Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Thứ tư 27/11/2024 09:21

Ngành điện miền Bắc triển khai các phương án phòng chống thiên tai

Ngày 6/6, tại tỉnh Phú Thọ, Tổng công ty Điện lực miền Bắc (EVNNPC) đã tổ chức diễn tập Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn - xử lý sự cố - an toàn.

Buổi diễn tập phòng chống thiên taivà tìm kiếm cứu nạn - xử lý sự cố - an toàn cấp Tổng công ty năm 2022 có sự tham gia của 30 đơn vị thành viên trực thuộc với tổng số 15 tình huống giả định, yêu cầu công nhân viên ứng phó, máy móc, phương tiện, phối hợp chỉ huy…

Ông Mai Quang Hùng, Trưởng ban An toàn EVNNPC cho hay, Tổng công ty quản lý vận hành lưới điện trên 27 tỉnh thành, với địa hình trải dài có vùng biển, vùng núi và hải đảo nên chịu ảnh hưởng bởi nhiều hình thái thiên tai tới sự cố lưới điện. Chính vì vậy, Tổng công ty đã có phương án chia làm 3 vùng, mỗi vùng 9 tỉnh để tổ chức các phương án khác nhau sao cho sát với thực tiễn khi có thiên tai xảy ra.

Các đơn vị tham gia diễn tập thực hiện phân công nhiệm vụ cho xử lý sự cố

"Diễn tập năm nay, chúng tôi huy động 6 tỉnh Đông Bắc bộ, hình thái thiên tai bao gồm bão, lũ, mưa lớn và nắng nóng xảy ra; dùng những công nghệ mới, thi công bằng phương pháp hotline và các phương pháp khác. Qua diễn tập cho thấy, anh em đã có những kỹ năng nhất định để ứng phó khi có thiên tai xảy ra, đặc biệt đảm bảo an toàn trong lao động", ông Hùng nói.

Theo ông Phạm Văn Chúc, Phó Giám đốc Công ty Điện lực (PC) Phú Thọ, với địa hình có đồng bằng, trung du, miền núi, chia cắt bởi các con sông (sông Đà, sông Lô, sông Hồng), khối lượng quản lý vận hành dàn trải với 16 trạm 110 kV và 260 km đường dây 110 kV; 2.600 km đường dây trung thế; 5.000 km đường dây hạ thế, quản lý trên 400.000 khách hàng. Khi điều kiện thời tiết cực đoan, mưa lũ kéo dài, địa hình bị chia cắt, rất khó khăn trong tổ chức tìm kiếm và xử lý sự cố.

Định kỳ hàng năm, đặc biệt là năm 2022, PC Phú Thọ thành lập Ban Chỉ đạo phòng chống lụt bão, tổ chức triển khai chỉ đạo các đơn vị tăng cường quản lý vận hành, củng cố những vị trí xung yếu khi có tình huống xảy ra. Đồng thời, yêu cầu các đơn vị trực tiếp lập các phương án, tổ chức diễn tập từ cấp công ty đến các đơn vị điện lực. Qua đó, cũng tăng cường việc lãnh đạo, chỉ đạo của Ban Chỉ huy phòng chống lụt bão của công ty cũng như các cơ sở để sẵn sàng khi có tình huống thiên tai xảy ra, các đơn vị tăng cường trực và cập nhật thông tin, tổ chức khắc phục theo phương án đã được chuẩn bị.

Sắp xếp vật tư chuẩn bị thao tác trên lưới

Ông Phạm Việt Thắng, Phó giám đốc PC Hà Tĩnh cho hay, địa bàn Hà Tĩnh dốc và hẹp kéo dài theo dọc bờ biển. Hiện Hà Tĩnh có 9 trạm 110 kV và có trên 230 km đường dây cao thế và trên 3.000 km đường dây trung thế và hơn 7.000 km đường dây hạ thế.

Với số lượng hơn 460.000 khách hàng nằm rải rác trên địa bàn tương đối rộng nên vận hành gặp nhiều khó khăn. Hà Tĩnh lại là vùng thiên tai khắc nghiệt (nắng nóng, giông lốc), do vậy, PC Hà Tĩnh đã chủ động thành lập và tổ chức triển khai diễn tập với mục tiêu nâng cao năng lực điều hành cũng như xử lý trên hiện trường, đảm bảo ứng cứu nhanh nhất, an toàn nhất khi có sự cố về lưới điện, kịp thời cấp điện trở lại cho khách hàng.

"Khi có thời tiết xấu, PC Hà Tĩnh bố trí gần 100% nhân lực ứng trực tại các điện lực. Về vật tư dự phòng, các điện lực đã đảm bảo đầy đủ và chủ động. Với các đơn vị nhà thầu trên địa bàn, chúng tôi đã phối hợp chặt chẽ để khi có sự cố, sẽ tạm thời điều động nhân lực trước hết ưu tiên khắc phục lưới điện, sau đó mới hoàn tất các thủ tục", ông Phạm Việt Thắng thông tin.

Tại Hà Giang, ông Nông Huy Túc, Trưởng phòng An toàn Công ty Điện lực Hà Giang cho hay, là tỉnh miền núi phía Bắc Tổ quốc với địa hình chia cắt rất khó khăn, việc phòng chống thiên tai hàng năm được đặt lên hàng đầu. Ngay từ đầu năm 2022, được sự chỉ đạo của EVNNPC, PC Hà Giang đã tổ chức kiểm tra và xử lý tất cả các khiếm khuyết trên hệ thống lưới điện, chuẩn bị đầy đủ nhân lực, vật lực cho phòng chống thiên tai, tổ chức tuyên truyền cho nhân dân về công tác an toàn sử dụng điện và bảo vệ hành lang an toàn lưới điện, tổ chức diễn tập phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn.

Diễn tập năm nay đặt ra các tình huống giả định bất ngờ, không báo trước để các đơn vị thực hiện. Tất cả 15 tình huống giả định đều đã bám sát với thực tế của các địa phương, với các chuyên đề: mưa bão làm đứt cáp quang, mất tín hiệu SCADA, gãy đổ cột, hư hỏng hòm công tơ, vệ sinh đường dây 22 kV đang mang điện bằng nước áp lực cao, sao cứu người bị say nắng....

Qua đánh giá của đại diện lãnh đạo Tổng công ty Điện lực miền Bắc, mặc dù trời mưa rất to từ sớm, nhưng các đơn vị đã sẵn sàng, có tinh thần quyết tâm và cố gắng cao. Tuy nhiên, qua đánh giá, vì là các tình huống giả định bất ngờ, nên khâu chuẩn bị, trang thiết bị trong diễn tập vẫn còn thiếu sót, cần sớm khắc phục để có sự sẵn sàng cao hơn cho mùa mưa bão sắp tới.

Diễn tập tại cột số 2, nhánh rẽ Vân Phú 17, do ảnh hưởng của bão làm gãy ngọn cột

Ông Vũ Anh Phương- Phó Tổng giám đốc EVNNPC đánh giá, về cơ bản các đơn vị đã thực hiện đúng quy trình các tình huống xử lý sự cố, khắc phục do thiên tai đặt ra. Chương trình diễn tập không chỉ giúp nâng cao kỹ năng xử lý nhanh các tình huống sự cố trên lưới và thiết bị điện, hạn chế tối đa các thiệt hại, hậu quả do thiên ngại gây ra mà đây còn là dịp để tuyên truyền, phổ biến đến cán bộ công nhân viên trong toàn Tổng công ty về những mối nguy do ảnh hưởng, tác động của thiên tai cũng như các sự cố khách quan, chủ quan gây ra.

Thông qua đợt diễn tập, người công nhân được rèn luyện thêm kỹ năng chuyên môn và tác phong làm việc nhằm thực hiện công việc mang lại hiệu quả cao, qua đó tích lũy thêm nhiều kinh nghiệm để chủ động ứng phó trước mọi diễn biến của thiên tai.

Tuy nhiên, ngoài sự chủ động cao của từng đơn vị thì cũng cần tiếp tục tập huấn, nâng cao thêm về sự phối hợp giữa các đơn vị điện lực, nhà thầu khi có thiên tai, sự cố lớn xảy ra để khắc phục sớm nhất có thể, đảm bảo cung cấp điện an toàn cho người dân./.

PV

Tin cùng chuyên mục

Tổng Giám đốc EVNNPC làm việc với UBND tỉnh và PC Sơn La

Công ty Thủy điện Quảng Trị: Tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ trong chuyển đổi số

Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua Luật Điện lực (sửa đổi) vào ngày 30/11

Bộ Công Thương phê duyệt Kế hoạch cung cấp điện quốc gia năm 2025

Bài 5: Kinh nghiệm quốc tế và kỳ vọng

Bài 4: Từ kết quả giám sát đến yêu cầu sửa đổi toàn diện Luật Điện lực

Bài 3: Các chuyên gia, nhà quản lý, đại biểu Quốc hội nói gì?

Đưa điện về khu tái định cư Kho Vàng, Nậm Tông vượt tiến độ 45 ngày

Bài 2: Sửa đổi Luật để tạo đột phá về thể chế

Ứng dụng UAV và công nghệ AI: Bước đột phá trong quản lý vận hành lưới điện truyền tải

PC Lào Cai: 'Thần tốc' đưa điện lưới quốc gia về khu tái định cư Làng Nủ

PC Đắk Nông: Cải thiện và nâng cao độ tin cậy cung cấp điện phục vụ phát triển kinh tế

Hiệu quả quản lý lưới truyền tải từ ứng dụng UAV và công nghệ Lidar

Nghệ An phê duyệt chủ trương đầu tư 2 dự án lưới điện truyền tải 220kV

Ngành điện TP. Hồ Chí Minh: Nâng cao năng suất lao động nhờ phát triển lưới điện thông minh, chuyển đổi số

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đề xuất 3 kịch bản cung ứng điện cho năm 2025

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Nhiệm vụ hàng đầu là bảo đảm cung ứng điện trong mọi tình huống

EVNCPC triển khai nhiều hoạt động trong ‘Tháng tri ân khách hàng 2024’

Bộ Công Thương xây dựng 3 kịch bản cung cấp điện năm 2025

Hà Giang: Chú trọng đảm bảo an toàn hành lang lưới điện