Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Thứ năm 07/11/2024 07:35

Ngân hàng 6 tháng đầu năm: Điểm nhấn tái cơ cấu

Tín dụng tăng trưởng ấn tượng, tiền gửi tăng thấp nhưng thanh khoản ổn định, tỷ giá tăng hết biên độ, NHNN quyết liệt tái cơ cấu hệ thống, đặc biệt là các ngân hàng yếu kém là những điểm nổi bật 6 tháng qua.

Tín dụng tăng trưởng nhanh nhất 3 năm

Hoạt động ngân hàng nửa đầu năm nay để lại nhiều dấu ấn quan trọng, đầu tiên phải kể đến đó là về tín dụng. Số liệu của Tổng cục Thống kê cho thấy tín dụng đến hết tháng 6 tăng trưởng 6,28% so với cuối năm 2014 – gấp hơn 3 lần mức tăng cùng kỳ năm trước. Mức tăng trên 6% của tín dụng cũng là cao nhất trong vòng 3 năm trở lại đây.

Huy động vốn của các ngân hàng thương mại trong khi đó tăng 4,58%, thấp hơn mức tăng 5,26% của cùng kỳ năm trước; tổng phương tiện thanh toán tăng 5,09%, thấp hơn mức tăng 6,37% của cùng kỳ năm 2014. Dẫu vậy thanh khoản của hệ thống vẫn ổn định và dư thừa.

Một số liệu khác được đề cập trong báo cáo của Ủy ban giám sát tài chính quốc gia về tình hình kinh tế 6 tháng đó là tài sản liên ngân hàng thời gian qua giảm 21,8% so với cùng kỳ, làm tăng tính lành mạnh trong cơ cấu tài sản và là dấu hiệu tăng tính ổn định của hệ thống ngân hàng.

Tỷ giá tăng hết biên độ

Tỷ giá được điều chỉnh 2 lần trong 6 tháng qua, mỗi lần tăng 1% vào các ngày 7/1 và 7/5 và đã sử dụng hết "room" mà NHNN đưa ra. Tỷ giá VND/USD ổn định hơn rất nhiều so với mặt bằng thế giới khi mà các nước liên tục phải phá giá nội tệ trước áp lực đồng USD mạnh lên. Hiện tại, giá USD bình quân liên ngân hàng ở mức 21.673 đồng trong khi giá trần của các ngân hàng thương mại là 21.890 đồng.

NHNN khẳng định sẽ duy trì tỷ giá ổn định như mục tiêu đề ra là tăng không quá 2% trong năm nay. Trường hợp cần thiết NHNN sẽ bán ngoại tệ ra ngoài thị trường nhằm ổn định tỷ giá.

Lãi suất rục rịch tăng sau thời gian dài liên tục đi xuống

Mặt bằng lãi suất trong 6 tháng đầu năm tiếp tục giảm 0,2 – 0,5%/năm so với cuối năm trước. Trong đó, lãi suất huy động giảm 0,2 -0,5%, chủ yếu ở các kỳ hạn dài hơn 6 tháng, tạo điều kiện hỗ trợ cho việc giảm lãi suất cho vay trung và dài hạn. Lãi suất cho vay giảm khoảng 0,2 – 0,3%, hiện phổ biến khoảng 6 -9%/năm đối với ngắn hạn, 9 -11% đối với trung và dài hạn.

Đáng chú ý, lãi suất huy động đã có dấu hiệu tăng trở lại từ đầu tháng 6 sau thời gian dài liên tục đi xuống. Động thái điều chỉnh tăng lãi suất được lý giải là do các ngân hàng cần cân đối nguồn tiền, bên cạnh đó là cầu vốn tín dụng gia tăng trong khi các thị trường khác như bất động sản hay chứng khoán hồi phục đã phần nào làm cho dòng tiền dịch chuyển khiến các ngân hàng phải tăng lãi suất để giữ khách.

Tích cực xử lý nợ xấu

Nợ xấu của các ngân hàng có xu hướng tăng trong thời gian qua, tuy nhiên NHNN và các tổ chức tín dụng cũng đang nỗ lực xử lý nhằm mục tiêu đưa nợ xấu toàn hệ thống về dưới 3% vào cuối năm nay.

Nỗ lực ấy thể hiện qua việc các tổ chức tín dụng đẩy nhanh bán nợ cho Công ty quản lý tài sản của các TCTD (VAMC - Tính đến giữa tháng 6/2015, VAMC đã mua tổng cộng gần 144 nghìn tỷ đồng nợ xấu của các tổ chức tin dụng, trong đó riêng năm nay duyệt mua hơn 28 nghìn tỷ đồng), qua việc tự xử lý nợ xấu và tăng trích lập dự phòng rủi ro. VAMC cũng đã được bổ sung thêm "sức mạnh" thông qua Nghị định 34 sửa đổi một số điều của Nghị định 53, như tăng vốn điều lệ gấp 4 lần, được mua bán nợ theo giá trị thị trường...

0 đồng mua lại ngân hàng

Điểm nổi bật nhất trong bức tranh tiền tệ, ngân hàng 6 tháng đầu năm chính là hoạt động tái cơ cấu các ngân hàng, đặc biệt là ngân hàng yếu kém.

Ngân hàng TMCP Xây dựng Việt Nam (VNCB) và Ngân hàng TMCP Đại Dương (OceanBank) do bị âm vốn trong khi các cổ đông không đồng thuận bổ sung vốn để đáp ứng yêu cầu về vốn pháp định (3.000 tỷ đồng) nên, để đảm bảo quyền và lợi ích của người gửi tiền, NHNN đã buộc phải tuyên bố mua lại bắt buộc toàn bộ cổ phần của hai ngân hàng này với giá 0 đồng.

Cho đến nay, với sự hỗ trợ quản lý của Vietcombank, VNCB đã đổi tên thành Ngân hàng thương mại TNHH MTV Xây dựng VN (CBBank) và đi vào hoạt động trở lại. OceanBank trong khi đó nhận sự hỗ trợ từ phía VietinBank và cũng đã chuyển thành Ngân hàng TNHH MTV thuộc sở hữu 100% của Nhà nước.

Quyết định của NHNN được đánh giá cao, thể hiện quyết tâm xử lý các ngân hàng yếu kém của cơ quan quản lý. Tuy nhiên, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) vẫn khuyến cáo NHNN rằng đó chỉ nên là bước đi đầu tiên hướng đến khuôn khổ phù hợp về thanh lý và phá sản ngân hàng, thông qua đó nguyên tắc kỷ luật thị trường được tăng cường đối với cả cổ đông và người gửi tiền.

Ngoài mua lại 0 đồng 2 ngân hàng này, rất có thể một ngân hàng nữa là Ngân hàng TMCP Dầu khí Toàn cầu (GP.Bank) cũng có kết quả tương tự khi mà ngân hàng cũng bị âm vốn và đại hội cổ đông không đồng thuận tăng vốn theo yêu cầu. Theo dự kiến, ngày 4/7 là ngày cuối cùng các cổ đông GP.Bank phải hoàn thành việc tăng vốn, tuy nhiên đến nay là ngày 6/7 vẫn chưa có thông báo cụ thể nào từ phía ngân hàng cũng như NHNN.

Thêm nhiều thương vụ sáp nhập

Các thương vụ sáp nhập ngân hàng đã được nhắc đến nhiều trong giai đoạn trước, nhưng đến nửa đầu năm nay mới thực sự sôi động. Các thương vụ mua lại, hợp nhất (M&A) không chỉ giữa ngân hàng với ngân hàng mà còn giữa ngân hàng với công ty tài chính.

Có thể kể đến các thương vụ như Maritime Bank được chấp thuận nhận sáp nhập MDBank, sau khi đã hoàn tất mua lại 100% công ty tài chính Dệt may. Techcombank cũng đã hoàn tất mua đứt Công ty tài chính Hóa chất. Sacombank được chấp thuận nhận sáp nhập Southern Bank về mặt chủ trương, cả hai đang chuẩn bị tiến hành đại hội cổ đông bất thường để thông qua các thủ tục cần thiết. Hay như VietinBank cũng nhận sáp nhập PGBank và đang chuẩn bị hoàn tất các công đoạn cuối cùng. BIDV chỉ trong vòng 55 ngày nhận sáp nhập xong MHB.

Bên cạnh đó còn thêm nhiều thương vụ “tin đồn” về sáp nhập cũng được thị trường nhắc đến trong 6 tháng qua, đó là giữa Eximbank với Nam A Bank, giữa Dong A Bank với ABBank hay SaiGonBank về Vietcombank…

Nhìn chung, bức tranh ngân hàng tài chính 6 tháng đầu năm nay có nhiều điểm nổi bật, nhưng bao phủ toàn bộ bức tranh đó là quyết tâm điều hành chính sách tiền tệ, tái cơ cấu hệ thống của NHNN. 2015 là năm cuối cùng thực hiện Đề án tái cơ cấu hệ thống các tổ chức tín dụng, vì vậy những tháng còn lại của năm chắc chắn hoạt động ngân hàng sẽ thêm nhiều dấu ấn đáng chú ý.

Theo Tri thức trẻ

Tin cùng chuyên mục

Ngân hàng Nhà nước tái triển khai biện pháp kép để 'ghìm cương' tỷ giá

Krungsri muốn mua trước hạn 50% vốn điều lệ còn lại của SHBFinance

Ngân hàng BIDV được vinh danh 'Thương hiệu quốc gia'

Lào Cai: Khoanh nợ cho khách hàng vay vốn bị thiệt hại do cơn bão số 3

Nhà băng đua nhau tăng lãi suất, có nơi chạm 9,5%/năm cho kỳ hạn 13 tháng

Làm thế nào để tận dụng sức mạnh của lãi kép?

Vietcombank, Vietinbank, BIDV, HDBank... được vinh danh Thương hiệu Quốc gia

Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam: Nâng cao vai trò đồng hành cùng các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi

BIDV khởi động Giải chạy mang Tết ấm cho người nghèo

Doanh nghiệp bứt phá kinh doanh với lãi suất cho vay siêu ưu đãi từ Bac A Bank

Động thái mới sau chuyển giao bắt buộc của 2 ngân hàng '0 đồng'

Đề xuất thay đổi thủ tục thu hồi giấy phép hoạt động ngân hàng

Tín dụng tiêu dùng 'vào mùa'

9 tháng đầu năm 2024: Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam tăng trưởng tín dụng an toàn, hiệu quả

Đề xuất quy định mới về hồ sơ, thủ tục tổ chức lại tổ chức tín dụng

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước giao ông Lại Hữu Phước làm quyền Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng

Quý cuối của năm, cuộc đua tiền gửi không kỳ hạn ngày càng gay cấn

BIDV duy trì hoạt động ổn định, an toàn; đóng góp tích cực vào Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh

Techcombank tạo dấu ấn tại Smart Banking 2024: Giải pháp ngân hàng số 'vượt trội' Techcombank Mobile

Thẻ trả góp Muadee tung ‘Deal khủng’ cho người dùng Grab, Be, Ví VNPAY