Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Năng suất lao động tại Việt Nam: Có cải thiện nhưng thiếu đồng đều

Để đạt được tăng trưởng kinh tế bền vững, Việt Nam cần có những biện pháp giúp tăng năng suất lao động.
Lao động có kỹ năng: “Chìa khóa” nâng cao năng suất Ngành Công Thương nỗ lực nâng cao năng suất lao động

Sáng 29/11, tại Hà Nội, Cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) thông qua Dự án Tăng cường năng lực cạnh tranh khu vực tư nhân Việt Nam (IPS-C), Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) tổ chức Hội thảo “Thúc đẩy năng suất lao động cho tăng trưởng bền vững ở Việt Nam”. Hội thảo nhằm thực hiện nhiệm vụ “nghiên cứu, triển khai Chương trình quốc gia về tăng năng suất lao động” được phân công tại Nghị quyết số 01/NQ-CP.

Năng suất lao động tại Việt Nam được cải thiện, nhưng thiếu đồng đều
Sau hơn 35 năm Đổi mới, Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng ghi nhận trong phát triển kinh tế - xã hội

Tại hội thảo, các đại biểu đã tập trung thảo luận 5 nội dung chính, bao gồm: Thứ nhất, sự cần thiết thúc đẩy năng suất lao động trong bối cảnh hiện nay; Thứ hai, rà soát cơ chế, chính sách đã ban hành; Thứ ba, đánh giá thực trạng năng suất lao động theo các góc độ tổng thể nền kinh tế, ngành kinh tế, khu vực doanh nghiệp và theo vùng, địa phương, vùng kinh tế trọng điểm; Thứ tư, đề xuất mục tiêu phát triển cũng như định hướng, giải pháp chính cho giai đoạn tới.

Theo Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương: Thực tế cho thấy, sau hơn 35 năm Đổi mới, Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng ghi nhận trong phát triển kinh tế - xã hội, ngay cả trong thời kỳ khó khăn do dịch Covid-19. Thể hiện ở việc tăng trưởng kinh tế giảm dần sự phụ thuộc vào khai thác tài nguyên thiên nhiên, xuất khẩu thô, lao động nhân công giá rẻ và mở rộng tín dụng, từng bước chuyển sang dựa vào ứng dụng mạnh mẽ khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo.

Với mục tiêu trở thành nước đang phát triển, công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao vào năm 2030 và trở thành nước nước phát triển, thu nhập cao vào năm 2045, Việt Nam cần tiếp tục duy trì tăng trưởng cao và liên tục trong những thập niên tới. Trong bối cảnh dư địa cho tăng trưởng theo phương thức truyền thống, dựa chủ yếu trên mở rộng quy mô lao động giá rẻ và vốn, hoặc gia tăng khai thác tài nguyên thiên nhiên, đã trở nên hạn hẹp, thì năng suất lao động chính là yếu tố quyết định năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, từng địa phương và của khu vực doanh nghiệp.

Trên thực tế, trong giai đoạn 2011-2021, khung chính sách nền tảng cho cải thiện năng suất lao động đã được ban hành theo nhiều nhóm, hướng tới ổn định kinh tế vĩ mô và nâng cao năng lực cạnh tranh; nâng cao năng suất dựa trên nền tảng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và các chính sách cụ thể hỗ trợ ngành nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ. Quan trọng hơn cả, tư duy chính sách về mô hình, hoạt động kinh tế mới đã bước đầu hoàn thiện, nhấn mạnh đến năng suất lao động, đổi mới sáng tạo và động lực cho doanh nghiệp. Tuy vậy, thể chế, chính sách vẫn chưa hoàn thiện, chưa đồng bộ, chưa đầy đủ, ảnh hưởng đến hiệu quả phối hợp thực hiện các giải pháp và chưa xác định rõ ràng vai trò, trách nhiệm của bộ, ngành, địa phương trong đảm bảo thực hiện thực chất và hiệu quả.

Ở cấp độ tổng thể nền kinh tế, năng suất lao động của Việt Nam có sự cải thiện đáng kể, tăng 2,5 lần, từ 70,3 triệu đồng/lao động năm 2011 lên 171,8 triệu đồng/lao động năm 2021. Tốc độ tăng trưởng năng suất lao động trong 10 năm 2011-2020 đạt 6,0%, trong đó, giai đoạn 2011-2015 đạt 5,5% và giai đoạn 2016-2020 đạt 6,4%, vượt mục tiêu kế hoạch đề ra là 5,0%.

Năng suất lao động tại Việt Nam được cải thiện, nhưng thiếu đồng đều
Tại Hội thảo, các đại biểu đi đến thống nhất, việc xây dựng Chương trình quốc gia về tăng năng suất lao động

Tuy vậy, các chuyên gia kinh tế cũng cho rằng, năng suất lao động của Việt Nam vẫn thấp hơn nhiều so với các nước trong khu vực và chênh lệch có xu hướng gia tăng. Trong khu vực nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản, mặc dù năng suất lao động thấp nhưng tốc tăng tăng tương đối cao do quá trình chuyển dịch cơ cấu. Trong khi đó, năng suất lao động của khu vực công nghiệp-xây dựng thấp và không ổn định, chủ yếu do tham gia ở phân khúc giá trị gia tăng thấp và sử dụng nhiều lao động, chưa thể hiện vai trò dẫn dắt và thúc đẩy tăng trưởng. Năng suất lao động của khu vực dịch vụ giữ xu hướng tăng nhưng thiếu ổn định và dựa nhiều vào các ngành dịch vụ truyền thống.

Đặc biệt, theo vùng kinh tế trọng điểm, năng suất lao động không đồng đều, tập trung ở một số thành phố lớn như: Hà Nội, Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Bà Rịa-Vũng Tàu... và chủ yếu ở hai vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ và phía Nam.

Đáng lưu ý, tốc độ tăng năng suất lao động có xu hướng giảm dần, các địa phương “dẫn dắt” trong vùng chưa phát huy hết vai trò lan tỏa, chưa đóng vai trò thúc đẩy và lôi kéo tăng trưởng của vùng. Năng suất lao động của khu vực doanh nghiệp đạt 309,9 triệu đồng/lao động năm 2020, tăng 93,1% so với năm 2011; mức chênh lệch năng suất lao động giữa các loại hình doanh nghiệp ngày càng tăng.

Theo đó, các chuyên gia kinh tế cũng chỉ ra những rào cản chính đối với doanh nghiệp trong thúc đẩy năng suất lao động bao gồm: Sự bất định khi đầu tư vào công nghệ; năng lực đổi mới phản ánh qua chất lượng quản lý còn yếu kém; lực lượng lao động thiếu những kỹ năng cần thiết và thiếu nguồn vốn đầu tư.

Từ nhận định đó, các ý kiến tại hội thảo đi đến thống nhất, việc xây dựng Chương trình quốc gia về tăng năng suất lao động là một nhiệm vụ quan trọng, vừa có ý nghĩa thời sự nhằm sớm thúc đẩy phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội nhanh và bền vững, vừa là trọng tâm chiến lược nhằm góp phần cơ cấu lại nền kinh tế, nâng cao khả năng cạnh tranh của nền kinh tế và giúp Việt Nam “bắt kịp, tiến cùng và vượt lên” các quốc gia trong khu vực.

Chương trình quốc gia về tang năng suất lao động hướng tới mục tiêu coi năng suất lao động là động lực, nền tảng cho tăng trưởng nhanh, bền vững; trên cơ sở tận dụng hiệu quả các cơ hội của Cách mạng công nghiệp 4.0, chuyển đổi số và thông qua thúc đẩy liên kết vùng và phát triển vùng; từ đó góp phần gia tăng khả năng cạnh tranh, mức độ độc lập, tự chủ và sức chống chịu của nền kinh tế.

Chương trình quốc gia về tăng năng suất lao động dự kiến đặt ra một số chỉ tiêu, bao gồm: Tốc độ tăng năng suất lao động bình quân từ 6,5-7,0%/năm; Tốc độ tăng năng suất lao động của các vùng kinh tế trọng điểm và 5 thành phố lớn cao hơn trung bình cả nước; Nâng cao tỷ trọng đóng góp của khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo vào tăng trưởng; Phấn đấu nằm trong nhóm hàng đầu của ASEAN về tốc độ tăng năng suất lao động vào năm 2030; và Năng lực Đổi mới sáng tạo (của WIPO) thuộc nhóm 40 nước đứng đầu; Chính phủ điện tử (của Liên hợp quốc) thuộc nhóm 60 nước đứng đầu.
Nguyễn Hoà
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Thị trường lao động

Tin cùng chuyên mục

Hà Nội: Cháy lớn trong khu dân cư, cột khói bốc cao ngùn ngụt

Hà Nội: Cháy lớn trong khu dân cư, cột khói bốc cao ngùn ngụt

Bộ Y tế bổ nhiệm Chánh Văn phòng và Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm

Bộ Y tế bổ nhiệm Chánh Văn phòng và Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm

Dọn rác ô nhiễm - 2.000 bạn trẻ nhóm Sài Gòn Xanh đang hồi sinh những dòng kênh ‘chết’

Dọn rác ô nhiễm - 2.000 bạn trẻ nhóm Sài Gòn Xanh đang hồi sinh những dòng kênh ‘chết’

Hà Nội: Thợ sửa tivi, tủ lạnh "đắt khách" sau mưa lũ

Hà Nội: Thợ sửa tivi, tủ lạnh "đắt khách" sau mưa lũ

Phát huy nguồn lực các tôn giáo trong xây dựng, củng cố và phát huy khối đại đoàn kết toàn dân tộc

Phát huy nguồn lực các tôn giáo trong xây dựng, củng cố và phát huy khối đại đoàn kết toàn dân tộc

Bộ Tư lệnh Hải quân: Giao lưu điển hình tiên tiến

Bộ Tư lệnh Hải quân: Giao lưu điển hình tiên tiến 'Những bông hoa biển'

TP. Hồ Chí Minh: Xôn xao một trường chỉ phát giấy khen cho học sinh ủng hộ 100.000 đồng trở lên

TP. Hồ Chí Minh: Xôn xao một trường chỉ phát giấy khen cho học sinh ủng hộ 100.000 đồng trở lên

Phim

Phim 'Cám': Cảnh 18+ gây xôn xao dư luận, làm 'nóng' phòng vé

Dự báo thời tiết ngày mai 25/9/2024: Nhiệt độ tăng, ngày nắng ở cả 3 miền

Dự báo thời tiết ngày mai 25/9/2024: Nhiệt độ tăng, ngày nắng ở cả 3 miền

Chuỗi sản xuất - xuất khẩu ngành gỗ bị ‘lung lay’ bởi bão số 3

Chuỗi sản xuất - xuất khẩu ngành gỗ bị ‘lung lay’ bởi bão số 3

Nóng: Bà Nguyễn Phương Hằng quay trở lại điều hành khu du lịch Đại Nam

Nóng: Bà Nguyễn Phương Hằng quay trở lại điều hành khu du lịch Đại Nam

Bộ Nội vụ không thanh tra các đơn vị nào năm 2024?

Bộ Nội vụ không thanh tra các đơn vị nào năm 2024?

Toyota Việt Nam ủng hộ hơn 1,6 tỷ đồng tới các địa phương bị ảnh hưởng bởi lũ lụt

Toyota Việt Nam ủng hộ hơn 1,6 tỷ đồng tới các địa phương bị ảnh hưởng bởi lũ lụt

Diễn đàn và Triển lãm kinh tế xanh 2024: Thúc đẩy chuyển đổi xanh

Diễn đàn và Triển lãm kinh tế xanh 2024: Thúc đẩy chuyển đổi xanh

11 cơ sở y tế và dược phẩm tại Hà Nội nhận án phạt nặng, 2 đơn vị bị đình chỉ

11 cơ sở y tế và dược phẩm tại Hà Nội nhận án phạt nặng, 2 đơn vị bị đình chỉ

TP. Hồ Chí Minh: Chuyển đổi công nghiệp để phát triển bền vững

TP. Hồ Chí Minh: Chuyển đổi công nghiệp để phát triển bền vững

Chùa Ba Vàng

Chùa Ba Vàng 'tiếp' 3.000 lít nhiên liệu phục vụ công tác tìm kiếm cứu nạn sau bão Yagi

Những trường hợp nào được tăng lương hưu tiếp theo vào năm 2025?

Những trường hợp nào được tăng lương hưu tiếp theo vào năm 2025?

Thuỷ điện Hoà Bình đóng cửa xả cuối cùng vào trưa 24/9

Thuỷ điện Hoà Bình đóng cửa xả cuối cùng vào trưa 24/9

Quảng Bình: Chi trả 2,5 tỷ đồng cho bà con tham gia bảo vệ rừng

Quảng Bình: Chi trả 2,5 tỷ đồng cho bà con tham gia bảo vệ rừng

Xem thêm