Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Nên hay không "rót" 400 tỉ đồng ngân sách làm thêm một bộ sách giáo khoa?

ĐBQH Nguyễn Thị Kim Thúy đặt câu hỏi, việc ra đời một bộ sách giáo khoa "của bộ" có dẫn đến tình trạng trở lại độc quyền, xóa bỏ xã hội hóa?
Dự thảo thông tư mới, dự kiến các trường được tự chọn sách giáo khoa Mạng xã hội lan truyền tin giả xuyên tạc về ngữ liệu trong sách giáo khoa

Tại phiên thảo luận tổ ở Quốc hội, vấn đề biên soạn thêm một bộ sách giáo khoa của Nhà nước lại một lần nữa lại được nhắc đến.

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Nguyễn Thị Kim Thúy cho biết, Nghị quyết 88/2014 của Quốc hội đã nêu rõ việc thực hiện xã hội hóa biên soạn sách giáo khoa và có một số sách giáo khoa cho mỗi môn học.

Theo bà Thúy, thực hiện nghị quyết của Quốc hội, ngay năm đầu tiên thực hiện đổi mới, đã có 3 nhà xuất bản và nhiều công ty sách tổ chức biên soạn, xuất bản, phát hành đủ sách giáo khoa của các môn học.

Đến nay, đã triển khai đổi mới đến những lớp cuối cùng của cả 3 cấp học và chưa xảy ra tình trạng thiếu sách. Số tiền mà các doanh nghiệp bỏ vào để làm sách giáo khoa lên con số hơn 1.200 tỷ đồng.

Bà Thúy đặt vấn đề, có cần bỏ ra trên dưới 400 tỉ đồng từ ngân sách Nhà nước để làm thêm một bộ sách giáo khoa nữa hay không?

"Việc ra đời một bộ sách giáo khoa của Nhà nước có dẫn đến tình trạng trở lại độc quyền, xóa bỏ xã hội hóa không" - bà Thúy nói.

Nên hay không
Ngay năm đầu tiên thực hiện đổi mới, đã có 3 nhà xuất bản và nhiều công ty sách tổ chức biên soạn, xuất bản, phát hành đủ sách giáo khoa của các môn học

Bà Thúy cho biết, Quốc hội đã ban hành Nghị quyết 122/2020 quy định: "Khi thực hiện biên soạn sách giáo khoa theo phương thức xã hội hóa, nếu mỗi môn học cụ thể đã hoàn thành ít nhất một sách giáo khoa được thẩm định, phê duyệt theo quy định của Luật Giáo dục thì không triển khai biên soạn sách giáo khoa sử dụng ngân sách Nhà nước của môn học đó".

Luật Giáo dục ban hành sau Nghị quyết 88/2014 thời gian 5 năm cũng chỉ quy định thực hiện xã hội hóa việc biên soạn sách giáo khoa. Không quy định Bộ Giáo dục và Đào tạo có nhiệm vụ tổ chức biên soạn một bộ sách giáo khoa của Bộ nữa. Điều này cũng phù hợp với quy định của Luật Tổ chức Chính phủ về chức năng, nhiệm vụ các bộ.

Do đó, bà Kim Thúy cho rằng, nếu Quốc hội lại yêu cầu Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức biên soạn thêm một bộ sách giáo khoa sẽ vừa gây lãng phí, vừa không phù hợp với các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành.

"Vào thời điểm này, việc quyết định giao cho Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức biên soạn thêm một bộ sách giáo khoa là sự thay đổi chính sách giữa chừng rất lớn. Nhiều chuyên gia giáo dục, giáo viên và người dân không đồng tình với sự thay đổi này.

Vì vậy, tôi đề nghị Quốc hội giao cho Chính phủ thực hiện đánh giá tác động của việc Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức biên soạn thêm một bộ sách giáo khoa trước khi quyết định" - bà Kim Thúy nêu.

Ngoài ra nữ đại biểu quan ngại, chưa lường trước được khả năng của tổ chức, cá nhân tham gia biên soạn bảo đảm có đầy đủ, kịp thời, phục vụ cho đổi mới, nên bên cạnh việc xã hội hóa, Nghị quyết 88 đã đưa ra yêu cầu.

Cụ thể, để chủ động triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức việc biên soạn một bộ sách giáo khoa. Bộ sách giáo khoa này được thẩm định, phê duyệt công bằng với các sách giáo khoa do tổ chức, cá nhân biên soạn.

Tuy nhiên, việc tổ chức biên soạn bộ sách giáo khoa của bộ không thực hiện được do không huy động được đủ số lượng tác giả cần thiết.

Bộ đã kịp thời chuyển sang chỉ đạo việc biên soạn sách giáo khoa theo hướng xã hội hóa, không sử dụng ngân sách Nhà nước (trả lại cho Ngân hàng Thế giới khoản tiền vay 16 triệu USD để làm bộ sách này).

Nên hay không
Đại biểu quốc hội Nguyễn Thị Kim Thuý nêu ý kiến. Ảnh: Quochoi.vn

Chính vì thế, bà Kim Thuý đề nghị Quốc hội giao cho Chính phủ thực hiện đánh giá tác động của việc Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức biên soạn thêm một bộ sách giáo khoa trước khi quyết định. Và nên thực hiện hết một chu kỳ (sau năm học 2024-2025) rồi tổng kết, đánh giá việc thực hiện đổi mới chương trình sách giáo khoa, giáo dục phổ thông đảm bảo tiến hành điều chỉnh thì phù hợp và thuyết phục hơn.

Trước đó, vấn đề sách giáo khoa đã nóng trên nhiều diễn đàn, cùng quan điểm với bà Thuý, nhiều người cho rằng, việc Bộ Giáo dục và Đào tạo "sản xuất" thêm một bộ sách giáo khoa chẳng khác nào làm khó cho các nhà xuất bản, nhà trường và phụ huynh.

Thông tin về vấn đề này, tiến sĩ Hoàng Ngọc Vinh, nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục Chuyên nghiệp, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho rằng, Bộ Giáo dục và Đào tạo nên chủ trì biên soạn một bộ sách giáo khoa chuẩn, còn sách của các nhà xuất bản khác thì theo cơ chế thị trường.

Để đạt được sự cân bằng, một số quốc gia áp dụng cách tiếp cận hỗn hợp. Bộ Giáo dục và Đào tạo có thể cung cấp một bộ sách giáo khoa tiêu chuẩn cốt lõi, đồng thời cho phép giáo viên và nhà trường bổ sung các nguồn tài liệu bổ sung. Cách tiếp cận này bảo đảm tính nhất quán, trong khi vẫn cho phép thích ứng và đổi mới.

Việc có một bộ sách giáo khoa của Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ bảo đảm tính nhất quán, sách giáo khoa được tiêu chuẩn hóa, bảo đảm một chương trình giảng dạy nhất quán giữa các trường và lớp học. Điều này giúp duy trì các tiêu chuẩn giáo dục thống nhất và giảm sự chênh lệch về kết quả học tập.

Thêm vào đó, sách giáo khoa do Bộ Giáo dục và Đào tạo biên soạn trải qua các quy trình đánh giá nghiêm ngặt để bảo đảm tính chính xác, phù hợp với các mục tiêu và tiêu chuẩn giáo dục.

Giáo viên có thể dựa vào những sách giáo khoa này để biết nội dung chính xác và có cấu trúc tốt. Điều này có thể giảm bớt gánh nặng tìm kiếm các nguồn sách giáo khoa đáng tin cậy và giúp giáo viên tập trung vào các chiến lược giảng dạy hiệu quả. Các trường học có thể tiết kiệm chi phí mua nhiều bộ sách giáo khoa, cũng như giảm nhu cầu xem xét và lựa chọn sách giáo khoa đang diễn ra.

Tuy nhiên, một bộ sách giáo khoa mang tính chuẩn hóa có thể hạn chế sự sáng tạo và linh hoạt của giáo viên trong việc điều chỉnh các bài học theo nhu cầu và sở thích của học sinh. Nó cũng có thể cản trở các phương pháp giảng dạy mới.

Ngoài ra, bối cảnh giáo dục phát triển và sách giáo khoa tiêu chuẩn có thể không phải lúc nào cũng theo kịp những phát triển mới hoặc các chủ đề mới nổi. Trên thực tế, các nguồn tài nguyên đa dạng có thể làm phong phú thêm sự hiểu biết của học sinh về các chủ đề phức tạp…

Ngọc Linh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: sách giáo khoa

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Bộ Giáo dục và Đào tạo phát động ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão số 3

Bộ Giáo dục và Đào tạo phát động ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão số 3

Chiều 11/9, Bộ Giáo dục và Đào tạo và Công đoàn Giáo dục Việt Nam tổ chức Lễ phát động ngành Giáo dục ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão số 3.
Nhiều trường học miền Bắc dự kiến cho học sinh nghỉ học do mưa lũ

Nhiều trường học miền Bắc dự kiến cho học sinh nghỉ học do mưa lũ

Để đảm bảo an toàn cho học sinh và giáo viên, các địa phương bị ảnh hưởng của mưa lũ đã quyết định cho học sinh nghỉ học trong thời gian ngắn.
Lào Cai: Học sinh các cấp tiếp tục nghỉ học đến hết ngày 14/9

Lào Cai: Học sinh các cấp tiếp tục nghỉ học đến hết ngày 14/9

Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Lào Cai ban hành Công văn số 1734//SGD&ĐT-VP ngày 11/9/2024 về việc tiếp tục cho học sinh nghỉ học.
Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu cung cấp đủ sách giáo khoa cho học sinh sau bão số 3

Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu cung cấp đủ sách giáo khoa cho học sinh sau bão số 3

Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu kịp thời bổ sung, bảo đảm cung cấp đủ sách giáo khoa, giúp học sinh nhanh chóng ổn định học tập.
Điểm chuẩn xét tuyển bổ sung 23 trường đại học, hầu hết ở mức 15 - 23 điểm

Điểm chuẩn xét tuyển bổ sung 23 trường đại học, hầu hết ở mức 15 - 23 điểm

Tính đến ngày 9/9, đã có 23 trường Đại học công bố điểm chuẩn xét tuyển bổ sung, trong đó hầu ở mức 15-23.

Tin cùng chuyên mục

Chùm ảnh: Thành phố Hạ Long tan hoang sau khi siêu bão Yagi càn quét

Chùm ảnh: Thành phố Hạ Long tan hoang sau khi siêu bão Yagi càn quét

Siêu bão số 3 Yagi đang đổ bộ vào đất liền với cường độ mưa, tốc độ gió cực mạnh. Các lực lượng chức năng giúp người dân sơ tán người, tài sản đến nơi an toàn.
Các trường học sẵn sàng cơ sở vật chất cho người dân vào tránh bão Yagi

Các trường học sẵn sàng cơ sở vật chất cho người dân vào tránh bão Yagi

Bộ giáo dục và Đào tạo yêu cầu các cơ sở đào tạo có điều kiện cơ sở vật chất an toàn sẵn sàng cho người dân vào tránh trú bão số 3 (bão Yagi).
Quảng Ngãi tuyển dụng 743 giáo viên, huyện miền núi ưu tiên tuyển người dân tộc thiểu số

Quảng Ngãi tuyển dụng 743 giáo viên, huyện miền núi ưu tiên tuyển người dân tộc thiểu số

Quảng Ngãi sẽ tuyển dụng 743 chỉ tiêu giáo viên năm 2024. Các huyện miền núi được tuyển người dân tộc thiểu số theo chính sách cán bộ người dân tộc thiểu số.
Bão số 3 sắp đổ bộ, gần 20 tỉnh, thành cho học sinh nghỉ học tránh bão

Bão số 3 sắp đổ bộ, gần 20 tỉnh, thành cho học sinh nghỉ học tránh bão

Để đảm bảo an toàn cho học sinh cũng như chủ động phòng tránh bão số 3 (bão Yagi), nhiều địa phương đã cho học sinh nghỉ, sinh viên học.
Giáo dục lòng biết ơn cho học sinh

Giáo dục lòng biết ơn cho học sinh

Giáo dục lòng biết ơn không nằm ngoài các yếu tố gia đình-nhà trường-xã hội và đó chính là môi trường để học sinh hình thành, phát triển nhân cách.
Hơn 670 ứng viên được đề nghị xét công nhận giáo sư, phó giáo sư năm 2024

Hơn 670 ứng viên được đề nghị xét công nhận giáo sư, phó giáo sư năm 2024

Năm 2024, có 673 ứng viên được Hội đồng Giáo sư cơ sở đề nghị xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư.
Siêu bão YAGI sắp đổ bộ, học sinh TP. Thanh Hóa nghỉ học từ chiều 6/9

Siêu bão YAGI sắp đổ bộ, học sinh TP. Thanh Hóa nghỉ học từ chiều 6/9

Học sinh trên địa bàn TP. Thanh Hóa sẽ nghỉ học từ chiều ngày 6/9 đến hết ngày 8/9 để tránh siêu bão YAGI, cơn bão số 3 năm 2024.
Tiếp sức đến trường cho học sinh vùng cao đầu năm học mới 2024 - 2025

Tiếp sức đến trường cho học sinh vùng cao đầu năm học mới 2024 - 2025

Công ty Cổ phần Thủy điện A Vương tiếp sức đến trường đầu năm học mới 2024 -2025 cho học sinh vùng cao tại huyện Đông Giang và Tây Giang (tỉnh Quảng Nam).
Nhiều tỉnh, thành cho học sinh nghỉ học tránh bão số 3

Nhiều tỉnh, thành cho học sinh nghỉ học tránh bão số 3

Để đảm bảo an toàn với bão số 3 (bão Yagi), nhiều tỉnh, thành đã quyết định cho học sinh nghỉ học và bố trí lịch học bù.
Việt Nam lọt Top 4 cuộc thi Olympic Tin học quốc tế

Việt Nam lọt Top 4 cuộc thi Olympic Tin học quốc tế

Thông tin từ Bộ Giáo dục và Đào tạo, 4/4 học sinh Việt Nam tham dự Olympic Tin học quốc tế (IOI) 2024 đều giành huy chương. Việt Nam lọt Top 4 cuộc thi năm nay.
Xanh hoá học đường với gần 9.600 cây xanh

Xanh hoá học đường với gần 9.600 cây xanh

Sau 9 năm triển khai, Chương trình “Toyota chung tay xanh hóa học đường” đã đóng góp gần 9.600 cây xanh cho 95 trường học tại 42 tỉnh thành trên cả nước.
Tuyên Quang: Hơn 225 nghìn học sinh bước vào năm học mới

Tuyên Quang: Hơn 225 nghìn học sinh bước vào năm học mới

Hôm nay, hơn 225 nghìn học sinh toàn tỉnh Tuyên Quang bước vào ngày khai giảng năm học mới 2024 - 2025.
Sóc Trăng: 260.000 học sinh rộn ràng chào đón năm học mới

Sóc Trăng: 260.000 học sinh rộn ràng chào đón năm học mới

Sáng nay 5/9, hòa cùng không khí của cả nước, khoảng 260.000 học sinh tỉnh Sóc Trăng nô nức tham dự lễ khai giảng năm học mới 2024 - 2025.
Phó Thủ tướng Lê Thành Long dự khai giảng năm học mới tại Hòa Bình

Phó Thủ tướng Lê Thành Long dự khai giảng năm học mới tại Hòa Bình

Sáng ngày 5/9, dự lễ khai giảng năm học mới, Phó Thủ tướng Lê Thành Long cùng Đoàn công tác tặng máy tính và xe đạp cho học sinh tại tỉnh Hòa Bình.
Bà Rịa – Vũng Tàu: Hơn 300.000 học sinh khai giảng năm học mới

Bà Rịa – Vũng Tàu: Hơn 300.000 học sinh khai giảng năm học mới

Cùng hơn 23 triệu học sinh cả nước, sáng 5/9, hơn 300.000 học sinh và 20.000 giáo viên các cấp học tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu tưng bừng khai giảng chào năm học mới.
Hơn 1,7 triệu học sinh TP. Hồ Chí Minh khai giảng năm học mới 2024-2025

Hơn 1,7 triệu học sinh TP. Hồ Chí Minh khai giảng năm học mới 2024-2025

Sáng 5/9, hơn 1,7 triệu học sinh các bậc học mầm non, tiểu học, THCS, THPT trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh dự khai giảng năm học mới 2024-2025.
Đà Nẵng: Hơn 290.000 học sinh hân hoan khai giảng năm học mới 2024 – 2025

Đà Nẵng: Hơn 290.000 học sinh hân hoan khai giảng năm học mới 2024 – 2025

Năm học 2024 – 2025, TP. Đà Nẵng có hơn 290.000 học sinh từ mầm non đến THPT. Lễ khai giảng tại các trường học diễn ra ngắn gọn, trang trọng và ý nghĩa.
Lễ khai giảng đặc biệt ở Trường Sa

Lễ khai giảng đặc biệt ở Trường Sa

Trong không khí sôi nổi đón chào năm học mới trên cả nước, sáng 5/9 các trường học ở huyện Trường Sa tưng bừng tổ chức lễ khai giảng năm học mới 2024 – 2025.
Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương dự Lễ khai giảng năm học mới tại Quảng Ngãi

Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương dự Lễ khai giảng năm học mới tại Quảng Ngãi

Thượng tướng Trần Quang Phương, Phó Chủ tịch Quốc hội dự lễ khai giảng sớm tại trường THCS Ba Vì, huyện miền núi Ba Tơ, Quảng Ngãi.
Hơn 23 triệu học sinh cả nước khai giảng năm học mới 2024 - 2025

Hơn 23 triệu học sinh cả nước khai giảng năm học mới 2024 - 2025

Hôm nay 5/9, hoà chung không khí tưng bừng, háo hức, hơn 23 triệu học sinh trên cả nước chính thức dự Lễ khai giảng năm học mới 2024 - 2025.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động