Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Thứ hai 25/11/2024 18:50

Một thành phố năng động, nghĩa tình, một điểm đến đầy tiềm năng

Nhân kỷ niệm 40 năm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước, Phóng viên Vuasanca đã có dịp trao đổi, ghi nhận những ý kiến, đánh giá của các Tổng Lãnh sự và các Hiệp hội doanh nghiệp nước ngoài tại TP. Hồ Chí Minh, về sự phát triển năng động, toàn diện của thành phố trong xuyên suốt chiều dài 4 thế kỷ lịch sử.

Nhật Bản dành cho TP.Hồ Chí Minh 8 dự án quy mô lớn

Ông Nakajima Satoshi - Tổng lãnh sự Nhật Bản tại TP. Hồ Chí Minh.

TP.Hồ Chí Minh là thành phố năng động, đặc biệt là lĩnh vực kinh tế. Chúng tôi rất vui mừng khi nhìn thấy ngày càng có nhiều doanh nghiệp (DN) Nhật Bản sang đầu tư, kinh doanh tại TP.Hồ Chí Minh. Vào cuối tháng 3/2015, số lượng thành viên của Hiệp hội Các DN Nhật Bản tại TP.Hồ Chí Minh đã tăng lên 765 DN. Nhật Bản cũng là nhà tài trợ ODA lớn nhất của Việt Nam và TP.Hồ Chí Minh. Từ năm 2000 đến 2014, Nhật Bản dành cho TP.Hồ Chí Minh 8 dự án quy mô lớn, trị giá khoảng 4 tỷ USD. Trong đó có dự án tuyến Metro số 1 đang được tích cực triển khai. Ngoài ra còn nhiều dự án khác như: Nhà ga Quốc tế sân bay Tân Sơn Nhất, đường Võ Văn Kiệt; hầm vượt sông Sài Gòn; đường cao tốc TP.Hồ Chí Minh - Long Thành- Dầu Giây, v.v. Chúng tôi mong muốn tiếp tục góp phần phát triển bền vững của không chỉ tại TP.Hồ Chí Minh mà còn bao gồm cả Đồng bằng sông Cửu Long.

Tôi luôn sẵn sàng hợp tác với TP.Hồ Chí Minh

Ông Simon van der Burg - Tổng lãnh sự Vương quốc Hà Lan.

Dù mới làm việc tại TP.Hồ Chí Minh được 2 năm nhưng tôi đã chứng kiến sự phát triển đáng ghi nhận của thành phố. Chính quyền và người dân đã nỗ lực rất lớn để thay đổi diện mạo, thu hút đầu tư kinh doanh cũng như ngành du lịch.

Tôi ấn tượng với tốc độ phát triển của những dự án lớn như đại lộ Đông - Tây, đường hầm Thủ Thiêm, đường vành đai Tân Sơn Nhất- Bình Lợi và mở rộng cầu Sài Gòn. Tôi đã chứng kiến tiến trình xây dựng tuyến Metro đầu tiên (Bến Thành – Suối Tiên). Những con đường cao tốc mới đã giúp cho việc đi lại từ TP.Hồ Chí Minh đến các tỉnh lân cận được dễ dàng và thuận lợi hơn.

Nhân dịp kỷ niệm 40 năm ngày giải phóng miền Nam, tôi xin chúc người dân và lãnh đạo TP.Hồ Chí Minh nhiều sức khỏe, hạnh phúc và thành công. Tổng Lãnh sự quán Vương quốc Hà Lan luôn sẵn sàng làm việc và hợp tác với TP.Hồ Chí Minh.

Điểm đến của các nhà đầu tư Đài Loan

Ông Tang Ming Hui - Trưởng đại diện Văn phòng Xúc tiến thương mại Đài Loan tại TP. Hồ Chí Minh.

TP.Hồ Chí Minh là điểm đến sớm nhất của các nhà đầu tư Đài Loan, từ đây mở rộng sang ngoại ô và các vùng phụ cận. Mối quan hệ mật thiết về thương mại giữa Đài Loan và TP.Hồ Chí Minh có sự đóng góp rất lớn từ các dự án đầu tư của các DN Đài Loan. Các công xưởng của Đài Loan đầu tư tạm nhập tái xuất các nguyên liệu, linh phụ kiện để phục vụ gia công, lắp ráp cho các ngành chủ đạo như dệt may, da giày, góp phần gia tăng nguồn ngoại tệ cho thành phố. Hiện nay, TP.Hồ Chí Minh đang tập trung phát triển ngành công nghiệp phụ trợ và sản xuất điện tử, đây sẽ là cơ hội cho thành phố thu hút làn sóng đầu tư thứ hai từ Đài Loan, đồng thời thúc đẩy quan hệ thương mại giữa hai bên. Ngoài ra, với nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao, các DN ngành hàng tiêu dùng của Đài Loan cũng gia tăng đáng kể sản lượng xuất khẩu sang Việt Nam các mặt hàng điện tử và hàng gia dụng trong năm 2014.

Cộng đồng doanh nghiệp châu Âu kỳ vọng nhiều về TP.Hồ Chí Minh

Nicola Connolly - Chủ tịch EuroCham tại Việt Nam.

TP. Hồ Chí Minh đã trải qua một chặng đường dài với những thay đổi lớn trong suốt 40 năm qua. Chỉ số về môi trường kinh doanh hàng quý của EuroCham (BCI) là một chỉ số quan trọng về những kỳ vọng trong tương lai đối với cộng đồng DN châu Âu tại Việt Nam nói chung và TP.Hồ Chí Minh nói riêng. Xu hướng này được thể hiện mạnh mẽ trong năm 2014, và chúng tôi hiểu điều này đúng như quan điểm của các thỏa thuận đã ký trước đó, cũng như sự chờ đợi về một hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và liên minh châu Âu.

TP.Hồ Chí Minh có thế mạnh hơn những tỉnh, thành phố khác trong lĩnh vực đào tạo và giáo dục, khoa học và công nghệ. Đây là nơi có nguồn lao động tay nghề cao, từ đó tạo ra sự phát triển nền kinh tế và dịch vụ công nghệ cao. Chúng tôi tin rằng, tốc độ phát triển kinh tế của TP.Hồ Chí Minh sẽ tiếp tục tăng trong năm 2015. Những dự án bất động sản đã bắt đầu khởi động lại, lĩnh vực bán lẻ cũng rất phát triển.

Nơi đây có tốc độ phát triển kinh tế rất mạnh

Ông Lee Jong Hoe - Chủ tịch danh dự Hiệp hội Thương mại và Công nghiệp Hàn Quốc tại TP.Hồ Chí Minh.

So với 12 năm trước khi tôi mới sang đây thì TP.Hồ Chí Minh đã thay đổi rõ rệt với tốc độ phát triển kinh tế rất đáng ghi nhận, tạo ra rất nhiều cơ hội kinh doanh cho các doanh nghiệp nước ngoài nói chung và Hàn Quốc nói riêng. Thành phố đã thu hút rất nhiều các công ty Hàn Quốc đầu tư trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là dệt may, da giày, do có nguồn nhân công dồi dào, chi phí nhân công cạnh tranh hơn so với các nước trong khu vực. Bên cạnh đó, ở đây có cơ sở hạ tầng giao thông, đường sá được đầu tư, nâng cấp thường xuyên, phát triển hơn hẳn so với những khu vực khác. Sau nhiều năm đầu tư tại đây, tôi nhận thấy môi trường tại TP.Hồ Chí Minh có nhiều tiềm năng. Nguyên liệu sản xuất rẻ hơn so với các nước lân cận. Ngoài ra, Việt Nam đang tiến hành đàm phán TPP, và FTA với Hàn Quốc. Đây sẽ là cơ hội thúc đẩy đầu tư, kinh doanh cho các doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam nói chung và TP.Hồ Chí Minh nói riêng.

TP. Hồ Chí Minh đã hỗ trợ Lào rất nhiều

Ông Sút Thi Đệt PHÔMMALẠT - Tổng lãnh sự Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào tại TP.Hồ Chí Minh.

Những năm qua, TP.Hồ Chí Minh đã đón tiếp nhiều đoàn cán bộ cao cấp của Lào sang trao đổi và học hỏi kinh nghiệm về nhiều lĩnh vực. Thành phố đã hỗ trợ và giúp xây dựng Công trình Chiếu sáng nghệ thuật khu vực tượng đài Chủ tịch Cay-sỏn Phôm-vi-hản tại tỉnh Savannakhet; hỗ trợ tỉnh Xiêng Khoảng xây dựng thư viện; hỗ trợ xây dựng trụ sở làm việc chính quyền tỉnh Hủa Phăn, xây dựng một số trường học ở Thủ đô Viêng Chăn, đài phát thanh truyền hình cho tỉnh Attapeu, Champasak; hợp tác khoa học và công nghệ với thủ đô Viêng Chăn; hợp tác về lĩnh vực văn hóa, thông tin và du lịch với tỉnh Champasak, lập quy hoạch phát triển đô thị huyện Pakxong…

Về lĩnh vực thương mại, trong năm 2014, giá trị xuất khẩu của TP.Hồ Chí Minh sang Lào đạt hơn 5,5 triệu USD và giá trị nhập khẩu từ Lào đạt hơn 1,9 triệu USD. Hiện nay, rất nhiều DN của TP.Hồ Chí Minh sang đầu tư tại Lào ở các lĩnh vực nông, lâm nghiệp, công nghiệp, viễn thông, ngân hàng, dịch vụ… với gần 40 dự án, tổng số vốn đầu tư là 400 triệu USD. Tiêu biểu như Công ty Nhựa Saplast Viêng Chăn, dự án trồng cao su của Công ty CP cao su TP.Hồ Chí Minh tại tỉnh Champasak và Atapeu…

P.V

Tin cùng chuyên mục

Thừa Thiên Huế: Công điện hoả tốc ứng phó mưa lũ, học sinh được nghỉ học

Nước lũ dâng cao, tỉnh Quảng Ngãi di dời khẩn cấp người dân

Quảng Nam: Mưa lớn gây sạt lở làm sập tường ở điểm trường Răng Chuỗi huyện Nam Trà My

Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh): Hướng tới ‘cái nôi’ giá trị văn hóa lịch sử

Quảng Ninh: Doanh nghiệp ứng dụng khoa học công nghệ, nâng cao năng lực cạnh tranh

Sẽ sớm ổn định cuộc sống cho người dân khu tái định cư dự án Trung tâm điện lực Quảng Trạch

Bình Định: Chuyển dịch cơ cấu hàng hóa xuất khẩu theo chiều sâu

Quảng Ninh tăng cường quản lý, khai thác tài nguyên than

Chuyển đổi số tạo 'cú hích' phát triển du lịch Quảng Ninh

Vĩnh Phúc: Tăng trưởng GRDP năm 2024 dự kiến đạt 7,5-7,8%

Quảng Ninh: Ngành du lịch 'chạy nước rút' chinh phục mục tiêu 19 triệu lượt khách

Dân ca Quan họ Bắc Ninh: 15 năm lan tỏa mạnh mẽ

Chung tay bảo tồn, phát huy giá trị Di sản thế giới vịnh Hạ Long và quần đảo Cát Bà

Quảng Ninh: Doanh nghiệp giảm chi phí, tăng năng suất nhờ tiết kiệm điện

Quảng Ninh quyết tâm cùng cả nước gỡ 'thẻ vàng' IUU

Bắc Giang: Kiểm soát bình ổn thị trường, chống buôn bán hàng cấm, hàng nhập lậu

Quảng Ninh ưu tiên phát triển nhà ở xã hội

Bà Rịa – Vũng Tàu: Chạy đua với thời gian trong giải ngân vốn đầu tư công

‘Quảng Ninh - Điểm đến bốn mùa’: Cú huých mạnh mẽ cho du lịch

Mỏ khoáng sản làm vật liệu san lấp 39,4ha ở tỉnh Thanh Hóa về tay doanh nghiệp nào?