Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Chủ nhật 24/11/2024 23:54

Ngành Công Thương các tỉnh Bắc Trung bộ: Vượt khó để hoàn thành kế hoạch đề ra

Do ảnh hưởng dịch bệnh, kinh tế thế giới suy giảm… nên hoạt động ngành Công Thương các tỉnh Bắc Trung bộ bị ảnh hưởng, nhiều kết quả chưa đạt như kỳ vọng đề ra.

Ngày 16/6, tại Thừa Thiên Huế, Sở Công Thương các tỉnh Bắc Trung bộ tổ chức hội nghị báo cáo hoạt động ngành Công Thương các tỉnh Bắc Trung bộ năm 2022 và 6 tháng đầu năm 2023, đồng thời đề ra nhiệm vụ, phương hướng trong thời gian tới.

Ông Phan Quý Phương - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế phát biểu

Theo đó, trong năm 2022 và 6 tháng đầu năm 2023 nhìn chung chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) của các tỉnh Bắc Trung Bộ phát triển không đồng đều. Năm 2022, chỉ số IIP các tỉnh Thừa Thiên Huế - tỉnh Quảng Trị - Quảng Bình – Nghệ An – Thanh Hóa đều có mức tăng so với cùng kỳ, riêng tỉnh Hà Tĩnh có chỉ số sản xuất công nghiệp giảm 16,39% so với năm trước.

6 tháng đầu năm 2023, chỉ số sản xuất công nghiệp của các tỉnh Thừa Thiên Huế đạt 1,56%; tỉnh Quảng Trị đạt 11,68%; Quảng Bình đạt 8,7%; Hà Tĩnh đạt 1,5%; Nghệ An đạt 7% và Thanh Hóa 8,5% (IIP của cả nước 5 tháng đầu năm giảm 2% so với cùng kỳ năm trước).

Về tình hình xuất, nhập khẩu, năm 2022, kim ngạch xuất khẩu toàn vùng đạt 11.112,46 triệu USD, ước tính 6 tháng đầu năm 2023 đạt 5.674,25 triệu USD; kim ngạch nhập khẩu đạt 15.077,23 triệu USD, ước tính 6 tháng đầu năm 2023 đạt 6.854,18 triệu USD

Riêng về xuất khẩu, trong bối cảnh thị trường xuất khẩu khó khăn, cơ cấu ngành hàng xuất khẩu mỗi tỉnh không tương đồng, đa số kim ngạch các tỉnh trong vùng đều giảm, riêng Quảng Trị và Hà Tĩnh vẫn duy trì được đà phát triển so với cùng kỳ 6 tháng năm 2022 lần lượt là: 10,68%; 27,45%.

Nguyên nhân được xác định là do ảnh hưởng khó khăn của nền kinh tế và bất ổn về chính trị, thiếu hụt các đơn hàng cùng với việc các thị trường EU, Mỹ đưa ra quy định yêu cầu sản phẩm xuất khẩu vào các thị trường này phải đảm bảo “đơn hàng sản xuất xanh” mới đáp ứng được điều kiện nhập khẩu, qua đó đã ít nhiều ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất của các tỉnh Bắc Trung Bộ.

Phát biểu tại hội nghị, ông Phan Quý Phương – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, hội nghị thường niên Ngành Công Thương 6 tỉnh khu vực Bắc Trung bộ có ý nghĩa quan trọng của ngành Công Thương khu vực, qua đó đánh giá kết quả sản xuất công nghiệp, hoạt động thương mại của toàn ngành; tạo điều kiện để Sở Công Thương các tỉnh có cơ hội giao lưu, trao đổi kinh nghiệm trong công tác quản lý nhà nước đề xuất các giải pháp phối hợp, liên kết khai thác tiềm năng, thế mạnh của mỗi địa phương từ đó đề xuất, tham mưu cho Bộ Công Thương, cho UBND các tỉnh các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh, tăng trưởng kinh tế, tìm ra con đường để toàn vùng phát triển, từng địa phương phát triển.

Ngành Công Thương khu vực Bắc Trung bộ tổ chức trưng bày, giới thiệu sản phẩm, kết nối giao thương giữa nhà cung cấp với doanh nghiệp xuất khẩu và tổ chức xúc tiến thương mại năm 2023

Tại hội nghị, đại diện Sở Công Thương các tỉnh Bắc Trung bộ cũng đã nhìn nhận những hạn chế, tồn tại như nhiều doanh nghiệp, cơ sở sản xuất chưa đảm bảo tiêu chí, quy chuẩn mẫu mã, bao bì sản phẩm và chứng nhận chất lượng, an toàn thực phẩm, không đáp ứng về số lượng hàng hoá… để đảm bảo đưa hàng hóa vào tiêu thụ tại hệ thống siêu thị. Đồng thời, một số sản phẩm chưa có nhãn hiệu, thương hiệu và chưa tạo được lòng tin ở người tiêu dùng; doanh nghiệp, cơ sở sản xuất chưa chú trọng nhiều đến đổi mới công nghệ - kỹ thuật và nâng cao năng lực quản trị nên năng lực cạnh tranh thấp, việc đầu tư tìm hiểu mở rộng thị trường gặp hạn chế.

Bên cạnh đó, số lượng và quy mô dự án triển khai hoàn thành và đưa vào hoạt động tạo năng lực mới ngành công nghiệp còn hạn chế, chưa có nhân tố mới đột phá góp phần tăng trưởng cho ngành công nghiệp. Việc liên kết tiêu thụ sản phẩm còn gặp nhiều khó khăn do thiếu nhà đầu tư lớn và tập quán sản xuất nhỏ lẻ…

Theo dự báo, 6 tháng cuối năm 2023 và thời gian tới sức mua vẫn hồi phục chậm, sản xuất vẫn sẽ khó khăn do thiếu hụt đơn hàng cùng với việc tiếp cận nguồn vốn, lãi suất ngân hàng và chi phí đầu vào nguyên vật liệu vẫn ở mức cao; các nước phát triển ngày càng quan tâm đến các vấn đề an toàn cho người tiêu dùng và hình thành các hàng rào kỹ thuật mới, những tiêu chuẩn mới đối với sản phẩm nhập khẩu.

Mặc dù rất nhiều cố gắng nhưng nhiều doanh nghiệp, sản phẩm hàng hoá khu vực Bắc Trung Bộ vẫn gặp khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh

Ngoài ra, việc Trung Quốc mở cửa trở lại làm gia tăng sự cạnh tranh trên các thị trường xuất khẩu của Việt Nam… Do đó, tình hình thực hiện các chỉ tiêu phát triển công nghiệp - thương mại trong 6 tháng cuối năm 2023 gặp nhiều khó khăn.

Với phương châm "Đoàn kết, kỷ cương, bản lĩnh linh hoạt; đổi mới sáng tạo; kịp thời hiệu quả” Sở Công Thương các tỉnh Bắc Trung bộ cũng đã đề ra các kế hoạch, chỉ tiêu để nổ lực, phấn đấu hoàn thành trong năm 2023.

Cụ thể, ước giá trị sản xuất công nghiệp toàn vùng phấn đấu đạt 496.160 tỷ đồng; Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng toàn vùng phấn đấu đạt 495.199,12 tỷ đồng. Riêng về chỉ số IIP, chỉ tiêu phấn đấu tỉnh Thừa Thiên Huế đạt 9,5%; Quảng Trị 10%; Quảng Bình 11,5%; Hà Tĩnh 11%; Nghệ An 8% và Thanh Hóa 15% (lần lượt tăng so với năm 2022).

Trong đó tập trung các giải pháp như tăng cường nắm bắt tình hình hoạt động của doanh nghiệp, tích cực tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, tạo điều kiện tối đa trong khuôn khổ pháp luật để doanh nghiệp phát triển. Tăng cường hoạt động hỗ trợ kết nối cung - cầu tiêu thụ sản phẩm hàng hóa. Khai thác có hiệu quả các hiệp định thương mại tự do, hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng những cam kết ưu đãi và kết quả hoạt động đối ngoại của tỉnh để mở rộng và đa dạng thị trường xuất khẩu, khơi thông thị trường xuất khẩu.

Hỗ trợ các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh ứng dụng thương mại điện tử trong hoạt động sản xuất, kinh doanh để tăng cường quảng bá sản phẩm, giảm chi phí trong giao dịch, hạ giá thành sản phẩm tăng năng lực cạnh tranh. Tiếp tục đổi mới, đa dạng hóa các hoạt động xúc tiến thương mại; thường xuyên cập nhật thông tin thị trường, sản phẩm,....bảo đảm thông tin kịp thời, dễ tiếp cận, dễ hiểu; mở rộng các kênh bán hàng và phân phối...

Nguyễn Tuấn
Bài viết cùng chủ đề: Xúc tiến thương mại quốc gia

Tin cùng chuyên mục

Vĩnh Phúc: Chuyển đổi xanh là cơ hội để nâng cao năng lực cạnh tranh

Nhân sự phía Nam: Điều động, bổ nhiệm cán bộ chủ chốt 5 tỉnh, thành phố

Phê chuẩn kết quả bầu chức vụ Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang đối với ông Ngô Công Thức

Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh yêu cầu đẩy nhanh tiến độ nhà ở xã hội, thương mại trên địa bàn

Liên minh Hợp tác xã Việt Nam tuyên truyền về kinh tế tập thể, hợp tác xã

Thị xã Nghi Sơn (Thanh Hóa) sau sắp xếp đơn vị hành chính sẽ có bao nhiêu phường, xã?

Thừa Thiên Huế: Thuỷ điện Bình Điền giảm lưu lượng vận hành để cứu hộ vụ tai nạn ở cầu Bình Thành

Bắc Ninh tiếp tục kiểm tra tiến độ xử lý ô nhiễm môi trường tại thôn Mẫn Xá

Đài tưởng niệm liệt sĩ ngành bưu điện Quảng Nam – Đà Nẵng đón nhận xếp hạng di tích lịch sử

Quảng Ninh nỗ lực tăng thu ngân sách nội địa, tạo nguồn lực cho phát triển

Quảng Ninh: Liên kết hợp tác xã, thúc đẩy kinh tế tập thể

Hà Giang: Tăng cường đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại

Vĩnh Phúc: Ưu tiên thu hút dự án công nghệ cao vào khu công nghiệp

Nam Định phân hạng và công nhận lại 24 sản phẩm OCOP cấp tỉnh

Bắc Ninh nỗ lực hoàn thành kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024

Quảng Ninh: Mở rộng thị trường, đa dạng nguồn khách du lịch

Quảng Ninh chuyển đổi số, thanh toán không dùng tiền mặt với dịch vụ công

Độc đáo hoạt động thả diều nghệ thuật ở thị trấn Sông Đốc – Cà Mau

Vĩnh Phúc: Tỷ lệ nội địa hoá với sản xuất xe máy tại Honda đạt 96%

Thắp sáng tri thức nơi đảo xa - Bài 1: 'Ngọn hải đăng' trên đảo nhỏ