Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Thứ ba 26/11/2024 09:46

Ngành gỗ “online hóa” xúc tiến thương mại

Do dịch Covid-19, từ năm 2020 đến nay, doanh nghiệp (DN) ngành gỗ đã và đang chủ động “online hóa” hoạt động xúc tiến thương mại, hướng tới mục tiêu đưa Việt Nam trở thành trung tâm sản xuất gỗ, nội thất hàng đầu thế giới.

Bà Dương Minh Tuệ - Ủy viên Ban chấp hành Hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ TP. Hồ Chí Minh (HAWA) - cho biết, tháng 3 và 4 hàng năm là thời điểm đặt hàng lớn nhất năm và đã trở thành điểm hẹn thường niên cho các nhà mua hàng quốc tế tại nhiều hội chợ lớn ở khu vực châu Á. Tuy nhiên, dịch bệnh đã khiến những sự kiện thường niên này không thể diễn ra.

Chế biến gỗ xuất khẩu

Khắc phục trở ngại này, từ năm 2020 HAWA đã liên kết với đối tác công nghệ, các hiệp hội gỗ địa phương tổ chức hội chợ, triển lãm online, giúp DN kết nối, tìm đối tác nhập khẩu ở khắp nơi trên thế giới. Hội này còn phối hợp cùng Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam xây dựng nền tảng triển lãm trực tuyến với tên gọi HOPE (www.hopefairs.com), giúp DN mở rộng cơ hội tiếp cận nhà mua hàng, khách hàng quốc tế. Kể từ khi ra mắt, nền tảng đã thu hút hơn 100 DN trong ngành tham gia, giới thiệu sản phẩm và gặt hái được thành công nhất định.

Ông Nguyễn Chánh Phương - Phó Chủ tịch HAWA - khẳng định: Sự ra đời của HOPE là nỗ lực lớn của HAWA trong việc đồng hành cùng DN ngành gỗ vượt qua khó khăn của dịch bệnh, đồng thời đa dạng hóa các hoạt động xúc tiến thương mại của ngành, vốn đã được HAWA thực hiện hiệu quả suốt nhiều năm qua.

Tiếp nối thành công này, tháng 4/2021 tới HAWA sẽ tổ chức Vietnam Furniture Matching Week với hình thức online, nhằm tận dụng tính năng và phát huy thế mạnh của nền tảng triển lãm trực tuyến www.hopefairs.com vào công tác kết nối giao thương.

Ông Nguyễn Chánh Phương cho biết, xuyên suốt Vietnam Furniture Matching Week, hàng loạt các hoạt động online, offline sẽ được triển khai nhằm giúp DN Việt Nam và nhà mua hàng quốc tế giải quyết bài toán giao thương trong bối cảnh Covid-19 vẫn đang cản trở công tác kết nối toàn cầu. Điểm nhấn trong chuỗi hoạt động của Vietnam Furniture Matching Week là sự kiện Furniture Sourcing Day diễn ra ngày 14/4 tại TP. Hồ Chí Minh với hơn 300 khách mời là nhà sản xuất, văn phòng đại diện, đơn vị cung ứng trong và ngoài nước, nhằm xây dựng cộng đồng kết nối giữa nhà sản xuất Việt Nam với các văn phòng đại diện và xúc tiến các quan hệ hợp tác lâu dài. Trong đó có những cái tên lớn trong ngành như Kingfisher, IKEA, Ashley, Rowico, Target, Carrefour Vietnam…

Thực tế cho thấy, năm 2020 bất chấp dịch bệnh ngành gỗ vẫn duy trì nhịp tăng trưởng. 2 tháng đầu năm, xuất khẩu (XK) gỗ và các sản phẩm gỗ đạt 2,44 tỷ USD, tăng mạnh 51% so với cùng kỳ năm trước. Ở thời điểm hiện tại, các DN gỗ đang “rủng rỉnh” đơn hàng đến hết giữa năm 2021. Chẳng hạn, Công ty TNHH SX-TM-XNK Thiên Minh đã có đơn hàng đến hết tháng 5/2021. Ông Trần Lam Sơn - Phó Tổng giám đốc Thiên Minh - cho biết, tình hình kinh doanh của DN vẫn ghi nhận sự tăng trưởng. Bên cạnh đó, tín hiệu từ thị trường cho thấy nhu cầu tiêu thụ sản phẩm gỗ ở các nước châu Âu, châu Mỹ vẫn đang sốt, do đó Thiên Minh tin rằng hoạt động XK của công ty sẽ tăng vượt mức 16 triệu USD đã đạt được trong năm 2020.

Tín hiệu tích cực này, cùng lợi thế của các Hiệp định thương mại tự do (FTA) cũng như sự chủ động trong việc xúc tiến thương mại bằng công nghệ, chuyển đổi số, các chuyên gia cho rằng, mục tiêu XK 14 tỷ USD của ngành gỗ trong 2021 là hoàn toàn khả thi.

Mai Ca

Tin cùng chuyên mục

Doanh nghiệp da giày chịu nhiều sức ép trong 'xanh hóa' sản xuất

Hàn Quốc đầu tư 6 tỷ USD vào ngành dệt may Việt Nam

Hội thảo ngành dệt may Việt Nam năm 2045: Nơi tăng trưởng xanh gặp năng suất

Doanh nghiệp dệt may bắt nhịp chuyển đổi số

Bộ Công Thương tiếp tục lấy ý kiến đóng góp cho Chiến lược phát triển ngành sữa

Tình hình quản lý, phát triển cụm công nghiệp tại tỉnh Lâm Đồng hiện nay ra sao?

Dồi dào đơn hàng, doanh nghiệp dệt may lại lo thiếu lao động

Cách nào phát triển thời trang Việt?

Sản xuất công nghiệp của Nam Định “chạy nước rút”

Bộ Công Thương dự kiến cắt giảm, đơn giản hoá nhiều thủ tục hành chính lĩnh vực công nghiệp nhẹ

Chính phủ giao Bộ Công Thương tăng cường đối thoại để triển khai Cơ chế CBAM

Giải pháp căn cơ cho ngành Công Thương 'chắc chân' trước biến động thị trường

Ngày 27/9, sẽ diễn ra Ngày hội Cotton Day Việt Nam 2024

Xung đột tại Bangladesh có làm chuyển hướng chuỗi cung ứng dệt may?

Phát triển thị trường ngách cho ngành dệt may: Cuộc chơi của các “ông lớn”

Ngành dệt may: Nâng cao năng suất, hóa giải sức ép chi phí nhân công

Dệt may Việt Nam có bao nhiêu thị trường xuất khẩu tỷ USD?

Doanh nghiệp dệt may lo đơn hàng, đơn giá quý IV/2024

Ứng phó với quy định mới tại EU: Doanh nghiệp dệt may lưu ý gì?

Doanh nghiệp dệt may kiến nghị “mềm hóa” quy tắc xuất xứ trong CPTPP