Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Ngành công nghiệp hỗ trợ cần thích ứng để đón cơ hội

Ngành công nghiệp giàu tiềm năng đã tạo cơ hội cho doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ tiến sâu vào chuỗi cung ứng toàn cầu. Dù vậy, vẫn còn rất nhiều thách thức.
Nâng cao vị thế doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ Chứng nhận AS9100: “Giấy thông hành” cho doanh nghiệp tham gia chuỗi sản xuất ngành hàng không vũ trụ Chuẩn bị tâm thế, đón cơ hội gia nhập chuỗi sản xuất ngành hàng không vũ trụ

Cơ hội thị trường rất lớn

Theo thống kê của Hiệp hội Công nghiệp Hỗ trợ Việt Nam, Việt Nam đang có 2.000 doanh nghiệp sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ, trong đó có khoảng 300 doanh nghiệp tham gia vào chuỗi cung ứng đa quốc gia. Các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ đang có sự tiến bộ vượt bậc về năng lực cạnh tranh.

Công nghiệp hỗ trợ. Ảnh: Moit
Công nghiệp hỗ trợ. Ảnh: MOIT

Qua nhiều năm, các doanh nghiệp đã có cơ hội tiếp cận với khách hàng, cải tiến liên tục các hoạt động sản xuất, quản trị sản xuất cũng như đầu tư cho các tiêu chuẩn về ISO để đáp ứng tốt các nhu cầu của doanh nghiệp FDI trong các chuỗi cung ứng.

Ông Nguyễn Hoàng - Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp ngành Công nghiệp hỗ trợ TP. Hà Nội (Hansiba), Phó Chủ tịch Hiệp hội Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam (VASI), Chủ tịch HĐQT Tập đoàn N&G – thông tin, thời điểm này, các doanh nghiệp Việt Nam đang tham gia sâu rộng vào thị trường Hiệp định thương mại tự do (FTA) với các cường quốc lớn trên thế giới. Cùng với đó, sự ổn định của chính trị, sự điều tiết về chính sách vĩ mô của nhà nước Việt Nam và việc các Tập đoàn của các quốc gia trên thế giới quan tâm, đầu tư, hợp tác với các doanh nghiệp Việt sẽ là cơ hội để doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp ngành công nghiệp hỗ trợ nói riêng có thể tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu.

Cũng theo ông Nguyễn Hoàng, với thị phần khoảng 30% buộc phải sản xuất tại Việt Nam để có cung cấp vào thị trường Hoa Kỳ cũng như tại các cường quốc trên thế giới, đấy chính là “miếng bánh” thị phần rất tốt để các doanh nghiệp Việt có thể tham gia chuỗi sản xuất, chiếm lĩnh thị phần và vươn lên trong thời gian tới đây.

“Tăng trưởng của ngành công nghiệp hỗ trợ Việt Nam cũng như Hà Nội sẽ có những bước vươn lên cũng như đảm bảo kế hoạch sản xuất đề ra trong năm nay và những năm tiếp theo”, ông Nguyễn Hoàng nhận định.

Dù vậy, vẫn còn những khó khăn không nhỏ. Theo các chuyên gia, xu hướng gần đây cho thấy nhà sản xuất nước ngoài yêu cầu chuỗi cung cấp phải khép kín. Phần lớn đều đặt vấn đề về việc cung cấp từ A-Z các cấu kiện, thay vì một số chi tiết riêng lẻ như tiện, hàn… lâu nay. Tuy nhiên, số doanh nghiệp Việt có thể đáp ứng được yêu cầu này chỉ đếm trên đầu ngón tay.

Về phía doanh nghiệp, theo ông Vũ Mạnh Giáp - Phó giám đốc Công ty Cổ phần chính xác TCI, việc hiểu về các tiêu chuẩn chứng nhận quốc tế sẽ giúp doanh nghiệp nắm được cơ hội để có chiến lược đầu tư cơ sở hạ tầng và máy móc. Hiện doanh nghiệp cũng đang đáp ứng các tiêu chuẩn sản xuất quốc tế để sản xuất linh phụ kiện cho doanh nghiệp FDI, nên việc chuyển đổi không quá khó khăn. Tuy nhiên, vấn đề ở chỗ là làm thế nào để doanh nghiệp kết nối được với các doanh nghiệp trong chuỗi giá trị sản xuất này.

Có thể thấy cơ hội gia tăng thị phần cho doanh nghiệp ngành công nghiệp hỗ trợ rất lớn. Tuy nhiên, thực tế hiện nay, đa phần doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam chưa đáp ứng đầy đủ về cơ sở hạ tầng và chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn quốc tế để tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu.

Chẳng hạn, chứng nhận “Hệ thống Quản lý chất lượng ngành hàng không, vũ trụ” – AS9100 được ứng dụng rộng rãi trong ngành hàng không, vũ trụ, bao gồm sản xuất, bảo trì, sửa chữa và phân phối. Đây được đánh giá là “giấy thông hành” để doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu với các tập đoàn đa quốc gia. Nhưng AS9100 dựa trên cấu trúc tương tự như ISO 9001 và đòi hỏi những quy trình nghiêm ngặt để đảm bảo an toàn và độ tin cậy của sản phẩm, đảm bảo sản phẩm truy xuất được nguồn gốc cũng như các quy trình cải tiến liên tục.

Ông Nguyễn Hồng Phong - Giám đốc Công ty TNHH Dụng cụ An Mi (An Mi Tools) - chia sẻ, các hãng hàng không tại châu Âu, Mỹ rất quan tâm tới việc tìm kiếm đơn vị sản xuất tại Việt Nam để chuyển đổi chuỗi cung ứng nên việc được cung cấp đầy đủ các thông tin tổng quan về Chứng nhận AS9100 sẽ tạo thành cơ hội lớn cho các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ Việt Nam. Tuy nhiên, các doanh nghiệp FDI đang có nhiều ưu thế hơn về vấn đề này.

“Theo phân tích thị trường thì mức tăng về nhu cầu máy bay trong 20 năm tới là hấp dẫn. Tuy nhiên, giai đoạn đầu để doanh nghiệp Việt Nam có thể vào được chuỗi sản xuất, chúng tôi nhìn nhận là khá khó khăn, tốn kém và rủi ro thất bại là cao trong khi doanh nghiệp chưa thực sự đánh giá được tính chất kinh doanh, cũng như các yếu tố quan trọng về độ ổn định, độ lớn của đơn hàng”, ông Nguyễn Hồng Phong cho hay.

Hợp tác liên kết, gia tăng nội lực cho doanh nghiệp Việt

Trong bối cảnh toàn cầu hóa và sự phát triển mạnh mẽ của chuỗi cung ứng quốc tế, ngành công nghiệp hỗ trợ Việt Nam đang đứng trước những cơ hội vàng để tham gia và mở rộng vị thế trên thị trường toàn cầu.

Các chuyên gia cho rằng, để tận dụng tốt các lợi thế đòi hỏi các doanh nghiệp cần tiếp tục hoàn thiện kỹ thuật, trình độ, cũng như đầu tư thêm về ISO, đáp ứng nguồn nhân lực. Như vậy, chúng ta sẽ có sự sẵn sàng hơn để “đứng chân” được vào trong chuỗi cung ứng toàn cầu.

Mặt khác, rất cần sự hợp tác và liên kết giữa các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ với nhau để cùng tạo thành chuỗi, cụm chi tiết để có thể đáp ứng những yêu cầu cao và khắt khe của các thị trường công nghệ mới nổi cũng như gia tăng khả năng cạnh tranh trong các chuỗi cung ứng toàn cầu.

Theo ông Nguyễn Hoàng để hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng, các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp ngành công nghiệp Hà Nội nói riêng đã chú trọng vào nhiều lĩnh vực công nghệ cao – công nghiệp xanh – phát triển bền vững.

Song vẫn còn ở mức hạn chế cần được đặc biệt chú trọng nhiều hơn nữa trong lĩnh vực này. Bởi hiện nay, ngành công nghiệp hỗ trợ mới chỉ đạt được khoảng 10% nhu cầu thị trường nội địa Việt Nam. Trong đó, hàng năm phải nhập khẩu con số không thấp hơn 100 tỷ USD linh kiện các ngành điện tử, ô tô, công nghiệp khác và lắp ráp tại Việt Nam.

Ông Phan Đăng Tuất – Chủ tịch Hiệp hội Công nghiệp Hỗ trợ Việt Nam – cho hay, công nghiệp hỗ trợ là linh hồn của công nghiệp chế tạo quốc gia, do đó, cần có những chính sách hỗ trợ tối đa cho công nghiệp. Nhưng ở Việt Nam sự hỗ trợ vẫn còn dè dặt. Do đó, công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam vẫn chưa phát huy được khả năng, thế mạnh của mình. Để tiến lên, đứng ngang bằng với các nước trong khu vực và trên thế giới, bên cạnh những chính sách hỗ trợ từ nhà nước, công nghiệp hỗ trợ Việt Nam cần sự hợp tác, liên kết của các đối tác từ các nước trên thế giới.

Về phía các doanh nghiệp cho rằng, giải quyết "bài toán" tiêu chuẩn phải đi kèm với đầu ra của sản phẩm. Điều này rất cần đến sự hỗ trợ hiệu quả hơn của các cơ quan chức năng trong việc kêu gọi đầu tư, tổ chức các hoạt động giao thương, kết nối... Từ đó, giúp doanh nghiệp nắm được cơ hội, có chiến lược đầu tư cơ sở hạ tầng và máy móc, nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế và có thể "chen chân" vào đơn hàng của các doanh nghiệp trong chuỗi giá trị toàn cầu.

Nguyễn Hạnh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Công nghiệp hỗ trợ

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Sản xuất ô tô trong nước nỗ lực giải quyết bài toán nội địa hóa

Sản xuất ô tô trong nước nỗ lực giải quyết bài toán nội địa hóa

Doanh nghiệp sản xuất ô tô trong nước kỳ vọng sẽ sớm giải quyết được bài toán nội địa để kéo giảm giá thành sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước.
Đà Nẵng: Doanh nghiệp cơ khí gặp khó khi phát triển sản xuất hợp chuẩn

Đà Nẵng: Doanh nghiệp cơ khí gặp khó khi phát triển sản xuất hợp chuẩn

Ngoài giải quyết khó khăn về mặt bằng sản xuất, doanh nghiệp cơ khí tại TP. Đà Nẵng cần nhanh chóng có chiến lược chuyển đổi xanh, chuyển đổi số.
MTA Hà Nội

MTA Hà Nội 'hội tụ' những giải pháp tối ưu cho ngành cơ khí và sản xuất chế tạo

Sáng 2/10/2024, Triển lãm Quốc tế lần thứ 10 về cơ khí chính xác và sản xuất chế tạo - MTA Hanoi 2024 đã chính thức được khai mạc tại Hà Nội.
Giải pháp thúc đẩy công nghiệp hỗ trợ ô tô tại Việt Nam

Giải pháp thúc đẩy công nghiệp hỗ trợ ô tô tại Việt Nam

Dự thảo Chiến lược phát triển ngành công nghiệp ô tô của Bộ Công Thương nêu rõ công nghiệp hỗ trợ là yếu tố quan trọng thúc đẩy công nghiệp ô tô.
Chuẩn bị tâm thế, đón cơ hội gia nhập chuỗi sản xuất ngành hàng không vũ trụ

Chuẩn bị tâm thế, đón cơ hội gia nhập chuỗi sản xuất ngành hàng không vũ trụ

Thị trường dịch vụ hàng không khu vực châu Á-Thái Bình Dương sẽ đạt 129 tỷ USD vào năm 2043, mở ra cơ hội lớn cho doanh nghiệp ngành công nghiệp hỗ trợ Việt Nam
Nhiều công nghệ và giải pháp toàn diện tại chuỗi triển lãm về máy móc, nguyên phụ liệu dệt may 2024

Nhiều công nghệ và giải pháp toàn diện tại chuỗi triển lãm về máy móc, nguyên phụ liệu dệt may 2024

Sáng 25/9 đã khai mạc chuỗi triển lãm quốc tế về máy móc, thiết bị nguyên phụ liệu dệt may, da giày VTG 2024 tại Trung tâm hội chợ và triển lãm Sài Gòn.
Lối đi nào để doanh nghiệp Việt vào chuỗi cung ứng toàn cầu?

Lối đi nào để doanh nghiệp Việt vào chuỗi cung ứng toàn cầu?

Việc gia nhập sâu hơn vào chuỗi cung ứng toàn cầu trong bối cảnh hiện nay phụ thuộc rất nhiều vào nỗ lực tự thân của cộng đồng doanh nghiệp...
Chứng nhận AS9100: “Giấy thông hành” cho doanh nghiệp tham gia chuỗi sản xuất ngành hàng không vũ trụ

Chứng nhận AS9100: “Giấy thông hành” cho doanh nghiệp tham gia chuỗi sản xuất ngành hàng không vũ trụ

Công nghiệp sản xuất máy bay tương đối mới ở Việt Nam. Doanh nghiệp được cấp Chứng nhận AS9100 sẽ tiếp cận chuỗi sản xuất toàn cầu trong lĩnh vực này.
Liên kết đào tạo với doanh nghiệp: Tháo điểm nghẽn nhân lực cho ngành công nghiệp điện tử

Liên kết đào tạo với doanh nghiệp: Tháo điểm nghẽn nhân lực cho ngành công nghiệp điện tử

Ngành công nghiệp điện tử Việt Nam đang đứng trước cơ hội phát triển rộng mở, tuy nhiên để tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng cần tháo điểm nghẽn về nhân lực.
Nâng cao vị thế doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ

Nâng cao vị thế doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ

Việt Nam đang dần trở thành trung tâm sản xuất công nghiệp quan trọng của khu vực và thế giới, đây sẽ là cơ hội cho doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ Việt Nam.
Cuộc thi Con quay Đại chiến VASI 2024: Sân chơi cho doanh nghiệp công nghiệp chế tạo

Cuộc thi Con quay Đại chiến VASI 2024: Sân chơi cho doanh nghiệp công nghiệp chế tạo

Cuộc thi 'Con quay Đại chiến VASI 2024' tạo sân chơi cho doanh nghiệp công nghiệp chế tạo, đẩy mạnh kỹ thuật chế tạo, hướng tới chuỗi cung ứng toàn cầu.
Vimexpo 2024 Cơ hội giao thương, mở rộng kết nối về công nghiệp hỗ trợ và chế biến chế tạo

Vimexpo 2024 Cơ hội giao thương, mở rộng kết nối về công nghiệp hỗ trợ và chế biến chế tạo

VIMEXPO 2024 là sự kiện chuyên ngành do Cục Công nghiệp, Trung tâm Hỗ trợ Phát triển Công nghiệp và Công ty Quảng cáo & Hội chợ Triển lãm C.I.S Vietnam tổ chức
Nền tảng thực tế ảo iguverse giành giải thưởng Red Dot Award 2024

Nền tảng thực tế ảo iguverse giành giải thưởng Red Dot Award 2024

iguverse là nền tảng thực tế ảo dành cho hoạt động bán hàng và kỹ thuật trong công nghiệp giúp doanh nghiệp có thể tạo ra các triển lãm kỹ thuật số tiện lợi.
Công nghiệp hỗ trợ trước cơ hội ‘vàng’ tham gia mạng lưới cung ứng đa ngành toàn cầu

Công nghiệp hỗ trợ trước cơ hội ‘vàng’ tham gia mạng lưới cung ứng đa ngành toàn cầu

Ngành công nghiệp hỗ trợ Việt Nam đang đứng trước những cơ hội 'vàng' để tham gia và mở rộng vị thế trên thị trường toàn cầu.
Hội chợ Công nghiệp hỗ trợ thành phố Hà Nội năm 2024 chính thức khai mạc

Hội chợ Công nghiệp hỗ trợ thành phố Hà Nội năm 2024 chính thức khai mạc

Hội chợ triển lãm Công nghiệp hỗ trợ thành phố Hà Nội năm 2024 diễn ra từ ngày 18 -20/9 do Sở Công Thương Hà Nội tổ chức, với sự góp mặt của 250 gian hàng.
Cơ hội từ dòng vốn FDI tập trung vào công nghiệp chế biến, chế tạo

Cơ hội từ dòng vốn FDI tập trung vào công nghiệp chế biến, chế tạo

Trong tổng số gần 12 tỷ USD vốn FDI đầu tư mới vào Việt Nam 8 tháng, lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo đạt 8,53%, chiếm 71,1% tổng vốn đầu tư.
Vĩnh Phúc đón dự án thứ 2 từ tập đoàn Top 500 Hoa Kỳ

Vĩnh Phúc đón dự án thứ 2 từ tập đoàn Top 500 Hoa Kỳ

Với việc khánh thành Nhà máy Polaris Việt Nam tại KCN Bá Thiện 2, huyện Bình Xuyên vào sáng 11/9, Tập đoàn Polaris (Hoa Kỳ) đã có dự án thứ 2 tại Vĩnh Phúc.
Triển lãm NEPCON Việt Nam 2024: Quy tụ gần 300 thương hiệu điện tử hàng đầu

Triển lãm NEPCON Việt Nam 2024: Quy tụ gần 300 thương hiệu điện tử hàng đầu

Sáng ngày 11/9, Triển lãm Điện tử quốc tế (NEPCON Việt Nam 2024) đã khai mạc tại Hà Nội. Sự kiện quy tụ gần 300 thương hiệu điện tử hàng đầu từ 20 quốc gia.
Triển lãm FBC ASEAN 2024: Mở rộng cơ hội hợp tác cho doanh nghiệp ngành chế tạo Việt Nam

Triển lãm FBC ASEAN 2024: Mở rộng cơ hội hợp tác cho doanh nghiệp ngành chế tạo Việt Nam

Diễn ra từ ngày 18/9-20/9 tại Hà Nội, triển lãm FBC ASEAN 2024 sẽ là một cơ hội quan trọng để các doanh nghiệp chế tạo Việt Nam kết nối với các đối tác quốc tế.
Doanh nghiệp điện tử tìm chỗ đứng trong chuỗi cung ứng toàn cầu

Doanh nghiệp điện tử tìm chỗ đứng trong chuỗi cung ứng toàn cầu

Đứng trước nhiều cơ hội, nhưng doanh nghiệp điện tử trong nước vẫn gặp khó trong hành trình đi tìm 'chỗ đứng' trong chuỗi cung ứng của các tập đoàn toàn cầu.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động