đang gia tăng nhập khẩu các sản phẩm rau quả chế biến từ Việt Nam. Đây là cơ hội tốt để Việt Nam tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu và nâng cao giá trị cho rau quả.

Tiếp tục mở rộng thị trường

Theo Hiệp hội Rau quả Việt Nam, năm 2024, sầu riêng, dừa, chuối, xoài, thanh long vẫn là những mặt hàng chiến lược của Việt Nam. Trong đó, sầu riêng được đánh giá là thế mạnh, khi có đến 708 vùng trồng và 168 cơ sở đóng gói được phép xuất khẩu sang Trung Quốc. Bên cạnh đó, để đón đầu cho các sản phẩm sẽ được ký Nghị định thư như chanh dây, dừa và sầu riêng đông lạnh, các doanh nghiệp đã có bước chuẩn bị.

"Năm 2024, sẽ có thêm mã số vùng trồng sầu riêng được cấp và một số mặt hàng mới như sầu riêng đông lạnh, dừa tươi... nếu đàm phán thành công ngay từ đầu năm, sẽ góp thêm 1 tỷ USD kim ngạch cho Việt Nam", ông Nguyên nói và phân tích thêm, sản lượng sầu riêng của Việt Nam lợi thế hơn nhiều nước bởi trồng gối vụ, sản lượng có quanh năm. "Không những thị trường Trung Quốc, mà cả các thị trường khác. Năm 2024, ngành rau quả có nhiều cơ hội đạt được kỷ lục mới", Tổng Thư ký Vinafruit nhận định

Mặc dù tăng trưởng tốt nhưng nhiều chuyên gia cũng nhận định ngành rau quả ẩn chứa nhiều rủi ro khi phụ thuộc quá nhiều vào Trung Quốc. Mặt khác, khả năng chế biến sâu còn hạn chế, nhiều trường hợp còn giả mã số vùng trồng...

Ông Nguyễn Khắc Huy - Giám đốc Công ty TNHH Hoàng Phát Fruit, Long An nhận định, muốn tăng trưởng tốt thì phải mở cửa nhiều mặt hàng ra thị trường, như sắp tới, Việt Nam sẽ xuất khẩu trái bưởi đi Hàn Quốc.

Theo các chuyên gia, Việt Nam có nhiều thuận lợi khi đã ký kết 16 Hiệp định thương mại tự do, tuy nhiên để xuất khẩu rau quả bền vững, chiếm lĩnh thị trường, cần có sự liên kết chặt chẽ trong sản xuất, người nông dân sản xuất, nhà đóng gói, người xuất khẩu. Chú trọng chất lượng sản phẩm, đảm bảo tuân thủ các quy định về an toàn thực phẩm, đáp ứng được các tiêu chuẩn của mỗi thị trường ngay từ khâu sản xuất, đến sơ chế, chế biến, đóng gói, vận chuyển và đến tay khách hàng.

Hà Linh
Bài viết cùng chủ đề: Xuất khẩu rau quả

Tin cùng chuyên mục

Khai mạc Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024

Chính sách xanh đang tác động đến dòng chảy thương mại và đầu tư

Việt Nam và Nhật Bản tìm hướng thúc đẩy giao thương nông sản

Tổng trị giá xuất nhập khẩu đạt hơn 681 tỷ USD

Thành tích xuất nhập khẩu kỷ lục của năm 2024 có đóng góp lớn của Bộ Công Thương

Nông sản Việt Nam sắp xuất hiện trên sàn thương mại điện tử và mạng xã hội Trung Quốc

Tháng 10/2024, Ukraine là thị trường cung cấp lúa mì nhiều nhất cho Việt Nam

Hàng Việt Nam rộn ràng xuất khẩu ra thế giới qua kênh phân phối

Việt Nam thu về 52,6 triệu USD từ xuất khẩu hoa hồi trong 10 tháng năm 2024

Tính đến 15/11, xuất khẩu hồ tiêu thu về gần 1,2 tỷ USD

Nông sản: Điểm sáng trong xuất khẩu hàng hóa

Sẽ tiếp tục xuất khẩu vaccine phòng bệnh dịch tả lợn châu Phi sang Philippines

Điện Biên sẽ sớm có cửa khẩu song phương A Pa Chải (Việt Nam) – Long Phú (Trung Quốc)

Cơ hội nào cho xuất nhập khẩu hàng hoá năm 2025?

Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ tăng trưởng trung bình 16% mỗi năm

Xuất khẩu tăng trưởng 2 con số, doanh nghiệp dệt may kỳ vọng vào diễn biến mới

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chỉ đạo triển khai nhiệm vụ thúc đẩy hợp tác với Trung Quốc

Tổng trị giá xuất nhập khẩu đạt trên 647 tỷ USD

Xuất khẩu phân bón sang Hàn Quốc tăng mạnh về lượng và kim ngạch

Xuất khẩu sắn và sản phẩm từ sắn đạt trên 950 triệu USD, Trung Quốc vẫn là thị trường tiêu thụ chính