Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Thứ bảy 23/11/2024 21:17

Năng lượng hạt nhân thế giới năm 2023: Bước chuyển mình giữa thách thức và cơ hội

Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) đã công bố dữ liệu mới nhất về năng lượng hạt nhân và kinh nghiệm vận hành năm 2023, phản ánh một giai đoạn mới.

Cơ quan Năng lượng Nguyên tử quốc tế (IAEA) đã công bố dữ liệu mới nhất về năng lượng hạt nhân và kinh nghiệm vận hành năm 2023, phản ánh một giai đoạn chuyển biến quan trọng đối với công nghệ năng lượng sạch này.

Báo cáo cho thấy, sản lượng điện từ năng lượng hạt nhân toàn cầu tăng 2,6% so với năm 2022. Ảnh minh họa

Báo cáo cho thấy, sản lượng điện từ năng lượng hạt nhân toàn cầu tăng 2,6% so với năm 2022, khẳng định vai trò then chốt của năng lượng hạt nhân trong bối cảnh quốc tế đang dồn lực đẩy mạnh các nguồn năng lượng phát thải thấp để đối phó với biến đổi khí hậu.

Tình hình sản xuất điện hạt nhân toàn cầu

Theo số liệu từ Hệ thống thông tin lò phản ứng điện (PRIS) của IAEA, năng lượng hạt nhân vẫn đóng góp gần 10% tổng sản lượng điện toàn cầu và chiếm 1/4 lượng điện năng phát thải thấp. Năm 2023, Hoa Kỳ tiếp tục dẫn đầu trong sản xuất điện hạt nhân, tiếp sau là Trung Quốc và Pháp. Đặc biệt, Trung Quốc đã nổi bật với việc khởi công xây dựng 5 lò phản ứng mới, khẳng định vị thế dẫn đầu trong lĩnh vực này.

Cùng với đó, Ai Cập cũng đã bắt đầu xây dựng lò phản ứng thứ hai, và nhiều lò phản ứng mới được kết nối vào lưới điện ở Belarus, Trung Quốc, Hàn Quốc, Slovakia và Hoa Kỳ. Tuy nhiên, một số quốc gia như Bỉ, Trung Quốc và Đức đã ngừng hoạt động một số lò phản ứng. Tổng công suất điện hạt nhân toàn cầu đạt 371,5 GW(e) từ 413 lò phản ứng hoạt động ở 31 quốc gia, mặc dù chỉ có 403 lò phản ứng thực sự báo cáo sản lượng điện cho IAEA. Nhiều lò phản ứng vẫn bị đình chỉ hoạt động, bao gồm 25 lò phản ứng ở Ấn Độ và Nhật Bản, dù đã được cấp phép.

Những thách thức và triển vọng tương lai

Dữ liệu năm 2023 của IAEA được đưa ra trong bối cảnh các quốc gia trên thế giới ngày càng thể hiện tham vọng lớn đối với công nghệ hạt nhân, đặc biệt khi nhiều lò phản ứng hiện có đã đạt tuổi thọ ít nhất 30 năm. Tại Hội nghị Biến đổi khí hậu COP28 vào tháng 12/2023, 198 quốc gia đã kêu gọi đẩy nhanh triển khai các công nghệ năng lượng phát thải thấp, trong đó có năng lượng hạt nhân, nhằm đạt mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050. Hơn 20 quốc gia cam kết tăng gấp ba công suất điện hạt nhân toàn cầu, đánh dấu một xu hướng phát triển mạnh mẽ trong thập kỷ tới.

Tổng giám đốc IAEA - Rafael Mariano Grossi - nhấn mạnh rằng, năng lượng hạt nhân vẫn là nguồn cung cấp điện carbon thấp không thể thiếu, nhưng để đạt được các mục tiêu an ninh năng lượng và biến đổi khí hậu, cần phải kéo dài tuổi thọ của các lò phản ứng hiện có và xây dựng thêm nhiều cơ sở mới.

Tình hình phát triển điện hạt nhân tại châu Á

Trong thập kỷ qua, công suất điện hạt nhân toàn cầu đã duy trì ổn định, với 69,8 GW(e) được kết nối vào lưới điện kể từ năm 2013. Hơn 79% tăng trưởng công suất này đến từ châu Á, nơi Trung Quốc dẫn đầu với tốc độ phát triển nhanh nhất. Hiện nay, Trung Quốc có 56 lò phản ứng hạt nhân đang hoạt động và 27 lò khác đang được xây dựng, khẳng định vai trò tiên phong trong ngành công nghiệp hạt nhân thế giới.

Kết quả báo cáo của IAEA năm 2023 cho thấy, dù đối mặt với nhiều thách thức, năng lượng hạt nhân vẫn đóng vai trò quan trọng trong tương lai năng lượng bền vững, đặc biệt là trong bối cảnh toàn cầu đang nỗ lực chống lại biến đổi khí hậu và đảm bảo an ninh năng lượng.

Thế Duy
Bài viết cùng chủ đề: Năng lượng hạt nhân

Tin cùng chuyên mục

Hai doanh nghiệp lớn bắt tay hợp tác phát triển hệ thống trạm sạc xe điện toàn quốc

Cơ chế điều hành giá xăng dầu sẽ được quy định ra sao?

Tổng Giám đốc EVNNPC làm việc với UBND tỉnh và PC Sơn La

Quy định thương nhân phân phối không mua bán xăng dầu lẫn nhau: Không làm mất tính cạnh tranh trên thị trường

Công ty Thủy điện Quảng Trị: Tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ trong chuyển đổi số

Bộ Công Thương làm việc cùng Hội đồng ngũ cốc Hoa Kỳ về hợp tác phát triển nhiên liệu sinh học

Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua Luật Điện lực (sửa đổi) vào ngày 30/11

Nga trở thành nhà cung cấp khí đốt chính cho EU lần đầu kể từ năm 2022

Sắp diễn ra Hội nghị triển khai các Nghị định của Chính phủ về thúc đẩy năng lượng tái tạo

Những góc khuất cần nhìn nhận sau đề xuất thương nhân phân phối được mua bán xăng dầu lẫn nhau

Làm lợi 1,43 tỷ đồng mỗi năm nhờ tiết kiệm năng lượng

Khí đốt Nga vẫn chảy đến châu Âu qua Ukraine

Vì sao xăng sinh học RON 92 E5 vẫn gặp thách thức tại thị trường Việt Nam?

Bài 5: Kinh nghiệm quốc tế và kỳ vọng

Vì sao châu Âu vẫn quan tâm đến khí đốt Nga?

Một quốc gia châu Âu tiếp tục nhận khí đốt từ Nga sau khi ‘đóng van’ với Áo

Đưa điện về khu tái định cư Kho Vàng, Nậm Tông vượt tiến độ 45 ngày

Bài 2: Sửa đổi Luật để tạo đột phá về thể chế

Ứng dụng UAV và công nghệ AI: Bước đột phá trong quản lý vận hành lưới điện truyền tải

Bài 1: Bài học lịch sử, nhiệm vụ lịch sử