Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Nâng hạn thị thực, ngành du lịch cần làm gì để giảm tình trạng khách “một đi không trở lại”?

Sau nâng hạn thị thực, ngành du lịch có điều kiện mở rộng cửa đón khách song vẫn còn rất nhiều việc phải làm để giảm tình trạng khách “một đi không trở lại”.
Bộ Công an đề xuất tăng thời hạn miễn thị thực từ 15 lên 30 ngày Chính sách thị thực mới - Tăng cơ hội cho du lịch Việt

Cơ hội cạnh tranh thu hút khách du lịch

Quốc hội đã chính thức thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam và Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam. Theo đó, thời hạn thị thực điện tử (e-visa) sẽ được nâng từ 30 lên 90 ngày.

Sau khi được cấp thị thực điện tử, trong 90 ngày người nước ngoài được nhập, xuất cảnh không giới hạn số lần, không phải làm thủ tục cấp thị thực mới. Luật cũng cho phép công dân của nước được Việt Nam đơn phương miễn thị thực được cấp tạm trú 45 ngày (quy định trước đó là 15 ngày) và được xem xét cấp thị thực, gia hạn tạm trú theo quy định.

Nâng hạn thị thực, ngành du lịch cần làm gì để giảm tình trạng khách “một đi không trở lại”?

Đón nhận thông tin điều chỉnh về thị thực này, hầu hết các chuyên gia du lịch cũng như cộng đồng doanh nghiệp du lịch đều chung tâm trạng rất phấn khỏi, bởi theo họ chính sách mới về thị thực được đưa ra đúng thời điểm và đây cũng là điều mà những người làm du lịch đã chờ rất lâu để đến ngày này.

Ông Phạm Hải Quỳnh - Chủ tịch Hội Du lịch cộng đồng Việt Nam chia sẻ, khách nước ngoài, đặc biệt là khách châu Âu đến Việt Nam thường có hành trình dài mà quy định thị thực của Việt Nam quá ngắn nên du khách không đủ thời gian để trải nghiệm những giá trị đặc sắc của Việt Nam, đôi lúc chưa đến được với những sản phẩm hấp dẫn mong muốn. Do đó, nâng thời hạn thị thực là quyết định hết sức quan trọng.

Sau khủng hoảng nghiêm trọng do dịch Covid-19, ông Nguyễn Minh Mẫn - Giám đốc truyền thông, marketing Công ty TST Tourist phấn khởi nói, quyết định có ý nghĩa đối với thu hút khách du lịch của doanh nghiệp cũng như địa phương. Theo ông, điều này cho thấy, chúng ta đang có cơ hội cạnh tranh thu hút khách du lịch đến Việt Nam, ngành du lịch nói chung và doanh nghiệp du lịch nói riêng có thêm cơ hội để phục hồi hoàn toàn.

Với thủ tục đơn giản, thuận tiện, người nước ngoài không phải đến cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, không phải làm thủ tục đề nghị cấp thị thực qua khâu trung gian. Vì vậy, bà Phạm Phương Anh – Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Truyền thông du lịch Việt kỳ vọng, chính sách thị thực nhập cảnh mới có thể tác động làm tăng thêm lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam của công ty từ 5 - 25% mỗi năm.

Đối với Lux Group - đơn vị cung cấp dịch vụ nghỉ dưỡng du thuyền 5 sao thuộc nhóm trung hoặc cao cấp, do đa số khách hàng là người nghỉ hưu nên có xu hướng đi lâu, ở dài. Vì vậy, CEO Lux Group - ông Phạm Hà đánh giá đây là "một cú huých thực sự" và kỳ vọng sẽ giúp công ty này cải thiện 30% khi cao điểm du lịch của khách quốc tế bắt đầu vào tháng 9.

5 tháng đầu năm 2023, Việt Nam đón được 4,6 triệu khách quốc tế, đạt 58% kế hoạch, theo ông Hoàng Nhân Chính - Trưởng ban thư ký Hội đồng Tư vấn du lịch quốc gia (TAB), nếu chính sách nâng thời hạn thị thực điện tử và miễn thị thực được thực thi, tin chắc rằng Việt Nam không chỉ đón được 8 triệu mà có thể đón 12 triệu lượt khách quốc tế, tăng gấp 1,5 so với kế hoạch ban đầu ngành du lịch đặt ra. “Hơn thế, chính sách thị thực thay đổi thuận lợi không chỉ thúc đẩy việc thu hút khách du lịch đến Việt Nam mà còn tạo điều kiện thu hút các nhà đầu tư đến Việt Nam, mở rộng cơ hội hội chợ hợp tác thương mại, đầu tư giữa Việt Nam và các nước” - ông Chính kỳ vọng.

Ngày 15/8/2023, khi Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam và Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam có hiệu lực, ông Nguyễn Minh Mẫn cho hay, đây là cơ sở để các doanh nghiệp lữ hành thuộc nhóm inbound có thị trường khách ở các nước thông tin về quy định mới của chính sách visa tới khách du lịch, nhất là khách du lịch tại thị trường trọng điểm như châu Âu, Mỹ, Úc…; thông tin tới các khách hàng là các du khách dự định du lịch tới Việt Nam hoặc đang phân vân lựa chọn điểm đến.

Dự kiến số lượng khách sẽ tăng lên, một số doanh nghiệp lữ hành đã chủ động đàm phán với các đối tác cung ứng dịch vụ để phục vụ đảm bảo chất lượng khi số lượng khách tăng cao. Cùng với đó là tăng cường các chương trình xúc tiến, gặp gỡ, đàm phán với các đối tác quốc tế mới, chào bán các sản phẩm du lịch mới dựa trên các tiêu chí và quy định của chính sách visa thông thoáng, mở rộng…

Theo đại diện TAB, công tác truyền thông về chính sách thị thực của Việt Nam cần nhanh chóng đẩy mạnh, ngoài ngành du lịch cần sự hỗ trợ từ Bộ Ngoài giao để thông tin sâu rộng về thay đổi của chính sách tới khách du lịch, cũng như các công ty lữ hành quốc tế. “TAB cũng đã có khảo sát cho thấy vẫn còn nhiều trang web của các đại sứ quán chưa nêu đầy đủ sự đổi mới, thuận lợi của chính sách thị thực của Việt Nam. Do đó, nếu truyền thông làm tốt thì chúng ta mới phát huy hiệu quả chính sách của Quốc hội, Chính phủ”- ông Chính nói.

Ngành du lịch còn nhiều việc phải làm

Theo nghiên cứu của Tổ chức Du lịch thế giới (UNWTO), chính sách thị thực thuận lợi sẽ giúp tăng từ 15-25% khách du lịch, do vậy đại diện TAB cho rằng, ngành du lịch cũng đang mong muốn Chính phủ ban hành Nghị quyết về mở rộng thêm các nước, vùng lãnh thổ được áp dụng thị thực điện tử và miễn thị thực. Qua đó sẽ giúp ngành du lịch đa dạng hoá thị trường và các thị trường mục tiêu cũng sẽ được mở rộng hơn.

Tuy nhiên, ngay sau khi chính sách thị thực được điều chỉnh thông thoáng hơn, ngành du lịch đã có điều kiện mở rộng cửa đón khách nhưng vẫn còn rất nhiều việc phải làm. Trong đó, phải làm sao để có thể giữ chân khách lâu hơn, chi tiêu nhiều hơn và đặc biệt là giảm tình trạng khách "một đi không trở lại" từ đó giúp cho doanh thu du lịch có đột biến hơn, đóng góp chung vào GDP của Việt Nam được nhiều hơn.

Giải pháp cho vấn đề trên, trước hết, ông Hoàng Nhân Chính chỉ rõ, cần phải nhanh chóng cải thiện công tác quảng bá du lịch. Do, thời gian qua, hoạt động xúc tiến, quảng bá hiệu quả du lịch Việt Nam chưa cao, thông tin nghèo nàn, cách tiếp thị chưa nhanh nhạy, chưa đáp ứng đúng nhu cầu của thị trường. Vì thế, theo ông tới đây cần phải xúc tiến, quảng bá du lịch mạnh mẽ hơn và đúng thị trường mục tiêu hơn.

Đặc biệt, so với Thái Lan, Singapore, Việt Nam còn thiếu cơ quan xúc tiến, quảng bá du lịch ở nước ngoài để có thể khảo sát, nắm bắt nhu cầu, xu hướng du lịch của thị trường. Nên vị chuyên gia của TAB đề xuất cần sớm có mở văn phòng du lịch tại các thị trường trọng điểm là Tây Âu, Úc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Hoa Kỳ…

Ngoài ra, so với nhiều nước trong khu vực, hiện mức chi tiêu của khách du lịch ở Việt Nam vẫn chưa cao, do Việt Nam chưa tận dụng hết không gian, thời gian của du khách và vì chúng ta thiếu sản phẩm, dịch vụ chất lượng đáp ứng đúng nhu cầu của du khách. “Trung bình khách du lịch đến Thái Lan chi tiêu cao gấp hai lần đến Việt Nam. Ngoài ra, tỷ lệ khách quay lại Việt Nam vẫn tương đối thấp, chỉ đạt 30% trong khi Thái Lan đạt 60-70%”- ông Chính so sánh.

Theo đó, để gỡ nút thắt sản phẩm du lịch, đại diện TAB cho hay, Thủ tướng Chính phủ cũng đã có yêu cầu nghiên cứu, xây dựng sản phẩm du khách cần chứ không chỉ giới thiệu sản phẩm chúng ta sẵn có. Muốn vậy, chúng ta cần tăng cường nghiên cứu thị hiếu, tâm lý, xu hướng du lịch của khách du lịch của từng thị trường, nhất là các thị trường mục tiêu, trọng điểm để xây dựng sản phẩm phù hợp.

Tiếp theo, ông Hoàng Nhân Chính nêu ý kiến rằng, khi đã mở rộng cửa cho khách đến thì mỗi địa phương, mỗi điểm đến phải tìm cách để họ ở lâu và kéo họ quay trở lại bằng việc thúc đẩy công tác quản lý chặt chẽ, bài bản, làm sao luôn tạo được một môi trường, một không gian trải nghiệm du lịch an toàn, thân thiện, mến khách...

Bảo Thoa
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: khách du lịch

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Câu like, trục lợi trước nỗi đau của đồng bào là tội ác

Câu like, trục lợi trước nỗi đau của đồng bào là tội ác

Hành động lợi dụng sự việc đang được cả nước quan tâm để câu view, trục lợi không phải là mới mà như một 'đại dịch' đang lây lan, cần phải nghiêm trị.
Lào Cai: Sự quả cảm của trưởng bản 9X đã “hồi sinh” sự sống cho 115 con người giữa dòng bão lũ

Lào Cai: Sự quả cảm của trưởng bản 9X đã “hồi sinh” sự sống cho 115 con người giữa dòng bão lũ

Lòng dũng cảm và sự nhanh trí của trưởng bản Ma Seo Chứ tại Lào Cai như một ngọn lửa hy vọng, dẫn dắt 115 nhân khẩu thoát khỏi thảm họa diệt vong.
Kỳ vọng Lâm Đồng bứt phá để phá vỡ ‘tảng băng’ trong thu hút đầu tư

Kỳ vọng Lâm Đồng bứt phá để phá vỡ ‘tảng băng’ trong thu hút đầu tư

Để phá vỡ ‘tảng băng’ trong thu hút đầu tư, chính quyền tỉnh Lâm Đồng thống nhất và cam kết đồng hành với doanh nghiệp từ trong nhận thức đến hành động.
Vuasanca
 tiếp nhận nhiều phần quà hỗ trợ đồng bào vùng lũ lụt

Vuasanca tiếp nhận nhiều phần quà hỗ trợ đồng bào vùng lũ lụt

Sau một ngày phát động Chương trình 'Chung tay hỗ trợ đồng bào vùng lũ lụt', Vuasanca đã tiếp nhận nhiều phần quà ủng hộ đồng bào vùng lũ lụt...
Từ bước chân Tổng Bí thư, giọt nước mắt của Thủ tướng nơi vùng lũ đến sức mạnh đoàn kết trong nguy nan

Từ bước chân Tổng Bí thư, giọt nước mắt của Thủ tướng nơi vùng lũ đến sức mạnh đoàn kết trong nguy nan

Đứng ngay tại thôn Làng Nủ, chứng kiến nơi bão lũ để lại hậu quả tang thương nhất tỉnh Lào Cai, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã không cầm được nước mắt.

Tin cùng chuyên mục

Cục Hoá chất - Bộ Công Thương: 16 năm với những dấu ấn quan trọng

Cục Hoá chất - Bộ Công Thương: 16 năm với những dấu ấn quan trọng

Nhìn lại chặng đường 16 năm xây dựng và phát triển, Cục Hóa chất từng bước đưa ngành công nghiệp hóa chất phát triển, đóng góp vào tăng trưởng kinh tế đất nước.
Cần lên án mạnh mẽ, xử lý nghiêm việc tung tin đồn thất thiệt về bão lũ

Cần lên án mạnh mẽ, xử lý nghiêm việc tung tin đồn thất thiệt về bão lũ

Trong bối cảnh thiên tai gây thiệt hại nặng nề ở các tỉnh miền Bắc, một số người đưa lên mạng xã hội những thông tin sai lệch, gây ảnh hưởng tiêu cực.
Góc nhìn phòng chống bão: Xưa và nay

Góc nhìn phòng chống bão: Xưa và nay

Trước tin báo bão về, khi bão đổ bộ, chúng ta cần thấy tinh thần chống bão thật khẩn trương và quyết liệt trong dân.
Ủng hộ đồng bào vùng lũ: Hãy thành tâm, đừng

Ủng hộ đồng bào vùng lũ: Hãy thành tâm, đừng 'làm hàng'!

Cơn bão số 3 qua đi để lại mưa, lũ quét, sạt lở đất xảy ra liên hoàn trên nhiều địa phương phía Bắc cùng những tổn thất hết sức to lớn, hết sức đau thương.
Bộ Công Thương hỗ trợ đồng bào vùng lũ Tuyên Quang

Bộ Công Thương hỗ trợ đồng bào vùng lũ Tuyên Quang

Chiều 12/9, Thứ trưởng Bộ Công Thương Phan Thị Thắng dẫn đầu Đoàn công tác của Bộ Công Thương đã tới trao kinh phí ủng hộ nhân dân vùng lũ Tuyên Quang.
Sáng lên tinh thần đoàn kết giữa bộn bề bão lũ!

Sáng lên tinh thần đoàn kết giữa bộn bề bão lũ!

Giữa bộn bề bão lũ tàn phá, tinh thần đoàn kết, sự sẻ chia của người dân sẽ tạo sức mạnh vượt qua khó khăn, thử thách.
Những chuyến xe đầy nghĩa tình của người dân Đắk Lắk hướng về đồng bào miền Bắc

Những chuyến xe đầy nghĩa tình của người dân Đắk Lắk hướng về đồng bào miền Bắc

Trong 2 ngày qua, tại TP. Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk), đã có hàng chục chuyến xe nghĩa tình ngày đêm vận chuyển hàng hoá hỗ trợ cho người dân các tỉnh miền Bắc.
Vuasanca
 chung tay, đồng lòng hướng về vùng bão lũ

Vuasanca chung tay, đồng lòng hướng về vùng bão lũ

Sáng 12/9, tại Hà Nội, Vuasanca chính thức phát động Chương trình “Chung tay hỗ trợ đồng bào vùng lũ lụt”.
Hà Nội: Lũ sông Hồng sau bão số 3 gây ngập ngoài đê nhưng chưa phải "đóng" cửa khẩu

Hà Nội: Lũ sông Hồng sau bão số 3 gây ngập ngoài đê nhưng chưa phải "đóng" cửa khẩu

Theo dự báo, nước lũ sông Hồng đoạn qua Hà Nội đã đạt đỉnh trên báo động 2, dưới báo động 3 và có thể xuống từ đêm nay 11/9/2024.
Bộ trưởng Bộ Công Thương ra công điện về khắc phục hậu quả bão số 3 và mưa lũ, sạt lở đất

Bộ trưởng Bộ Công Thương ra công điện về khắc phục hậu quả bão số 3 và mưa lũ, sạt lở đất

Chiều ngày 11/9, Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành công điện về việc tập trung khắc phục hậu quả bão số 3 và mưa lũ, sạt lở đất, lũ ống, lũ quét sau bão.
Vuasanca
 phát động Chương trình

Vuasanca phát động Chương trình 'Chung tay hỗ trợ đồng bào vùng lũ lụt'

Cùng cả nước khắc phục hậu quả do bão, lũ gây ra, Vuasanca phát động Chương trình ''Chung tay hỗ trợ đồng bào vùng lũ lụt''.
Đình chỉ giám đốc Điện lực Hạ Long: Điện lực Quảng Ninh nêu tinh thần

Đình chỉ giám đốc Điện lực Hạ Long: Điện lực Quảng Ninh nêu tinh thần 'ai không làm đứng sang một bên'

Việc đình chỉ chức vụ Giám đốc Điện lực Hạ Long Nguyễn Đại Cương cho thấy sự quyết liệt đáng ghi nhận của ngành điện Quảng Ninh trong khắc phục hậu quả bão lụt
Bộ Công Thương chủ động ứng phó, khắc phục sự cố điện sau bão số 3

Bộ Công Thương chủ động ứng phó, khắc phục sự cố điện sau bão số 3

Bộ Công Thương đang phối hợp cùng các địa phương, đơn vị liên quan khắc phục thiệt hại về điện sau cơn bão số 3 để phục vụ đời sống của nhân dân miền Bắc.
TP. Hồ Chí Minh: Một Giáo sư, Tiến sĩ ủng hộ 1 tỷ đồng cho đồng bào bị mưa lũ phía Bắc

TP. Hồ Chí Minh: Một Giáo sư, Tiến sĩ ủng hộ 1 tỷ đồng cho đồng bào bị mưa lũ phía Bắc

Giáo sư, Tiến sĩ Lê Ngọc Thạch - giảng viên thỉnh giảng đại học tại TP. Hồ Chí Minh mang cuốn sổ tiết kiệm 1 tỷ đồng đi ủng hộ đồng bào mưa lũ phía Bắc.
Đoàn Bộ Công Thương kiểm tra công tác vận hành xả lũ tại Thủy điện Thác Bà

Đoàn Bộ Công Thương kiểm tra công tác vận hành xả lũ tại Thủy điện Thác Bà

Chiều ngày 10/9, Đoàn kiểm tra công tác vận hành xả lũ một số công trình thủy điện trong mùa mưa bão của Bộ Công Thương đã đến kiểm tra tại Thủy điện Thác Bà.
Cột điện gãy đổ ở Quảng Ninh do bão Yagi: Đừng suy diễn, quy chụp thiếu căn cứ

Cột điện gãy đổ ở Quảng Ninh do bão Yagi: Đừng suy diễn, quy chụp thiếu căn cứ

Cột điện gãy đổ ở Quảng Ninh, nhiều người quan sát thấy lõi thép không lớn nên vội vàng quy chụp hoặc tỏ ý nghi ngờ về quá trình thi công xây lắp cột điện.
Ảnh hưởng bão số 3, Hà Nội cấm các phương tiện qua cầu Đông Hội (Đông Anh)

Ảnh hưởng bão số 3, Hà Nội cấm các phương tiện qua cầu Đông Hội (Đông Anh)

UBND huyện Đông Anh ngày 10/9/2024 ban hành văn bản cấm toàn bộ các phương tiện đi qua cầu Đông Hội (đường Đông Hội) do ảnh hưởng của bão số 3.
Những người lính thời bình

Những người lính thời bình

Dù không mưa bom bão đạn, không tiếng súng xuyên đêm, trong thời bình vẫn có những chiến sỹ hy sinh thân mình để bảo vệ đồng đội, nhân dân.
Đoàn Bộ Công Thương làm việc với Thủy điện Tuyên Quang về công tác vận hành xả lũ trong mùa mưa bão

Đoàn Bộ Công Thương làm việc với Thủy điện Tuyên Quang về công tác vận hành xả lũ trong mùa mưa bão

Sáng 10/9, Đoàn kiểm tra công tác vận hành xả lũ một số công trình thủy điện của Bộ Công Thương đã có buổi làm việc với Công ty Thủy điện Tuyên Quang.
Đoàn Bộ Công Thương kiểm tra công tác vận hành xả lũ tại Hồ thủy điện Hòa Bình

Đoàn Bộ Công Thương kiểm tra công tác vận hành xả lũ tại Hồ thủy điện Hòa Bình

Các hồ chứa thủy điện cần tập trung cao độ, tuân thủ nghiêm ngặt quy trình vận hành liên hồ, đơn hồ để đảm bảo vận hành an toàn trong thời điểm hoàn lưu bão.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động