Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Ngành Công Thương: Phấn đấu cùng cả nước hoàn thành nhiệm vụ năm 2015

P.V

P.V

Trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam vẫn còn nhiều bất ổn trước tác động bởi biến cố khu vực và thế giới thì bức tranh sản xuất công nghiệp và hoạt động thương mại của cả nước vẫn ghi nhiều thành tích với các chỉ tiêu kế hoạch đều tăng trưởng và khá đồng đều ở mọi lĩnh vực. Bên cạnh đó là những dấu ấn hội nhập đáng ghi nhận.
Ngành Công Thương: Phấn đấu cùng cả nước hoàn thành nhiệm vụ năm 2015
Lễ ký Tuyên bố chung kết thúc đàm phán VCUFTA, tháng 12/2014

Trên cương vị “Tư lệnh ngành”, Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng đã có những chia sẻ với phóng viên Vuasanca về những đóng góp của ngành Công Thương trong sự phát triển chung của kinh tế đất nước.

Cảm nhận của Bộ trưởng về những nỗ lực của toàn ngành Công Thương, đặc biệt trong giai đoạn nước rút cuối năm 2014 với những nhiệm vụ trọng tâm được Thủ tướng Chính phủ trực tiếp yêu cầu thực hiện?

Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng: Năm 2014, mặc dù vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức, nhưng sản xuất công nghiệp và hoạt động thương mại đã đạt được những kết quả đáng khích lệ: Sản xuất công nghiệp tăng trưởng khá, chỉ số sản xuất công nghiệp ước tăng 7,6% (cao hơn so với mức tăng 5,9% của năm 2013); xuất nhập khẩu tiếp tục phát triển với quy mô và tốc độ tăng trưởng đều đạt, vượt các chỉ tiêu đặt ra. Tổng kim ngạch xuất khẩu cả năm ước đạt 150 tỷ USD, vượt 3,16% so với kế hoạch, tăng 13,6% so với năm 2013. Nhập khẩu đảm bảo cho nhu cầu sản xuất, xuất khẩu và tiêu dùng trong nước, kim ngạch nhập khẩu cả năm ước đạt 148 tỷ USD, tăng 12,1% so với năm 2013, cả năm ước xuất siêu gần 2 tỷ USD; cân đối cung cầu hàng hóa kể cả hàng thông dụng và hàng thiết yếu được bảo đảm, đáp ứng các nhu cầu về sản xuất và tiêu dùng của mọi tầng lớp dân cư, không để xảy ra tình trạng sốt giá, sốt hàng. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng năm 2014 ước tăng 10,6% so với năm 2013.

Việt Nam và các đối tác đã kết thúc cơ bản đàm phán 3 Hiệp định thương mại tự do: FTA giữa Việt Nam với Liên minh châu Âu, Hàn Quốc và Liên minh Hải quan Nga- Belarus-Kazakhstan. Đây là các Hiệp định FTA thế hệ mới toàn diện, sau khi chính thức ký kết sẽ tạo ra nhiều cơ hội về thương mại và đầu tư cho các doanh nghiệp.

Việc Việt Nam tham gia đàm phán và ký kết các FTA như đã nêu trên không những thể hiện sự chủ động và tích cực trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, mà còn thể hiện chủ trương chủ động đón đầu xu thế lớn của hợp tác kinh tế quốc tế trong khu vực và trên thế giới. Việc hình thành Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) và ký kết, thực hiện các FTA nói trên sẽ mang lại những cơ hội lớn về phát triển kinh tế, thương mại, đầu tư của Việt Nam nói chung và ngành Công Thương nói riêng. Việc ký kết các FTA với các đối tác khác nhau sẽ giúp đa dạng hóa quan hệ kinh tế, thương mại của Việt Nam với khu vực và thế giới, thúc đẩy xuất khẩu các mặt hàng mà Việt Nam có thế mạnh như nông sản, thủy sản, giày dép, hàng dệt may..., tạo cơ hội cho các doanh nghiệp trong nước tham gia vào các chuỗi sản xuất, cung ứng, giá trị trong khu vực và trên thế giới. Các FTA nói trên cũng góp phần tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, trong đó có các dự án đầu tư vào ngành Công Thương. Đối với Việt Nam, các FTA này được đánh giá là có tác động tích cực. Do đó, Chính phủ Việt Nam luôn dành quyết tâm cao nhất hướng tới mục tiêu xây dựng AEC và hoàn thành đàm phán các FTA này.

Đối với doanh nghiệp Việt Nam, để tận dụng tốt cơ hội đến từ các FTA, Bộ Công Thương sẽ thực hiện một số nội dung như sau:

Thứ nhất, tăng cường hoạt động tuyên truyền, phổ biến để các doanh nghiệp tận dụng tối đa các điều kiện thuận lợi về tiếp cận thị trường và cắt giảm thuế quan để đẩy mạnh xuất khẩu và nâng cao hiệu quả xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang các thị trường có FTA với Việt Nam.

Thứ hai, tăng cường công tác dự báo, bám sát tình hình thị trường, nâng cao hiệu quả công tác thông tin, kịp thời thông báo, tuyên truyền nâng cao nhận thức của các nhà sản xuất, xuất khẩu về các loại rào cản của các thị trường này nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu, cải thiện chất lượng hàng hóa tránh rủi ro cho doanh nghiệp khi thực hiện các hợp đồng xuất khẩu.

Thứ ba, tiếp tục xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật, chính sách trong nước phù hợp với những định hướng lớn của Đảng và Nhà nước trong vấn đề phát triển thương mại, phù hợp với luật pháp quốc tế và những khung khổ hợp tác đa phương và khu vực nhằm nâng cao hiệu quả hội nhập kinh tế quốc tế.

Thứ tư, tăng cường sự hợp tác và phối hợp hành động với những cơ quan đồng cấp trong đảm bảo việc triển khai các cam kết được thỏa thuận tại các Hiệp định Thương mại tự do cũng như các cơ chế hợp tác song phương khác nhằm tạo môi trường thương mại thuận lợi, giảm thiểu rào cản thương mại và rủi ro trong quá trình làm ăn với doanh nghiệp của các nước đã ký FTA với Việt Nam; đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp Việt Nam khi có những tranh chấp thương mại xảy ra.

Thứ năm, phối hợp chặt chẽ với các Đại sứ quán của Việt Nam và các Thương vụ Việt Nam tại các nước thành viên Liên minh Hải quan để có thông tin cập nhật về thị trường đối với các mặt hàng Việt Nam có thế mạnh xuất khẩu; có cơ chế theo dõi và cảnh báo kịp thời cho doanh nghiệp khi Liên minh bắt đầu điều tra phòng vệ thương mại đối với các hàng hóa có liên quan đến xuất khẩu của Việt Nam.

Thứ sáu, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan hữu quan của phía bạn để thúc đẩy việc ký kết các hiệp định trong khuôn khổ triển khai FTA nhằm mục tiêu tạo thuận lợi thương mại, như các thỏa thuận hợp tác về kiểm dịch động thực vật, công nhận lẫn nhau về các tiêu chuẩn, hệ thống quản lý, kiểm tra, giám sát về kiểm dịch và tiêu chuẩn kỹ thuật; thực thi hiệu quả các chương về các biện pháp vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm dịch động thực vật (SPS) và Chương về các rào cản kỹ thuật đối với thương mại (TBT) của Hiệp định.

Bên cạnh đó, Bộ Công Thương tích cực phối hợp với các bộ, ngành liên quan thúc đẩy triển khai cơ chế một cửa quốc gia trong khuôn khổ cơ chế một cửa ASEAN. Cơ chế này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu trong việc dịch chuyển hàng hóa tại cửa khẩu biên giới, tiết kiệm được hàng triệu đô la Mỹ cho doanh nghiệp thông qua giảm thời gian làm thủ tục hải quan bởi tính đơn giản, hài hòa và tự động hóa; đồng thời, doanh nghiệp thương mại và vận tải quốc tế sẽ có điều kiện áp dụng phương thức quản lý mới, tiết kiệm chi phí cũng như giảm thời gian thực hiện thủ tục hành chính, có cơ hội cạnh tranh cao. Bộ Công Thương cũng đã thống nhất đưa 5 thủ tục của Bộ tham gia thí điểm cơ chế này và dự kiến từ cuối năm 2015 sẽ kết nối nhiều thủ tục hơn. Ngoài ra, Bộ Công Thương cũng đã phối hợp với các bộ, ngành rà soát, đánh giá toàn diện các vấn đề về quy trình thủ tục, kỹ thuật triển khai...

Ngành Công Thương: Phấn đấu cùng cả nước hoàn thành nhiệm vụ năm 2015
Lễ ký Biên bản thỏa thuận về kết thúc đàm phán VKFTA, thng 12/2014

Cùng với sự hình thành của AEC, năm 2015 sẽ là mốc thời gian quan trọng đối với Việt Nam khi phải hoàn thành nhiều lộ trình cam kết. Về thương mại hàng hóa, Việt Nam sẽ phải hoàn thành việc đưa thuế nhập khẩu về 0% đối với gần 93% biểu thuế và chỉ còn được duy trì mức thuế 0-5% đối với 7% biểu thuế đến năm 2018. Về thương mại dịch vụ và đầu tư, Việt Nam cùng với các nước ASEAN khác sẽ phải hoàn thành lộ trình tự do hóa thương mại trong khuôn khổ Hiệp định khung về dịch vụ (AFAS) theo 10 gói cam kết dịch vụ chính và các gói cam kết về dịch vụ tài chính, vận tải hàng không và tự do hóa đầu tư theo Hiệp định Đầu tư toàn diện ASEAN (ACIA). Trong những năm qua, Việt Nam đã tham gia xây dựng AEC với tinh thần chủ động, tích cực và có trách nhiệm. Cùng với ASEAN, Việt Nam quyết tâm và dành nỗ lực cao nhất để triển khai các cam kết, chương trình, sáng kiến đề ra. Thời gian qua, dù trình độ phát triển chưa bằng một số nước trong khu vực, nhưng Việt Nam là một trong số các thành viên ASEAN có tỷ lệ hoàn thành tốt các cam kết trong Lộ trình tổng thể thực hiện AEC.

Vui mừng, phấn khởi với những kết quả đã đạt được, nhưng cũng phải thẳng thắn thừa nhận, ngành Công Thương vẫn còn không ít hạn chế, yếu kém. Đó là: Sản xuất - kinh doanh của các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp quy mô nhỏ và vừa còn gặp nhiều khó khăn; thị trường tiêu thụ sản phẩm, kể cả nội địa và xuất khẩu, tuy đã từng bước có chuyển biến, nhưng phát triển còn chưa ổn định; khả năng cạnh tranh của nền kinh tế cũng như của từng sản phẩm còn hạn chế, trong đó có nguyên nhân rất quan trọng là năng suất lao động của chúng ta thuộc loại thấp trong khu vực và trên thế giới, nhưng chi phí sản xuất còn khá cao; sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước, cải cách thủ tục hành chính chưa được như mong muốn; hội nhập kinh tế quốc tế còn có mặt chưa thật chủ động.

Ngành Công Thương: Phấn đấu cùng cả nước hoàn thành nhiệm vụ năm 2015
Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng và Bộ trưởng Bộ Công Thương Lào Khemmani Pholsena tại Lễ ký kết biên bản ghi nhớ lần thứ IX về hợp tác phát triển thương mại biên giới Việt Nam - Lào (Điện Biên tháng 9/2014)

Năm 2014 đã kết thúc, nhiệm vụ kế hoạch năm 2015 đã được Quốc hội thông qua, cùng với những nhiệm vụ được Chính phủ giao tại Nghị quyết số 01/NQ-CP của Chính phủ ngày 03 tháng 01 năm 2015 về việc những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2015, để góp phần cùng cả nước hoàn thành thắng lợi kế hoạch năm 2015, ngành Công Thương phải thực hiện những nhiệm vụ sau:

Một là, tiếp tục phối hợp với các cấp, các ngành tìm mọi giải pháp tháo gỡ khó khăn của doanh nghiệp; đẩy mạnh đầu tư các công trình đảm bảo đúng tiến độ, chất lượng để nâng cao năng lực sản xuất quốc gia năm 2015 và các năm tiếp theo.

Hai là, triển khai tích cực hoạt động mở rộng thị trường cho tiêu thụ sản phẩm sản xuất của doanh nghiệp và người sản xuất. Trong đó, cần phải quan tâm cả thị trường nội địa và thị trường xuất khẩu, nhất là đối với những mặt hàng Việt Nam có thế mạnh như nông sản, thủy sản, dệt may, da giày, đồ gỗ, hàng điện tử...

Ba là, tiếp tục các biện pháp để đưa Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” thực sự đi vào cuộc sống, gắn với thúc đẩy sản xuất và phát triển thị trường nội địa.

Bốn là, đẩy mạnh thực hiện Đề án Tái cơ cấu ngành Công Thương theo Quyết định số 2146/QĐ-TTg ngày 01 tháng 12 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ, qua đó gắn tái cơ cấu với mô hình phát triển kinh tế theo hướng tăng giá trị gia tăng, đa dạng hóa sản phẩm, phát triển theo chiều sâu, nâng cao năng suất lao động, tiết kiệm lao động và nguyên vật liệu.

Năm là, kiên quyết thực hiện cơ chế kinh tế thị trường, nhất là các mặt hàng xăng dầu, điện, than.

Sáu là, nâng cao hiệu quả của công tác quản lý thị trường, tích cực ngăn ngừa buôn lậu, gian lận thương mại, hàng nhái, hàng giả, hàng kém chất lượng để bảo vệ sản xuất trong nước và quyền lợi chính đáng của người tiêu dùng.

Bảy là, đẩy mạnh thực hiện các đề án, kế hoạch sản xuất, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, trong đó có cổ phần hóa, thoái vốn, đảm bảo chỉ tiêu Chính phủ đã giao cho Bộ Công Thương trong các năm 2014 và 2015.

Tám là, tiếp tục tích cực để kết thúc đàm phán các Hiệp định Thương mại, kinh tế với các nước; đồng thời triển khai tốt việc thực hiện các Hiệp định đã ký.

Chín là, tập trung thực hiện tốt công tác cải cách thủ tục hành chính, chống quan liêu, phiền hà, nhũng nhiễu trong thực thi công vụ.

Mười là, thực hiện tốt công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực.

Cuối cùng, làm tốt công tác thông tin tuyên truyền với xã hội về thực hiện chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước trong lĩnh vực mà Bộ Công Thương được giao làm đầu mối.

Ngành Công Thương: Phấn đấu cùng cả nước hoàn thành nhiệm vụ năm 2015
Lễ ký Chương trình phối hợp giữa Bộ Công Thương với Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (tháng 7/2014)

Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIII của Chính phủ đã nhìn nhận: “Kinh tế vĩ mô và các cân đối lớn của nền kinh tế chưa vững chắc, tỷ trọng xuất khẩu của khu vực kinh tế trong nước trong tổng kim ngạch xuất khẩu còn thấp”. Theo Bộ trưởng, chúng ta cần có giải pháp cụ thể gì để khắc phục tình trạng đó?

Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng: Mặc dù kết quả về phát triển kinh tế vĩ mô nói chung và hoạt động xuất nhập khẩu năm 2014 nói riêng là những tín hiệu tích cực, tạo tiền đề cho sự phát triển trong các năm tới; nhưng đằng sau những kết quả khả quan vẫn còn nhiều tồn tại như: Kinh tế vĩ mô và các cân đối lớn của nền kinh tế chưa vững chắc, tỷ trọng xuất khẩu của khu vực kinh tế trong nước trong tổng kim ngạch xuất khẩu còn thấp... Để từng bước khắc phục tình trạng này, Bộ Công Thương sẽ thực hiện các giải pháp:

- Tập trung triển khai thực hiện đề án tái cơ cấu ngành Công Thương, nhằm thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế, nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng suất lao động và năng lực cạnh tranh của ngành.

- Tham gia tích cực vào việc đảm bảo ổn định thị trường, thắt chặt công tác quản lý, kiểm tra thị trường, xử lý kịp thời, đặc biệt tại các điểm nóng, vùng giáp biên; phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp buôn lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng, nhằm tạo cơ hội tăng thị phần hàng hóa của Việt Nam trên thị trường nội địa.

- Thực hiện quyết liệt Chỉ thị số 11/CT-BCT ngày 22/4/2014 của Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc tăng cường công khai, minh bạch hóa đối với các hoạt động kinh doanh điện, xăng dầu.

- Tiếp tục thực hiện tốt các giải pháp phát triển thị trường trong nước, theo đó tích cực triển khai thực hiện các chương trình đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Đề án phát triển thị trường trong nước gắn với Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” giai đoạn 2014 - 2020.

- Thực hiện có hiệu quả các giải pháp khuyến khích, đẩy mạnh xuất khẩu, đảm bảo chất lượng hàng hóa, nâng cao khả năng giải quyết tranh chấp thương mại, hỗ trợ thông tin thị trường thế giới, thúc đẩy cơ hội phát triển thị trường thông qua Ủy ban Liên Chính phủ...

- Chú trọng phát triển nguồn hàng xuất khẩu. Có biện pháp dài hạn, hiệu quả hỗ trợ doanh nghiệp, nông dân, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm, bảo đảm ổn định, bền vững, nhất là các mặt hàng nông sản, thủy sản xuất khẩu chủ lực, có lượng hàng hóa lớn. Khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào các dự án sản xuất sử dụng công nghệ cao, công nghệ thân thiện với môi trường, góp phần bảo đảm chất lượng và nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm và doanh nghiệp.

- Tăng cường phối hợp với các Hiệp hội ngành hàng để kịp thời nắm bắt tình hình và phối hợp với các bộ, ngành liên quan giải quyết những khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp, góp phần tạo thuận lợi cho doanh nghiệp ổn định sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu.

- Tiếp tục đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại với các hoạt động chủ yếu là: Tổ chức các gian hội chợ, triển lãm chuyên ngành, hoạt động giao thương xúc tiến các ngành hàng xuất khẩu có tiềm năng như thực phẩm chế biến, thủy sản, nông sản nhằm củng cố, phát triển thị trường xuất khẩu truyền thống, tiềm năng như EU, Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc... và khai thác thị trường xuất khẩu mới ở Tây Á, khôi phục các bạn hàng cũ tại Đông Âu; hỗ trợ công tác thông tin, dự báo thị trường trong và ngoài nước, sớm phát hiện và có biện pháp vượt qua các rào cản kỹ thuật.

- Tổ chức hiệu quả, đồng bộ công tác thông tin, dự báo, bám sát tình hình thị trường; thực hiện các biện pháp phù hợp để đảm bảo cân đối cung - cầu các mặt hàng thiết yếu, nhất là trong các dịp lễ, Tết; kịp thời áp dụng các biện pháp điều tiết cung - cầu, bình ổn thị trường, nhất là những mặt hàng thuộc diện bình ổn giá, những mặt hàng thiết yếu cho sản xuất và đời sống, không để xảy ra tình trạng thiếu hàng, sốt giá; chỉ đạo các tham tán thương mại tại nước ngoài, đặc biệt là tại các thị trường trọng điểm, kịp thời nắm bắt các thay đổi về chính sách, cơ chế quản lý nhập khẩu, kiểm soát chất lượng hoặc những thông tin bất lợi đối với hàng hóa xuất khẩu Việt Nam tại các thị trường để kịp thời thông báo cho các cơ quan quản lý nhà nước và doanh nghiệp, Hiệp hội tạo điều kiện chủ động phối hợp, ngăn ngừa, giải quyết sớm các vụ việc phát sinh.

- Tiếp tục đẩy nhanh tiến độ thực thi đơn giản hóa thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, đẩy nhanh việc thực hiện cơ chế hải quan một cửa quốc gia; giảm chi phí hải quan và rút ngắn thời gian thông quan hàng hóa cho doanh nghiệp.

- Tiếp tục tăng cường hoạt động tuyên truyền, phổ biến để các doanh nghiệp tận dụng tối đa các điều kiện thuận lợi về tiếp cận thị trường và cắt giảm thuế quan ngày càng sâu hơn của các đối tác để đẩy mạnh xuất khẩu và nâng cao hiệu quả xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang các thị trường đã ký FTA.

Ngành Công Thương: Phấn đấu cùng cả nước hoàn thành nhiệm vụ năm 2015
Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng thăm và làm việc tại Công ty gang thép Lào Cai
Để đạt được những kết quả khả quan trong năm 2014, Ngành Công Thương đã triển khai thực hiện tốt các giải pháp, chính sách đề ra tại Nghị quyết của Đảng, Quốc hội và của Chính phủ, cùng với đó là sự quyết liệt trong điều hành của Bộ Công Thương, các cơ quan quản lý nhà nước các cấp và sự nỗ lực của toàn thể cán bộ, công nhân viên trong toàn ngành,cộng đồng doanh nghiệp với sự đồng thuận, ủng hộ của nhân dân cả nước.

Cơ hội mang đến từ tiến trình hội nhập kinh tế của Việt Nam với khu vực và thế giới là đáng kể, song sản xuất còn hạn chế là do đầu tư trong nước chậm cải thiện và tăng trưởng vẫn phụ thuộc nhiều vào khu vực FDI. Một trong những nguyên nhân cơ bản là chúng ta phụ thuộc nhiều vào nước ngoài trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ. Bộ trưởng có thể cho biết giải pháp và lộ trình để hạn chế thực trạng trên?

Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng: Công nghiệp hỗ trợ (CNHT) có vai trò rất quan trọng đối với phát triển kinh tế đất nước. Ngoài hiệu quả tạo nhiều công ăn việc làm, thu hút lao động, CNHT còn đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao giá trị gia tăng, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm công nghiệp.

Tuy nhiên, phát triển CNHT hiện nay đang gặp phải những vấn đề như: Các chính sách về phát triển CNHT đang dàn trải, lồng ghép trong nhiều chính sách và chương trình khác nhau nên việc triển khai gặp khó khăn; ngân sách nhà nước đầu tư cho ngành CNHT còn hạn hẹp, các doanh nghiệp khó tiếp cận sự hỗ trợ của Nhà nước để phát triển...

Ngày 13/11/2014, Bộ Công Thương đã trình Chính phủ bản Dự thảo Nghị định về phát triển CNHT. Dự thảo Nghị định được xây dựng theo quan điểm tập trung khắc phục các điểm yếu và khó khăn còn tồn tại của các doanh nghiệp Việt Nam trong quá trình tham gia vào chuỗi sản xuất toàn cầu, cụ thể: Ươm tạo và bồi dưỡng doanh nghiệp đủ trình độ sản xuất; trong đó, tập trung hỗ trợ về mặt công nghệ sản xuất, quản trị sản xuất và đào tạo nguồn nhân lực theo các nội dung Chương trình quốc gia phát triển CNHT. Hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận với các tập đoàn toàn cầu, từng bước tham gia vào chuỗi sản xuất của họ. Xây dựng các trung tâm phát triển CNHT ở các vùng kinh tế trọng điểm. Các ưu đãi về hạ tầng như chính sách khu, cụm công nghiệp hỗ trợ, tiền thuê đất. Các chính sách hỗ trợ về tín dụng. Chính sách ưu đãi thuế gồm thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế VAT. Đơn giản hóa thủ tục xét duyệt ưu đãi các dự án sản xuất sản phẩm CNHT theo hướng phân cấp mạnh cho các địa phương.

Sau khi Nghị định được Chính phủ ban hành, Bộ Công Thương sẽ triển khai quyết liệt, đồng bộ các nội dung của Nghị định. Theo đó, hoàn thiện tổ chức bộ máy, nâng cao năng lực và hiệu quả quản lý nhà nước của đơn vị chịu trách nhiệm về phát triển CNHT thuộc Bộ Công Thương. Phối hợp với các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính bố trí đủ nguồn vốn để triển khai các nội dung Chương trình quốc gia như hỗ trợ về mặt công nghệ, quản trị sản xuất, đào tạo nâng cao trình độ nguồn nhân lực và bố trí đủ nguồn vốn, kết hợp các nguồn tài trợ ODA để triển khai xây dựng Trung tâm phát triển CNHT tại các vùng kinh tế trọng điểm. Các trung tâm này sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp trong quá trình sản xuất và kinh doanh sản phẩm CNHT. Bộ Công Thương đóng vai trò cầu nối, liên kết các doanh nghiệp sản xuất CNHT và khách hàng. Khẩn trương đưa trang web chuyên về CNHT vào hoạt động tại địa chỉ www.support.gov.vn, nhằm tạo kênh thông tin hỗ trợ kết nối các doanh nghiệp CNHT và khách hàng trong và ngoài nước. Thành lập Hội đồng thẩm định xét duyệt ưu đãi ở Trung ương và địa phương. Phối hợp với Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn chi tiết về thủ tục vay tín dụng ưu đãi cho các dự án sản xuất sản phẩm CNHT. Sự phát triển của CNHT sẽ giúp tăng tỷ lệ nội địa hóa và sức cạnh tranh của các sản phẩm công nghiệp, góp phần vào mục tiêu đưa Việt Nam cơ bản thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại đến năm 2020.

Trân trọng cảm ơn Bộ trưởng!

Ngành Công Thương: Phấn đấu cùng cả nước hoàn thành nhiệm vụ năm 2015
Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng thăm hỏi thương binh tại Trung tâm điều dưỡng thương binh Duy Tiên (Hà Nam)
Ngành Công Thương: Phấn đấu cùng cả nước hoàn thành nhiệm vụ năm 2015
Đoàn công tác Bộ Công Thương tại cửa khẩu Thanh Thủy (Hà Giang)
P.V
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Tin mới nhất

Thủ tướng Phạm Minh Chính đề xuất ba bảo đảm chiến lược cho công cuộc xóa bỏ đói nghèo toàn cầu

Thủ tướng Phạm Minh Chính đề xuất ba bảo đảm chiến lược cho công cuộc xóa bỏ đói nghèo toàn cầu

Sáng 18/11 (giờ địa phương), tại Rio de Janeiro, khai mạc Hội nghị thượng đỉnh G20, với chủ đề "Xây dựng một thế giới công bằng và một hành tinh bền vững".
Có nên bỏ quy định các doanh nghiệp nhà nước phải sắp xếp lại nhà, đất?

Có nên bỏ quy định các doanh nghiệp nhà nước phải sắp xếp lại nhà, đất?

Một số ý kiến trong Ủy ban Tài chính, Ngân sách lo ngại về khả năng mất tài sản nhà nước do bỏ quy định các doanh nghiệp nhà nước phải sắp xếp lại nhà, đất.
Chủ tịch Quốc hội làm Trưởng Ban Chỉ đạo về sắp xếp bộ máy tinh gọn tại các cơ quan Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội làm Trưởng Ban Chỉ đạo về sắp xếp bộ máy tinh gọn tại các cơ quan Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội làm Trưởng Ban Chỉ đạo tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW sắp xếp bộ máy tinh gọn, hiệu quả tại các cơ quan của Quốc hội.
Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Ban Dân vận Trung ương

Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Ban Dân vận Trung ương

Chiều 18/11/2024, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Ban Dân vận Trung ương.
Đoàn giám sát của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Quốc hội làm việc tại TP. Hải Phòng

Đoàn giám sát của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Quốc hội làm việc tại TP. Hải Phòng

Đoàn Giám sát của Ủy ban Văn hóa và giáo dục của Quốc hội làm việc với UBND TP.Hải Phòng về việc thực hiện chính sách, pháp luật các lĩnh vực văn hóa, thể thao.

Tin cùng chuyên mục

Đề nghị kỷ luật nguyên Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc Phạm Văn Vọng

Đề nghị kỷ luật nguyên Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc Phạm Văn Vọng

Ủy ban Kiểm tra Trung ương đề nghị kỷ luật nguyên Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc Phạm Văn Vọng và một số nguyên lãnh đạo tỉnh Vĩnh Phúc do liên quan vụ Phúc Sơn.
Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân sắp thăm chính thức Malaysia

Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân sắp thăm chính thức Malaysia

Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Tô Lâm và Phu nhân sẽ thăm chính thức Malaysia từ ngày 21 đến ngày 23/11/2024.
Toàn văn phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại buổi gặp mặt đại diện nhà giáo, cán bộ giáo dục

Toàn văn phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại buổi gặp mặt đại diện nhà giáo, cán bộ giáo dục

Sáng 18/11, Tổng Bí thư Tô Lâm đã dự và phát biểu chỉ đạo tại buổi gặp mặt đại diện nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục.
Tổng Bí thư Tô Lâm gặp mặt các nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam

Tổng Bí thư Tô Lâm gặp mặt các nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam

Sáng 18/11, Tổng Bí thư Tô Lâm gặp mặt các nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam - Brazil

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam - Brazil

Rạng sáng 18/11 (theo giờ Việt Nam), tại thành phố Rio de Janeiro, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam - Brazil.
Tuyên bố chung Việt Nam - Brazil về việc nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược

Tuyên bố chung Việt Nam - Brazil về việc nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược

Vuasanca trân trọng giới thiệu Tuyên bố chung Việt Nam - Brazil về việc nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược.
Việt Nam - Brazil nhất trí nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược​​​​​​​

Việt Nam - Brazil nhất trí nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược​​​​​​​

Ngày 17/11, tại Brazil, trong hội đàm giữa Thủ tướng Phạm Minh Chính và Tổng thống Brazil, hai nhà lãnh đạo đã nhất trí nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược.
Thủ tướng dự Lễ khánh thành, đặt biển kỷ niệm, tôn vinh Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Brazil

Thủ tướng dự Lễ khánh thành, đặt biển kỷ niệm, tôn vinh Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Brazil

Biển kỷ niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt tại thành phố Rio de Janeiro, Brazil là biểu tượng đặc biệt về sự gắn kết hai nước Việt Nam - Brazil.
Các tập đoàn hàng không vũ trụ, thực phẩm... Brazil muốn mở rộng hợp tác toàn diện với Việt Nam

Các tập đoàn hàng không vũ trụ, thực phẩm... Brazil muốn mở rộng hợp tác toàn diện với Việt Nam

Các tập đoàn hàng đầu của Brazil muốn mở rộng hợp tác, đầu tư tại Việt Nam trong các lĩnh vực tiềm năng: Hàng không vũ trụ, chuyển đổi số, phân phối hàng Việt.
Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm trong buổi làm việc với tỉnh Cà Mau

Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm trong buổi làm việc với tỉnh Cà Mau

Chiều 17/11, tại TP Cà Mau, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn công tác của Trung ương đã có buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Cà Mau.
Việt Nam cùng ASEAN đổi mới để bay cao, sáng tạo để vươn xa, hội nhập để phát triển

Việt Nam cùng ASEAN đổi mới để bay cao, sáng tạo để vươn xa, hội nhập để phát triển

Tác giả Trịnh Minh Phết có bài viết với tựa đề "Việt Nam cùng ASEAN đổi mới để bay cao, sáng tạo để vươn xa, hội nhập để phát triển".
Tổng Bí thư Tô Lâm dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại ấp Mũi, xã Đất Mũi (Cà Mau)

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại ấp Mũi, xã Đất Mũi (Cà Mau)

(Chinhphu.vn) - Tiếp tục chương trình công tác tại Cà Mau, sáng 17/11, Tổng Bí thư Tô Lâm đã đến dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại ấp Mũi, xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Phải phát huy ngoại giao cao hơn, rộng hơn thúc đẩy hợp tác Việt Nam - Brazil

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Phải phát huy ngoại giao cao hơn, rộng hơn thúc đẩy hợp tác Việt Nam - Brazil

Tối 16/11, tại Brazil, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng Phu nhân đã gặp gỡ cán bộ, nhân viên Đại sứ quán và cộng đồng người Việt Nam tại đây.
Chủ tịch nước Lương Cường kết thúc tốt đẹp chuyến thăm Peru và tham dự Tuần lễ Cấp cao APEC

Chủ tịch nước Lương Cường kết thúc tốt đẹp chuyến thăm Peru và tham dự Tuần lễ Cấp cao APEC

Chiều 16/11 theo giờ địa phương, Chủ tịch nước Lương Cường đã rời thủ đô Lima, kết thúc chuyến thăm chính thức Cộng hòa Peru và tham dự Tuần lễ Cấp cao APEC.
Chủ tịch nước Lương Cường hội kiến Tổng thống Hàn Quốc, Thủ tướng Nhật Bản

Chủ tịch nước Lương Cường hội kiến Tổng thống Hàn Quốc, Thủ tướng Nhật Bản

Ngày 16/11, nhân dịp dự Tuần lễ cấp cao APEC 2024 tại Lima (Peru), Chủ tịch nước Lương Cường đã hội kiến Tổng thống Hàn Quốc và Thủ tướng Nhật Bản.
Chủ tịch nước Lương Cường tham dự và phát biểu tại APEC lần thứ 31

Chủ tịch nước Lương Cường tham dự và phát biểu tại APEC lần thứ 31

Sáng 16/11 theo giờ địa phương, tại thủ đô Lima của Peru, Chủ tịch nước Lương Cường đã tham dự và phát biểu tại APEC lần thứ 31.
Tổng Bí thư Tô Lâm dự Cầu truyền hình kỷ niệm 70 năm sự kiện tập kết ra Bắc tại Cà Mau

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Cầu truyền hình kỷ niệm 70 năm sự kiện tập kết ra Bắc tại Cà Mau

Tối 16/11, tại huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau, Tổng Bí thư Tô Lâm dự Cầu truyền hình kỷ niệm 70 năm sự kiện tập kết ra Bắc (1954-2024).
Chủ tịch nước Lương Cường gặp lãnh đạo các nền kinh tế nhân dịp dự Hội nghị Cấp cao APEC

Chủ tịch nước Lương Cường gặp lãnh đạo các nền kinh tế nhân dịp dự Hội nghị Cấp cao APEC

Ngày 15/11 theo giờ địa phương, tại Lima, Peru, Chủ tịch nước Lương Cường gặp lãnh đạo các nền kinh tế nhân dịp dự Hội nghị Cấp cao APEC.
Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo sắp xếp bộ máy Chính phủ tinh gọn, hiệu quả

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo sắp xếp bộ máy Chính phủ tinh gọn, hiệu quả

Thủ tướng Phạm Minh Chính quyết định thành lập Ban Chỉ đạo về tinh gọn bộ máy của Chính phủ theo Nghị quyết số 18 của Trung ương.
Tổng Bí thư Tô Lâm dâng hương, dâng hoa tại Khu tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Cà Mau

Tổng Bí thư Tô Lâm dâng hương, dâng hoa tại Khu tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Cà Mau

Chiều 16/11, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn công tác của Trung ương đã đến dâng hương, dâng hoa tại Khu tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh ở phường 1, tỉnh Cà Mau.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động