Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Chủ nhật 24/11/2024 10:27

Ngành điện tử: Còn nhiều dư địa tăng trưởng xuất khẩu

10 tháng năm 2021, trong số 31 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu (XK) trên 1 tỷ USD, máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt 41,16 tỷ USD, tăng 13% so với cùng kỳ năm 2020; điện thoại các loại và linh kiện đạt 46,22 tỷ USD, tăng 9,6%. Những con số trên là minh chứng rõ nét cho vị thế của ngành điện tử trong hoạt động XK.

Cơ cấu hàng hóa cải thiện theo hướng tích cực

Theo Bộ Công Thương, công nghiệp điện tử là ngành sản xuất có vị trí then chốt trong nền kinh tế và tác động lan tỏa mạnh mẽ đến các ngành công nghiệp khác. Trong giai đoạn 2016 - 2020, xuất khẩu nhóm hàng điện tử, máy tính và linh kiện tăng trưởng bình quân 23,8%. Kết quả này đã đưa Việt Nam từ trí vị 47 năm 2001 lên vị trí 12 trên thế giới và đứng thứ 3 trong khu vực ASEAN về XK điện tử.

Năm 2020, mặc dù nền kinh tế chịu ảnh hưởng lớn của dịch Covid-19 nhưng nhóm hàng này vẫn đạt tốc độ tăng cao và ổn định vững chắc. Giá trị XK nhóm hàng điện tử tiếp tục tăng mạnh, đạt 44,6 tỷ USD, tăng 22,8% so với năm 2019, chiếm tỷ trọng 15,8% trong tổng kim ngạch XK; vượt xa XK hàng dệt may cả về giá trị, tốc độ tăng và tỷ trọng.

Đáng chú ý, cơ cấu XK máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện trong giai đoạn 2016 – 2020 có sự thay đổi lớn. Năm 2016 tỷ trọng XK sản phẩm linh kiện và bán thành phẩm chiếm tỷ trọng lớn như XK linh kiện điện tử chiếm 65,7%, đến năm 2020 tỷ trọng giảm còn 59,9% tổng kim ngạch XK của nhóm hàng máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện. "Cơ cấu XK cải thiện theo hướng tích cực của Cách mạng công nghiệp 4.0, hàng Việt tham tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng toàn cầu, nâng cao năng suất ngành công nghiệp. Cơ cấu XK sản phẩm điện tử có sự chuyển biến tích cực, tăng tỷ trọng của nhóm hàng nguyên chiếc và bán thành phẩm" - báo cáo nêu cụ thể.

Giá trị xuất khẩu nhóm hàng điện tử tiếp tục tăng mạnh

Đặc biệt trong năm 2020, kim ngạch XK các sản phẩm nguyên chiếc và bán thành phẩm, chiếm tới 52% tổng kim ngạch XK của nhóm hàng máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện và 70% đối với nhóm điện thoại các loại. Trong đó, tỷ trọng các sản phẩm máy tính bảng, linh kiện máy tính, tivi, thiết bị máy văn phòng, điện thoại nguyên chiếc… ngày càng tăng.

Dự báo một năm tăng trưởng mạnh mẽ

Theo đánh giá của Bộ Công Thương, nhóm hàng máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện của Việt Nam đã khai thác tốt các thị trường truyền thống và tìm kiếm, phát triển các thị trường mới. Việt Nam XK sản phẩm máy tính, linh kiện điện tử đến trên 100 thị trường trên thế giới; chủ yếu sang các thị trường Trung Quốc, Mỹ, ASEAN, Nhật Bản, Hàn Quốc và đang xuất khẩu mạnh sang thị trường EU gồm Hà Lan, Đức, Cộng hòa Séc, Ba Lan, Phần Lan... Đáng chú ý, XK tăng mạnh các nước thành viên khác của EU như: Hungary, Ba Lan, Cộng hòa Séc và Slovakia. Đặc biệt, tập trung và tạo bước đột phá mở rộng thị trường XK mới, có tiềm năng tại các khu vực châu Phi, Mỹ La-tinh, Trung Đông và Ấn Độ…

Bộ Công Thương cho biết, năm 2021, ngành điện tử sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ do nhu cầu tiêu dùng các mặt hàng phục vụ thông tin liên lạc cũng như phương tiện làm việc trong điều kiện giãn cách xã hội vì ảnh hưởng của dịch Covid-19. Ngoài ra, dịch bệnh cũng khiến các công ty sản xuất máy tính, điện tử trên thế giới phải đóng cửa.

Dự kiến cả năm 2021, XK máy vi tính, linh kiện và sản phẩm điện tử có thể đạt khoảng 50 tỷ USD, tăng 13,5% so với năm 2020. Đây là những tín hiệu đáng mừng, dự báo một năm tăng trưởng mạnh mẽ của nhóm ngành này đem lại nhiều đóng góp lớn cho quá trình khôi phục và đạt mục tiêu tăng trưởng của Việt Nam trong năm 2021.

Các chuyên gia nhận định, làn sóng của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong lĩnh vực công nghệ vào Việt Nam tăng mạnh sau khi dịch bệnh được khống chế. Việc tăng vốn của các nhà đầu tư nước ngoài để mở rộng sản xuất tại Việt Nam đồng nghĩa với việc nới rộng tăng trưởng XK của ngành điện tử trong những năm tới.

Việt Anh

Tin cùng chuyên mục

Việt Nam và Nhật Bản tìm hướng thúc đẩy giao thương nông sản

Tổng trị giá xuất nhập khẩu đạt hơn 681 tỷ USD

Thành tích xuất nhập khẩu kỷ lục của năm 2024 có đóng góp lớn của Bộ Công Thương

Nông sản Việt Nam sắp xuất hiện trên sàn thương mại điện tử và mạng xã hội Trung Quốc

Tháng 10/2024, Ukraine là thị trường cung cấp lúa mì nhiều nhất cho Việt Nam

Hàng Việt Nam rộn ràng xuất khẩu ra thế giới qua kênh phân phối

Việt Nam thu về 52,6 triệu USD từ xuất khẩu hoa hồi trong 10 tháng năm 2024

Tính đến 15/11, xuất khẩu hồ tiêu thu về gần 1,2 tỷ USD

Nông sản: Điểm sáng trong xuất khẩu hàng hóa

Sẽ tiếp tục xuất khẩu vaccine phòng bệnh dịch tả lợn châu Phi sang Philippines

Điện Biên sẽ sớm có cửa khẩu song phương A Pa Chải (Việt Nam) – Long Phú (Trung Quốc)

Cơ hội nào cho xuất nhập khẩu hàng hoá năm 2025?

Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ tăng trưởng trung bình 16% mỗi năm

Xuất khẩu tăng trưởng 2 con số, doanh nghiệp dệt may kỳ vọng vào diễn biến mới

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chỉ đạo triển khai nhiệm vụ thúc đẩy hợp tác với Trung Quốc

Tổng trị giá xuất nhập khẩu đạt trên 647 tỷ USD

Xuất khẩu phân bón sang Hàn Quốc tăng mạnh về lượng và kim ngạch

Xuất khẩu sắn và sản phẩm từ sắn đạt trên 950 triệu USD, Trung Quốc vẫn là thị trường tiêu thụ chính

Bộ Công Thương tìm giải pháp tăng xuất khẩu gạo sang Trung Quốc

Chuyên gia nêu 4 đề xuất quan trọng thúc đẩy phát triển toàn diện Khu thương mại tự do Đà Nẵng