Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Thứ hai 25/11/2024 16:24

Ngành chăn nuôi sẽ khởi sắc khi giá nguyên liệu hạ nhiệt

Trong ngành chăn nuôi, chi phí nhập khẩu nguyên liệu sản xuất thức ăn chiếm khoảng 70% giá thành.

Theo ông Phạm Thanh Dương - Phó Tổng Giám đốc Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), giá các mặt hàng nguyên liệu đầu vào để sản xuất thức ăn chăn nuôi(TĂCN) liên tục tăng và duy trì ở mức cao kể từ đầu năm 2021 đến nay. Tuy nhiên, triển vọng sẽ tích cực hơn trong quý IV/2022, khi áp lực chi phí giảm bớt và giá thịt heo dần đi vào quỹ đạo ổn định.

Ông Phạm Thanh Dương - Phó Tổng Giám đốc Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV)

Nhìn lại thị trường 2 năm qua

Trong ngành chăn nuôi, chi phí nhập khẩu nguyên liệu sản xuất thức ăn chiếm khoảng 70% giá thành. Tuy nhiên, con số này đã không ngừng tăng lên sau đà tăng phi mã của giá nông sản trên sở Chicago. Do đặc điểm phụ thuộc phần lớn vào nguồn cung nguyên liệu từ việc nhập khẩu nên điều này đã khiến cho nhiều doanh nghiệp chăn nuôi nước ta luôn ở trạng thái gồng lỗ.

Cụm từ "đà tăng phi mã" được liên tục nhắc tới trên thị trường nông sản thế giới kể từ đầu năm 2021, khi nguồn cung toàn cầu có dấu hiệu thắt chặt hơn. Hiện tượng La Nina đã gây ra hạn hán nghiêm trọng và ảnh hưởng nặng nề tới năng suất mùa vụ ngô tại khu vực Nam Mỹ. Cùng với đó là chuỗi các vấn đề hậu cần ở các cảng biển, khiến hoạt động xuất khẩu tại Argentina cũng gặp không ít khó khăn.

Không những thế, thị trường còn được hỗ trợ bởi nhu cầu tăng đột biến từ Trung Quốc, nước nhập khẩu nhiều nông sản nhất thế giới. Nếu như trước đó, quốc gia châu Á này chỉ nhập khẩu dưới 7 triệu tấn ngô mỗi năm, thì sang đến niên vụ 2020/2021, con số này bất ngờ nhảy vọt lên gần 30 triệu tấn. Gánh nặng về chi phí nhập khẩu đối với các doanh nghiệp chăn nuôi trở nên nặng nề nhất vào lúc này.

Tuy nhiên, tình hình khó khăn vẫn chưa dừng lại ở đó. Quay trở lại với nguyên nhân khiến Trung Quốc đẩy mạnh thu mua ngô quốc tế, đây không chỉ là yếu tố tạo ra đà tăng của giá thức ăn mà còn gây sức ép đối với các sản phẩm đầu ra.

Dịch tả heo châu Phi (ASF) đã càn quét qua đất nước có đàn heo lớn nhất thế giới, tạo nên cuộc khủng hoảng thịt trầm trọng nhất ở Trung Quốc. Không những thế, đại dịch Covid-19 trong năm 2020 tiếp tục làm cuộc khủng hoảng tồi tệ hơn, giáng một đòn mạnh vào những hy vọng tái thiết của ngành chăn nuôi. Nhưng, với khối lượng nông sản khổng lồ nhập khẩu từ Mỹ sau hiệp định thương mại giữa 2 bên, Trung Quốc đã hồi phục mạnh mẽ ngành chăn nuôi và thúc đẩy sản lượng heo tăng trở lại.

Cụ thể, sản lượng heo tại Trung Quốc năm 2021 ước đạt gần 50 triệu tấn, tăng hơn 32% so với năm 2020.

Sức ép lớn trong tháng 9

Giá các mặt hàng nông sản đang có dấu hiệu bước vào xu hướng giảm trong 2 tháng qua. Đây là chu kỳ thường thấy đối với thị trường nông sản thế giới do tính mùa vụ của các nước sản xuất lớn.

Ông Phạm Thanh Dương cho biết: Giai đoạn từ tháng 6 đến tháng 9 hàng năm là giai đoạn phát triển rất quan trọng của cây ngô và đậu tương tại Mỹ, nước xuất khẩu hàng đầu thế giới. Đây cũng là thời điểm nắng nóng nhất vào mùa hè nên lo ngại về thời tiết bất lợi gây ra thiệt hại đối với năng suất mùa vụ không phải là điều bất ngờ. Tuy nhiên, giai đoạn khô hạn đỉnh điểm đi qua, những lo ngại trên được xoa dịu dần thì giá nông sản lại chịu sức ép lớn.

Tại Brazil, Ban Thư ký Ngoại thương (Secex) cho biết, trong 2 tuần đầu tháng 8, mỗi ngày nước này đã xuất khẩu tới 323.600 tấn ngô, cao hơn so với mức 197.100 tấn được ghi nhận trong cùng kỳ năm ngoái. Hiệp hội Xuất khẩu Ngũ cốc Brazil (ANEC) cũng dự báo Brazil có thể xuất khẩu 8,09 triệu tấn trong tháng này, cao hơn so với mức 7,88 triệu tấn dự báo tuần trước. Việc tốc độ thu hoạch mùa vụ ngô thứ hai được đẩy mạnh, kết hợp với mức năng suất cao đã giúp nước này tăng cường hoạt động xuất khẩu.

Bên cạnh đó, việc Trung Quốc đang xúc tiến các hiệp định thương mại để đẩy nhanh việc nhập khẩu ngô Brazil cũng cho thấy triển vọng ngô Mỹ gặp phải sức ép cạnh tranh lớn hơn từ quốc gia Nam Mỹ này. Chính phủ Brazil và Trung Quốc đã nỗ lực làm việc trong những tháng gần đây để mở rộng thương mại nông nghiệp giữa hai nước. Vài tuần trước, 2 nước đã công bố một thỏa thuận về tiêu chuẩn kiểm dịch thực vật để bắt đầu xuất khẩu ngô Brazil sang Trung Quốc.

Trung Quốc bày tỏ mong muốn tăng cường nhập khẩu nông sản từ quốc gia Nam Mỹ này để tránh tình trạng thiếu hụt nguồn cung nguyên liệu đầu vào để sản xuất TĂCN phục vụ trong nước. Xuất khẩu ngô và khô đậu tương của Brazil sang Trung Quốc có thể bắt đầu trước cuối năm 2022, thời điểm mà Mỹ cũng đang trong giai đoạn thu hoạch cao điểm.

Tận dụng cơ hội nhập khẩu nguyên liệu

Theo đánh giá của MXV, với dự báo thời tiết tại các khu vực gieo trồng của Mỹ cho thấy hạn hán sẽ không còn quá nghiêm trọng cùng với sức ép từ nguồn cung ở Nam Mỹ, giá nông sản có khả năng sẽ chịu sức ép lớn khi bước vào quý IV tới. Tháng 9/2021, các mặt hàng cũng ghi nhận mức sụt giảm và quay trở lại mức thấp nhất năm, nên trong tháng 9/2022, có thể là giai đoạn mà các doanh nghiệp nên tận dụng cơ hội nhập khẩu nguyên liệu.

Theo ghi nhận từ Trung tâm Giao nhận hàng hóa MXV, giá ngô giao tháng 10 - 12 tại khu vực phía Bắc đang được chào bán ở vùng giá 8.000 - 8.200 đồng/kg, trong khi khu vực phía Nam có giá thấp hơn khoảng 50 - 100 đồng/kg. Còn đối với khô đậu tương, mặt hàng mà Việt Nam luôn nằm trong 2 quốc gia nhập khẩu lớn nhất thế giới, giá tại thị trường nội địa được giao dịch trong khoảng 13.400 – 13.600 đồng/kg. Đây đều là những mức giảm từ 15 - 20% so với đỉnh hồi giữa năm của các mặt hàng này. Điều này đã thúc đẩy các doanh nghiệp sản xuất TĂCN tích cực chốt giá nhập khẩu nguyên liệu trong thời gian gần đây.

Đối với sản phẩm đầu ra, Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) dự báo thời gian tới giá heo hơi sẽ quanh ngưỡng 70.000 đồng/kg. Vào cuối năm, giá heo hơi có thể nhích lên một chút do nhu cầu tiêu thụ thịt heo tăng và giá TĂCN vẫn ở mức cao. Áp lực đầu vào giảm bớt, trong khi giá thịt đầu ra ổn định đang mở ra triển vọng tích cực hơn cho ngành chăn nuôi nước ta.

2 tháng gần đây, giá nông sản đã bắt đầu có dấu hiệu hạ nhiệt sau khi tạo đỉnh vào cuối tháng 6 và thậm chí đã có thời điểm chạm mức thấp nhất trong gần 10 tháng. Theo số liệu từ MXV, giá ngô kỳ hạn tháng 12 đang giao dịch quanh mức 240 USD/tấn, trong khi giá khô đậu tương giao dịch trên mức 440 USD/tấn.
Khánh Linh

Tin cùng chuyên mục

Chỉ thị của Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên về đảm bảo bảo cung cầu, bình ổn giá dịp Tết Ất Tỵ

Giá đậu tương năm 2025 sẽ diễn biến ra sao?

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 21/11: MXV-Index tăng phiên thứ 4 liên tiếp

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 20/11: Sắc xanh bao phủ thị trường kim loại và năng lượng

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 19/11: Giá dầu tăng mạnh, thị trường kim loại phục hồi

Doanh nghiệp ngoại thi nhau mở điểm bán, bức tranh thị trường bán lẻ nội cuối năm 2024 ra sao?

Doanh nghiệp bán lẻ tăng mở mới, thị trường kỳ vọng 'bùng nổ' cuối năm

Thị trường hàng hóa hôm nay 14/11/2024: Chỉ số MXV-Index chấm đứt chuỗi giảm ba phiên liên tiếp

Doanh nghiệp sẵn sàng nguồn cung hàng hoá phục vụ cuối năm và Tết Ất Tỵ

Thị trường hàng hóa hôm nay 13/11/2024: Giá đậu tương mở rộng đà suy yếu

POND’S mang kiến thức chăm sóc da đúng chuẩn tới gần 1000 học sinh Bến Tre

Thị trường hàng hóa hôm nay 12/11/2024: Giá dầu thế giới giảm hơn 2%

Thị trường hàng hóa hôm nay 11/11/2024: Nhập khẩu đậu tương của Trung Quốc cao kỷ lục đẩy giá tăng mạnh

Thị trường hàng hóa hôm nay 8/11/2024: Lực mua mạnh mẽ kéo MXV-Index quay lại mức cao nhất trong vòng ba tuần

Thị trường hàng hóa hôm nay 7/11/2024: Giá kim loại đồng loạt giảm, giá ngô đi ngược chiều thị trường

Thị trường hàng hóa hôm nay 6/11/2024: Sắc xanh áp đảo trên thị trường hàng hóa thế giới

Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 10 tháng năm 2024 tăng 8,5%

TP. Hồ Chí Minh tăng cường bảo đảm bình ổn hàng hóa dịp Tết Ất Tỵ 2025

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 5/11: Thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới khởi sắc trong phiên đầu tuần

Đồng Nai: Thu hơn 240.000 tỷ đồng từ bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng