Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Ngành dệt may xuất siêu vẫn lo giảm tăng trưởng

6 tháng, ngành dệt may xuất siêu khoảng 8,86 tỷ USD tuy vậy bối cảnh thị trường nửa cuối năm 2022 sẽ không thuận lợi, có thể làm giảm tăng trưởng xuất khẩu.
Ngành dệt may: Đơn hàng tấp nập, doanh ngtrưởng ẫn nhiều lo lắng Ngành dệt may: Thích ứng an toàn với dịch Covid-19

Doanh thu cao, lợi nhuận thấp

6 tháng đầu năm 2022, ngành dệt may đạt kết quả khá khả quan. Kim ngạch xuất khẩu ước đạt 22,3 tỷ USD, tăng trưởng 17,7% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, xuất khẩu hàng may mặc ước đạt 16,94 tỷ USD, tăng 19,5%, xuất khẩu vải ước đạt 1,4 tỷ USD, tăng 20,8%. Nửa đầu năm 2022, các doanh nghiệp dệt may trong nước nhập khẩu ước đạt 13,44 tỷ USD, tăng 9,8%. Như vậy nửa đầu năm 2022, ngành dệt may xuất siêu khoảng 8,86 tỷ USD.

Trong bối cảnh chung, tình hình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp dệt may khu vực phía Nam cũng khá tốt, ông Phạm Xuân Hồng- Chủ tịch Hội Dệt may thêu đan thành phố Hồ Chí Minh cho hay, mức tăng trưởng xuất khẩu bình quân đạt khoảng 15%. “Đơn hàng tốt, giá ổn định đã giúp doanh nghiệp bứt phá trong nửa đầu năm. Hiện các doanh nghiệp đã ký được đơn hàng đến hết quý III/2022”, ông Hồng nói.

Dù có nhiều thuận lợi, tuy nhiên ông Hồng cũng cho biết, lợi nhuận của doanh nghiệp không cao như tốc độ tăng trưởng xuất khẩu. Nguyên do, chi phí đầu vào tăng, đời sống của người lao động không cải thiện. Doanh nghiệp ngoài bù chi phí cho sản xuất còn thực hiện chính sách hỗ trợ cho người lao động, do vậy lợi nhuận thu được không cao.

Bên cạnh đó, bối cảnh thị trường cuối năm 2022 có nhiều điểm không thuận lợi, sẽ ít có đơn hàng lớn do nhu cầu tiêu dùng tại các thị trường nhập khẩu giảm, đơn hàng buộc phải thu nhỏ, mẫu mã sản phẩm thay đổi đa dạng hơn tạo thách thức cho doanh nghiệp sản xuất.

Xung đột Nga- Ukraine tiếp tục diễn biến khiến doanh nghiệp xuất khẩu sang thị trường này gặp khó. Nguồn cung ứng nguyên phụ liệu bị gián đoạn, doanh nghiệp dè dặt không dám mở rộng sản xuất. Với trở ngại này, ông Hồng cho rằng, cho dù thị trường có cải thiện doanh nghiệp cũng không dám đầu tư cho sản xuất do không đáp ứng được đơn hàng. Mặt khác, lao động cũng đang rất thiếu.

Từ ngày 1/7, chính thức áp dụng tăng lương cơ bản tuy không ảnh hưởng nhiều đến quỹ lương bởi hầu hết doanh nghiệp hiện đều trả lương cao hơn mức lương tối thiểu nhưng khiến chi phí đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế của doanh nghiệp tăng.

Ngành dệt may xuất siêu vẫn lo giảm tăng trưởng
Ngành dệt may xuất siêu vẫn lo giảm tăng trưởng

Chia sẻ khó khăn từ thực tế doanh nghiệp, theo ông Thân Đức Việt- Tổng Giám đốc Tổng Công ty May 10- CTCP, xung đột Nga- Ukraine khiến giá xăng dầu, khí đốt leo thang, kéo theo giá nguyên vật liệu đầu vào tăng cao.

Đặc biệt, với 50% nguyên vật liệu dệt may nhập khẩu từ Trung Quốc trong khi quốc gia này áp dụng chiến lược zero Covid khiến thiếu nguyên liệu sản xuất ngay trong ngắn hạn, cộng hưởng với chi phí tăng cao.

Cùng đó, Mỹ - thị trường xuất khẩu truyền thống của dệt may Việt Nam được dự báo sẽ giảm nhập khẩu trong những tháng còn lại của năm, do tác động từ lạm phát, nhu cầu tiêu dùng giảm. Điều này cũng là yếu tố quan trọng có thể kéo giảm tăng trưởng xuất khẩu của cả ngành trong nửa cuối năm.

Cần trợ sức kịp thời

Trước những thách thức, doanh nghiệp dệt may trong nước đang nỗ lực tìm giải pháp. Về nguyên liệu, doanh nghiệp sản xuất và cung ứng đã bắt tay nhau để có đủ nguồn cung. Tuy nhiên, giải pháp này chỉ mang tính tạm thời, không giải quyết dứt điểm được vấn đề bởi theo ông Hồng, sản xuất nguyên phụ liệu trong nước hiện phát triển rất chậm, chủng loại chưa đa dạng chưa đáp ứng nhu cầu sản xuất của doanh nghiệp.

Dù có nhiều thách thức đã được nhìn rõ, đại diện Hiệp hội Dệt may Việt Nam cho rằng vẫn có cơ hội cho dệt may Việt Nam thay đổi tình hình. Mục tiêu đạt kim ngạch xuất khẩu 43-43,5 tỷ USD năm 2022 vẫn có khả năng đạt được, nếu doanh nghiệp được hỗ trợ kịp thời.

Do đó, đại diện Hiệp hội Dệt may Việt Nam kiến nghị: Liên quan đến giao thương với đối tác Nga, doanh nghiệp đang lúng túng, thậm chí có doanh nghiệp đã sản xuất mà không thể giao hàng. Các cơ quan chức năng cần có khuyến cáo hoặc định hướng cho doanh nghiệp, nhất là làm thế nào để đảm bảo an toàn cho hàng hoá.

Về tỷ giá, Việt Nam đồng hiện khá ổn định khiến doanh nghiệp dệt may mất lợi thế cạnh tranh trong khi quốc gia cạnh tranh lớn nhất là Trung Quốc đã phá giá đồng tiền khiến hàng hoá của họ rẻ hơn. Cùng đó, các chi phí đầu vào tăng cao và tiếp tục được thu thêm như phí hạ tầng cảng biển tại thành phố Hồ Chí Minh cũng chất thêm khó khăn cho doanh nghiệp. Các cơ quan chức năng ở những thời điểm cần thiết cần hỗ trợ, giảm bớt chi phí, điều chỉnh chính sách tiền tệ hỗ trợ cho doanh nghiệp.

Về giải pháp ứng phó của Tập đoàn Dệt may Việt Nam, theo lãnh đạo doanh nghiệp, đối với ngành sợi, theo dõi chặt chẽ tình hình thị trường, chọn thời điểm mua bông phù hợp và mua theo từng lô nhỏ để trung hòa giá bông và tránh rủi ro. Chuyển đổi mặt hàng, tăng cường các mặt hàng sợi pha nhằm giảm sử dụng bông.

Tăng cường tìm kiếm thị trường mới, tránh phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc do tồn kho sợi, bông tại thị trường này hiện đang cao. Đẩy mạnh phát triển thị trường trong nước, liên kết chuỗi sản xuất sợi – dệt – nhuộm để đưa sợi thành phẩm vào chuỗi sản xuất dệt nhuộm của các đơn vị trong tập đoàn nhằm san sẻ bớt rủi ro nếu có.

Đối với ngành may, ưu tiên các biện pháp giữ ổn định lao động, linh hoạt chuyển đổi mặt hàng và mở rộng thị trường để bù lại sự sụt giảm từ thị trường Mỹ. Xem xét, điều phối hoặc cắt giảm thời gian sản xuất, đảm bảo đủ việc làm cho người lao động trong thời gian chờ tìm kiếm các đơn hàng mới. Tích cực đàm phán với khách hàng tránh tình trạng hoãn, lùi đơn hàng và tìm kiếm nguồn nguyên liệu từ các thị trường thay thế Trung Quốc.

Ông Vương Đức Anh- Chánh văn phòng Tập đoàn Dệt may Việt Nam: 6 tháng cuối năm nếu thị trường không quá xấu, cùng đó đơn hàng thường dồn vào quý III và IV, ngành dệt may vẫn có thể đạt mục tiêu đề ra cho năm 2022.

Việt Nga
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Tập đoàn dệt may Việt Nam

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Động lực thúc đẩy doanh nghiệp xuất khẩu xanh, xuất khẩu bền vững

Động lực thúc đẩy doanh nghiệp xuất khẩu xanh, xuất khẩu bền vững

Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hoá đến năm 2030 đưa ra những mục tiêu cụ thể để thúc đẩy doanh nghiệp xuất khẩu bền vững.
Cung giảm, cầu tăng, giá cà phê sẽ vẫn duy trì ở mức cao

Cung giảm, cầu tăng, giá cà phê sẽ vẫn duy trì ở mức cao

Tháng 8/2024, giá cà phê xuất khẩu trung bình đạt 5.293 USD/tấn, cao nhất trong lịch sử. Cung giảm, cầu tăng, giá cà phê được nhận định sẽ vẫn duy trì ở mức cao
Xuất khẩu điều, kỳ vọng lấy lại đà tăng trưởng

Xuất khẩu điều, kỳ vọng lấy lại đà tăng trưởng

Xuất khẩu hạt điều 8 tháng năm 2024 đạt 486.470 tấn, tương đương gần 2,78 tỷ USD, tăng 22,9% về lượng, tăng 21,8% về kim ngạch nhưng giảm về giá so với cùng kỳ.
Xuất khẩu thực phẩm vào thị trường Hoa Kỳ: Doanh nghiệp Việt cần làm gì?

Xuất khẩu thực phẩm vào thị trường Hoa Kỳ: Doanh nghiệp Việt cần làm gì?

Để chinh phục được thị trường Hoa Kỳ, doanh nghiệp cần nắm rõ và tận dụng tất cả những ưu đãi, chính sách trong Luật Hiện đại hóa An toàn thực phẩm của Hoa Kỳ.
Tới nửa đầu tháng 8, xuất khẩu cá tra sang Anh đạt 38 triệu USD

Tới nửa đầu tháng 8, xuất khẩu cá tra sang Anh đạt 38 triệu USD

Tính đến ngày 15/8/2024, xuất khẩu cá tra sang thị trường Anh đạt 38 triệu USD, giảm 8% so với cùng kỳ năm ngoái.

Tin cùng chuyên mục

Thương mại Việt Nam – Trung Quốc vượt 130 tỷ USD

Thương mại Việt Nam – Trung Quốc vượt 130 tỷ USD

8 tháng năm 2024, thương mại hai chiều Việt Nam – Trung Quốc đã đạt 130,78 tỷ USD. Kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu từ thị trường này đều tăng.
Xuất khẩu nông - lâm - thủy sản sang Hoa Kỳ tăng gần 31%

Xuất khẩu nông - lâm - thủy sản sang Hoa Kỳ tăng gần 31%

Trong 8 tháng đầu năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản của Việt Nam sang Hoa Kỳ đạt 8,5 tỷ USD, tăng gần 31% so với cùng kỳ 2023.
Dầu thô là mặt hàng xuất khẩu có mức giảm lớn nhất

Dầu thô là mặt hàng xuất khẩu có mức giảm lớn nhất

Trong những mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam nửa cuối tháng 8/2024, dầu thô là mặt hàng có mức giảm lớn nhất với 73% so với cùng kỳ, đạt 28 triệu USD.
Xuất khẩu dừa tươi: Kỳ vọng thu về tỷ USD

Xuất khẩu dừa tươi: Kỳ vọng thu về tỷ USD

Trung Quốc đã mở cửa cho trái dừa tươi của Việt Nam. Với sức tiêu thụ hơn 4 tỷ quả dừa mỗi năm, đây được cho là thị trường đầy tiềm năng cho doanh nghiệp Việt.
Nguồn cung tại Việt Nam khan hiếm, giá cà phê xuất khẩu vượt đỉnh

Nguồn cung tại Việt Nam khan hiếm, giá cà phê xuất khẩu vượt đỉnh

Giá cà phê xuất khẩu trung bình trong tháng 8/2024 đạt 5.260 USD/tấn (cao hơn 2.211 USD/tấn so với đầu năm 2024; cao hơn 2.206 USD/tấn so với cùng kỳ năm 2023).
Nhập khẩu gạo tăng mạnh

Nhập khẩu gạo tăng mạnh

8 tháng đầu năm, các doanh nghiệp Việt chi ra 843 triệu USD để nhập khẩu gạo các loại, tăng mạnh 43,6% so với cùng kỳ năm 2023.
Giảm chi phí logistics, đưa hàng Việt tiến sâu thị trường EU

Giảm chi phí logistics, đưa hàng Việt tiến sâu thị trường EU

Việc ký bản ghi nhớ (MOU) giữa Tân Cảng Sài Gòn và Cảng Gothenburg giúp giảm chi phí logistics, giảm giá thành, tạo điều kiện cho hàng Việt vào thị trường EU.
Gỡ

Gỡ 'rào cản' để kịp 'xanh hóa' ngành logistics

Theo các chuyên gia, Việt Nam cần nhanh chóng tháo gỡ các nút thắt về hạ tầng, chính sách ngành logistics để bắt kịp xu thế "xanh hóa" lĩnh vực này.
Xuất nhập khẩu vượt 512 tỷ USD, xuất siêu gần 19 tỷ USD

Xuất nhập khẩu vượt 512 tỷ USD, xuất siêu gần 19 tỷ USD

Hết tháng 8, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước đạt hơn 512 tỷ USD, cán cân thương mại thặng dư 18,57 tỷ USD.
Xuất khẩu cá tra sang Trung Quốc và Mỹ tiếp tục phục hồi

Xuất khẩu cá tra sang Trung Quốc và Mỹ tiếp tục phục hồi

Trung Quốc và Mỹ là 2 thị trường nhập khẩu nhiều nhất cá thịt trắng trên thế giới. Việt Nam là nguồn cung lớn thứ 2 cho cả 2 thị trường này (chủ yếu là cá tra).
Lạng Sơn: Giao thương hàng hoá, thông tin liên lạc đã hoạt động bình thường sau bão số 3

Lạng Sơn: Giao thương hàng hoá, thông tin liên lạc đã hoạt động bình thường sau bão số 3

Các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn đang nỗ lực triển khai các giải pháp đảm bảo lưu thông hàng hoá, thông tin liên lạc, khắc phục thiệt hại sau bão.
Lào Cai: Khôi phục hoạt động xuất nhập cảnh qua cửa khẩu Kim Thành

Lào Cai: Khôi phục hoạt động xuất nhập cảnh qua cửa khẩu Kim Thành

Cửa khẩu quốc tế đường bộ số II (Kim Thành) sẽ khôi phục hoạt động xuất nhập cảnh đối với người và phương tiện qua cửa khẩu kể từ 11h00 ngày 11/9.
Tăng nhà cung ứng Việt Nam tham gia sâu vào chuỗi giá trị của Hoa Kỳ

Tăng nhà cung ứng Việt Nam tham gia sâu vào chuỗi giá trị của Hoa Kỳ

Tọa đàm “Phát triển hệ thống các nhà cung ứng tham gia sâu vào chuỗi giá trị của Hoa Kỳ” thúc đẩy trao đổi thương mại song phương giữa Việt Nam và Hoa Kỳ.
Xuất khẩu hàng công nghiệp: Cách nào tận dụng hiệu quả nhất lợi thế từ các FTA?

Xuất khẩu hàng công nghiệp: Cách nào tận dụng hiệu quả nhất lợi thế từ các FTA?

Các doanh nghiệp cần lưu ý những liên quan đến mã HS, thị trường xuất khẩu, cũng như các FTA mà thị trường các nước đó là thành viên.
Điểm danh những mặt hàng Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Lào

Điểm danh những mặt hàng Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Lào

Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Lào 19 mặt hàng chính. Xăng dầu là mặt hàng xuất khẩu lớn nhất với kim ngạch 43,6 triệu USD, tăng 25,6% so với cùng kỳ.
Việt Nam là quốc gia nhập khẩu lớn nhất hạt điều của Campuchia

Việt Nam là quốc gia nhập khẩu lớn nhất hạt điều của Campuchia

Với lượng nhập khẩu gần 786.530 tấn, Việt Nam là quốc gia nhập khẩu hạt điều lớn nhất, chiếm gần 95% sản lượng hạt điều thô của Campuchia trong 7 tháng năm nay.
Hướng tới một hệ thống logistics xanh và bền vững hơn

Hướng tới một hệ thống logistics xanh và bền vững hơn

Vừa qua, Sở Công Thương Hải Phòng và cảng Gothenburg ký kết bản ghi nhớ về hợp tác cảng biển và logistics.
Nhập khẩu lúa mì về Việt Nam tăng mạnh 18,3%

Nhập khẩu lúa mì về Việt Nam tăng mạnh 18,3%

8 tháng năm 2024, Việt Nam đã chi ra hơn 1 tỷ USD để nhập khẩu khoảng 3,64 triệu tấn lúa mì, tăng mạnh 18,3% về lượng nhưng giảm 6,7% về giá trị.
Xuất khẩu hoa hồi sang thị trường Đài Loan (Trung Quốc) tăng mạnh 169%

Xuất khẩu hoa hồi sang thị trường Đài Loan (Trung Quốc) tăng mạnh 169%

8 tháng năm 2024, Đài Loan (Trung Quốc) là thị trường xuất khẩu lớn thứ 3 của hoa hồi Việt Nam, đạt 301 tấn, tăng mạnh 169% so với 8 tháng năm 2023.
Lạng Sơn: Xuất nhập khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu đạt hơn 1.400 xe/ngày

Lạng Sơn: Xuất nhập khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu đạt hơn 1.400 xe/ngày

Tổng số phương tiện vận chuyển hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thông quan qua các cửa khẩu trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn đạt hơn 1.400 xe/ngày.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động