Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Thứ ba 26/11/2024 09:27

Ngành Công Thương Quảng Ninh: Đảm bảo ổn định thị trường dịp tết Nguyên Đán

Để đảm bảo ổn định thị trường dịp tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022 trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, ngành Công Thương Quảng Ninh đang tích cực triển khai nhiều giải pháp.

Trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh hiện có 133 chợ, 27 siêu thị, 7 trung tâm thương mại; 120 cửa hàng tiện ích và 27 trung tâm, điểm bán hàng và giới thiệu sản phẩm OCOP. Trong thời gian qua, tại Quảng Ninh công tác lưu thông hàng hóa thiết yếu luôn được quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi nhằm kịp thời cung ứng hàng hóa phục vụ sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh. Bên cạnh đó, hoạt động hiệu quả của các kênh phân phối hàng hóa trên địa bàn tỉnh nhất là hệ thống các siêu thị, chuỗi cửa hàng tiện lợi đã tạo niềm tin cho người dân, nhờ đó, không có hiện tượng mua sắm tích trữ hàng hóa.

Khởi động cho đợt tiêu thụ sản phẩm dịp cuối năm trên địa bàn tỉnh đã tổ chức thành công Hội chợ OCOP Quảng Ninh 2021

Dự kiến tháng 1/2022 là thời điểm áp Tết Nguyên đán, tình hình cung - cầu hàng hóa sẽ sôi động. Để thực hiện tốt mục tiêu kiềm chế lạm phát, bình ổn giá cả thị trường, Sở Công Thương Quảng Ninh đã xây dựng 9 phương án, kế hoạch đảm bảo nguồn hàng hóa thiết yếu phục vụ công tác phòng chống dịch và triển khai các biện pháp bình ổn giá trên địa bàn tỉnh dịp cuối năm.

Theo đó, Sở Công Thương Quảng Ninh đã làm việc với các cơ sở sản xuất, kinh doanh mặt hàng thiết yếu, các đơn vị phân phối hàng hóa trên địa bàn tỉnh để thực hiện rà soát, đánh giá lại khả năng cung ứng, đảm bảo hàng hóa thiết yếu trên địa bàn tỉnh và tổ chức ký cam kết đảm bảo dự trữ, cung ứng, bình ổn giá hàng hoá thiết yếu, lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm phục vụ tiêu dùng trên địa bàn tỉnh, cam kết không tăng giá bán trái quy định, nhằm phục vụ tốt nhu cầu tiêu dùng của người dân. Đồng thời, không để xảy ra tình trạng gián đoạn, đứt gãy, khan hiếm nguồn hàng hoá, dẫn đến tăng giá đột biến hoặc không đảm bảo lượng hàng hóa phục vụ nhu cầu tiêu dùng của nhân dân trong tỉnh, nhất là các mặt hàng tiêu dùng lớn như gạo, thịt lợn, rau củ quả…

Các siêu thị, trung tâm thương mại đã tăng cường dự trữ hàng hóa chuẩn bị cho mùa mua sắm dịp tết Nguyên Đán 2022

Sở đã thành lập các tổ điều phối hàng hoá để thường xuyên nắm bắt thông tin về diễn biến cung cầu thị trường, giá cả, khả năng cung ứng, quá trình lưu thông hàng hóa của từng đơn vị, địa phương, có giải pháp kịp thời điều tiết hàng hóa thiết yếu. Đồng thời, tăng cường phối hợp với lực lượng Quản lý thị trường kiểm soát chặt chẽ thị trường hàng hóa, chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, hàng kém chất lượng.

Sở cũng đề nghị các địa phương tăng cường vận động các đơn vị sản xuất, kinh doanh mặt hàng thiết yếu có kế hoạch sản xuất, kinh doanh, dự trữ hàng hoá phù hợp; ký cam kết đảm bảo hàng hóa thiết yếu phục vụ nhu cầu tiêu dùng của nhân dân trong mọi tình huống.

Theo đánh giá, hiện tình hình thị trường trên địa bàn tỉnh vẫn ổn định, chưa phát hiện hành vi đầu cơ găm hàng, tăng giá không đúng quy định; số lượng hàng hóa dồi dào, phong phú, hiện tổng giá trị dự trữ các mặt hàng lương thực, thực phẩm phục vụ Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022 dự kiến khoảng trên 2.000 tỷ đồng. Đại diện các siêu thị, tiểu thương các chợ đều cho biết các mặt hàng phục vụ Tết dồi dào, giá cả có tăng nhẹ do giá nguyên liệu đầu vào tăng.

Trước đó, Sở Công Thương đã có văn bản đề nghị Sở NN&PTNT chủ động rà soát, chỉ đạo các đơn vị sản xuất các mặt hàng nông, thuỷ sản trên địa bàn tỉnh kịp thời điều chỉnh kế hoạch sản xuất phù hợp để sẵn sàng nguồn cung kịp thời cho thị trường trước, trong và sau dịp Tết.

Ngành Công Thương Quảng Ninh đã tổ chức ký cam kết với các cơ sở sản xuất lương thực, thực phẩm đảm bảo không tăng giá bán trái quy định

Ngoài ra, để đảm bảo công tác phòng, chống dịch, Sở Công Thương đã có văn bản đề nghị các cơ sở sản xuất, kinh doanh nơi tập trung đông người nghiêm túc thực hiện công tác phòng, chống dịch theo chỉ đạo của Trung ương, của tỉnh. Trong đó, thực hiện nghiêm xét nghiệm sàng lọc theo tầm soát, thiết lập mã QR và yêu cầu cán bộ, nhân viên, người lao động hằng ngày nghiêm túc chấp hành quét mã QR, khai báo y tế…

Sở cũng đã phối hợp cùng các đơn vị kinh doanh tăng cường các hoạt động bán qua các sàn giao dịch thương mại điện tử (Tiki, Sendo, Voso, Shopee, Lazada...); bán hàng online qua website, facebook, điện thoại, zalo... nhằm phát triển thương mại điện tử, tăng thêm sự lựa chọn cho người tiêu dùng trong thời đại công nghệ số, đồng thời, tích cực vận động người dân sử dụng thẻ ngân hàng hoặc thanh toán qua các công nghệ để hạn chế tập trung đông người, giảm nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh.

Theo lãnh đạo sở Công Thương Quảng Ninh, đến nay, việc xây dựng, điều chỉnh phương án dự trữ, kinh doanh hàng hoá thiết yếu của các kênh phân phối đã được sẵn sàng, đảm bảo hàng hóa phục vụ nhu cầu tiêu dùng của nhân dân dịp cận Tết Nguyên đán năm 2022.

Để đảm bảo cung ứng đầy đủ hàng hoá, đặc biệt là hàng nông sản dịp Tết Nguyên đán, hiện nay UBND tỉnh Quảng Ninh cũng đã ban hành văn bản chỉ đạo các ngành chức năng tăng cường công tác kiểm tra về giá thành, chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm đối với các mặt hàng, không để tổ chức, cá nhân nào lợi dụng nhu cầu tiêu thụ tăng cao để chế biến những mặt hàng kém chất lượng, gây nhiễu loạn thị trường.

Trong thời gian tới, Sở Công Thương Quảng Ninh sẽ triển khai thực hiện nâng cấp Sàn giao dịch thương mại điện tử để phát huy đúng chức năng nhiệm vụ của Sàn. Đặc biệt quan tâm đến công tác hỗ trợ, thu hút các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ tham gia quảng bá, giới thiệu hàng hóa của đơn vị trên Sàn, giảm chi phí xúc tiến thương mại và khai thác tối đa công nghệ 4.0 trong việc mở rộng thị trường nhằm thúc đẩy lưu thông hàng hóa.

Tiến Dũng
Bài viết cùng chủ đề: Sở Công Thương Quảng Ninh

Tin cùng chuyên mục

Chỉ thị của Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên về đảm bảo bảo cung cầu, bình ổn giá dịp Tết Ất Tỵ

Giá đậu tương năm 2025 sẽ diễn biến ra sao?

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 21/11: MXV-Index tăng phiên thứ 4 liên tiếp

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 20/11: Sắc xanh bao phủ thị trường kim loại và năng lượng

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 19/11: Giá dầu tăng mạnh, thị trường kim loại phục hồi

Doanh nghiệp ngoại thi nhau mở điểm bán, bức tranh thị trường bán lẻ nội cuối năm 2024 ra sao?

Doanh nghiệp bán lẻ tăng mở mới, thị trường kỳ vọng 'bùng nổ' cuối năm

Thị trường hàng hóa hôm nay 14/11/2024: Chỉ số MXV-Index chấm đứt chuỗi giảm ba phiên liên tiếp

Doanh nghiệp sẵn sàng nguồn cung hàng hoá phục vụ cuối năm và Tết Ất Tỵ

Thị trường hàng hóa hôm nay 13/11/2024: Giá đậu tương mở rộng đà suy yếu

POND’S mang kiến thức chăm sóc da đúng chuẩn tới gần 1000 học sinh Bến Tre

Thị trường hàng hóa hôm nay 12/11/2024: Giá dầu thế giới giảm hơn 2%

Thị trường hàng hóa hôm nay 11/11/2024: Nhập khẩu đậu tương của Trung Quốc cao kỷ lục đẩy giá tăng mạnh

Thị trường hàng hóa hôm nay 8/11/2024: Lực mua mạnh mẽ kéo MXV-Index quay lại mức cao nhất trong vòng ba tuần

Thị trường hàng hóa hôm nay 7/11/2024: Giá kim loại đồng loạt giảm, giá ngô đi ngược chiều thị trường

Thị trường hàng hóa hôm nay 6/11/2024: Sắc xanh áp đảo trên thị trường hàng hóa thế giới

Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 10 tháng năm 2024 tăng 8,5%

TP. Hồ Chí Minh tăng cường bảo đảm bình ổn hàng hóa dịp Tết Ất Tỵ 2025

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 5/11: Thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới khởi sắc trong phiên đầu tuần

Đồng Nai: Thu hơn 240.000 tỷ đồng từ bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng