Đổi mới đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngành Công Thương |
Doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) chiếm đa số trong cộng đồng doanh nghiệp (DN) của Việt Nam, song hiện chất lượng lao động tại DN còn nhiều hạn chế, làm giảm sức cạnh tranh của DN trong giai đoạn nền kinh tế hội nhập.
Cộng đồng DNNVV đang ngày càng đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế, xã hội đất nước. Hàng năm, các DN này tạo thêm hơn 500.000 việc làm, sử dụng tới 50% lao động xã hội và đóng góp hơn 40% GDP của cả nước. Tuy nhiên, hiện cộng đồng DNNVV đang phải đối mặt với thách thức cạnh tranh do nguồn lực tài chính hạn chế và đặc biệt là chất lượng lao động còn nhiều bất cập.
Đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực nhằm đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp |
Đề cập đến chất lượng lao động của DNNVV ông Tô Hoài Nam – Tổng thư ký Hiệp hội DNNVV Việt Nam - cho rằng, hầu hết chưa đáp ứng được với đòi hỏi, xu thế phát triển của thị trường. 2/3 số lao động đang thiếu hụt kỹ năng, kỹ thuật; tỷ lệ lao động đã qua đào tạo trong các DN chỉ chiếm khoảng 40% trong tổng số lao động và chủ yếu ở trình độ sơ cấp và trung cấp. 55% số doanh nghiệp cho rằng rất khó tìm kiếm nguồn lao động có chất lượng cao. Mặt khác, có nhiều DN quan tâm đến công tác đào tạo, nhưng đa số không có chiến lược phát triển gắn liền với tầm nhìn và mục tiêu cụ thể. “Sau đại dịch Covid-19, nhu cầu phục hồi sản xuất, kinh doanh của DN rất lớn, nếu không cải thiện chất lượng, gỡ “nút thắt” lao động DNNVV sẽ rất khó để cạnh tranh, phát triển”- ông Nam cho hay.
đáp ứng yêu cầu của công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập kinh tế quốc tế là một trong những nhiệm vụ trọng tâm được Đảng, Nhà nước đề ra. Theo đó, việc đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là yêu cầu cần thiết, quan trọng để phát triển kinh tế tri thức, ứng dụng thành tựu của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, đưa nước ta hội nhập sâu rộng với nền kinh tế toàn cầu. Trước yêu cầu này, theo ông Tô Hoài Nam, các DN cần tuyên truyền, vận động người lao động tham gia học tập, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, tay nghề do DN tổ chức hoặc phối hợp tổ chức, đồng thời nêu cao tinh thần tự học tập, tự nghiên cứu của người lao động.
Về phía cơ quan nhà nước, chính quyền địa phương, nhiều ý kiến cho rằng, cần có các chương trình vận động, tuyên truyền để người sử dụng lao động và người lao động nhận thức rõ lợi ích to lớn của việc đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Ngoài ra, cần tăng cường hướng nghiệp và tư vấn giới thiệu việc làm trong các cơ sở giáo dục - đào tạo; dự báo, thông tin thị trường lao động để các nhà trường có định hướng trong đào tạo phù hợp với nhu cầu của xã hội.
Mới đây, để cải thiện chất lượng lao động trong DNNVV, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đã đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tăng cường triển khai hoạt động đào tạo nghề cho lao động. Trong đó, yêu cầu thực hiện có hiệu quả chính sách hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động trong DNNVV; sắp xếp, bố trí nguồn lực, kinh phí thực hiện chính sách hỗ trợ đào tạo nghề đối với lao động theo quy định. UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về đào tạo nghề cho lao động trong DNNVV; chỉ đạo các sở, ngành, cơ quan, đơn vị của địa phương; các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở đào tạo, doanh nghiệp trên địa bàn xây dựng kế hoạch, triển khai hoạt động đào tạo nghề cho lao động trong DNNVV bảo đảm chất lượng, hiệu quả.
Theo Thông tư 05/2019/TT-BKHĐT hướng dẫn hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực cho các DNNVV, ngân sách nhà nước hỗ trợ tối thiểu 50% tổng chi phí tổ chức một khóa đào tạo khởi sự kinh doanh, quản trị kinh doanh; hỗ trợ 100% học phí đối với học viên của DNNVV tại địa bàn kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn... |