Từ những thách thức đặt ra, chính phủ Anh đã xem xét đưa ra những chinh sách hỗ trợ ngành công nghiệp ô tô, đồng thời khuyến khích tăng trưởng mạnh mẽ thị trường nội địa và xuất khẩu. Điều này đã được thúc đẩy bằng việc đầu tư, dẫn đến sự phát triển của chuỗi cung ứng nội địa, hỗ trợ công nghiệp sản xuất và tạo ra môi trường ổn định và bền vững cho ngành công nghiệp chủ chốt này của nước Anh.
Ngành công nghiệp ô tô ở Anh và ảnh hưởng của Brexit
Xuất khẩu xe đường bộ và các sản phẩm liên quan chiếm 11,5% kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của nước Anh, tương đương 32 tỷ bảng Anh trong năm 2015. Nhập khẩu vào Vương quốc Anh và các sản phẩm liên quan chiếm 12,7% tổng nhập khẩu hàng hóa của Anh trong năm 2015. Ước tính rằng, kể từ năm 2011, số lượng xe ô tô được chế tạo ở Anh đã tăng từ 36% lên khoảng 41%. Sự gia tăng này là do sự hỗ trợ của chính phủ vào việc thúc đẩy chuỗi cung ứng…
Đối mặt với Brexit, ngành công nghiệp ô tô cùng với các nhà xuất khẩu hàng hóa lớn khác, có thể phải đối diện với một số thách thức mới do sự ra đi của Anh từ thị trường đơn lẻ và liên minh thuế quan của EU. Việc sắp xếp hải quan mới có thể làm gián đoạn chuỗi cung ứng biên giới hoặc tăng chi phí và quy tắc xuất xứ có thể là rào cản, ngay cả với thỏa thuận thương mại sản xuất tại Anh.
Kết quả là, một số nhà sản xuất ô tô với các nhà máy có trụ sở tại Vương quốc Anh đã đưa ra ý kiến liên quan đến tác động của Brexit đối với các hoạt động của họ, bao gồm Nissan, BMW, PSA (chủ sở hữu của Vauxhall), và Jaguar Land Rover. Hầu hết các mối quan tâm của các nhà sản xuất ô tô đều đưa ra các vấn đề phát sinh từ tác động của thuế quan và quy tắc xuất xứ trên chuỗi cung ứng của ngành ô tô, trong sự giao thoa giữa Anh và các nước còn lại trong Liên minh Châu Âu.
Thành công của chính sách công nghiệp hỗ trợ ô tô
Năm 2009, với sự ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính, việc sản xuất xe ô tô ở Anh đã sụt giảm hơn 30%, nhưng sau đó nước Anh đã có nhiều chính sách thành công nhằm phục hồi tình trạng sụt giảm. Sự ủng hộ từ chính phủ Anh đã thúc đẩy nhu cầu và khuyến khích đầu tư nhằm mục đích mở rộng chuỗi cung ứng và giúp thị trường Anh sôi động hơn, cạnh tranh hơn.
Hội đồng ô tô được thành lập vào tháng 12 năm 2009 với mục tiêu “tạo ra một môi trường kinh doanh chuyển đổi”, cung cấp “đề xuất đầu tư hấp dẫn hơn” cho ngành ô tô và công nghiệp liên quan của Anh, phát triển chuỗi cung ứng ô tô mạnh mẽ hơn và cạnh tranh hơn, tiếp tục cuộc đối thoại giữa chính phủ và ngành.
Ngành công nghiệp ô tô được hưởng chính sách tăng trưởng của Chính phủ liên minh, đặc biệt là Quỹ tăng trưởng khu vực (RGF) và Sáng kiến chuỗi cung ứng sản xuất tiên tiến (AMSCI), cũng như Trung tâm Thúc đẩy Nâng cao (APC) với chi phí lên tới một tỷ bảng Anh, Tổ chức Đầu tư Ô tô (AIO) và 30 triệu đô la đầu tư được nhắm mục tiêu vào các kỹ năng.
Với AMSCI, chính phủ khuyến khích “đồng vị trí” các chuỗi cung ứng và các nhà sản xuất chính như Nissan, JLR và BMW. Do đó, trong năm 2011, AMSCI đã được đưa ra kèm kinh phí để kích thích sự tăng trưởng của các nhà cung cấp tại Anh, trao quỹ nhằm mở rộng các nhà cung cấp hoặc liên doanh đã hoạt động và khuyến khích triển khai thêm các nhà cung cấp mới. Các công ty muốn nhận quỹ này cần phải cung cấp bằng chứng cho thấy sự hỗ trợ của chính phủ sẽ cải thiện đáng kể cho lĩnh vực của họ mà nếu không sẽ không được phân phối bởi thị trường.