Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Thứ hai 25/11/2024 18:36

Ngành thép: Triển vọng tươi sáng trong năm 2024?

Dự báo năm 2024, lượng sản xuất và tiêu thụ thép có thể đạt 29 triệu tấn và 21,67 triệu tấn, lần lượt tăng 6,7% và 7,4% so với năm 2023.

Khởi sắc trong quý IV/2023

Theo nhận định của /chu-de/hiep-hoi-thep-viet-nam.topic (VSA), tiêu thụ thépxây dựng trong tháng 11 và 12/2023 đều tăng so với các tháng trước và đạt mức cao trong 20 tháng qua, tăng trưởng hơn 20-40% tùy mặt hàng.

Cụ thể, trong quý IV/2023, giá thép và sức mua đã khôi phục trở lại, giúp kinh doanh của nhiêu doanh nghiệp khả quan hơn. Điển hình như Tập đoàn Hòa Phát, tháng 12/2023, tập đoàn đã sản xuất 648.000 tấn thép thô, tăng 4% so với tháng trước.

Tiêu thụ các sản phẩm thép cuộn cán nóng (HRC), thép xây dựng và phôi thép đạt 760.000 tấn, tăng 7%. Trong số đó, thép xây dựng, thép chất lượng cao là 462.000 tấn, tăng 13% so với tháng 11 vừa qua.

Trong tháng cuối năm, thép xây dựng và thép chất lượng cao các loại ghi nhận mức cao nhất trong 20 tháng trở lại đây. Thị trường trong nước bao gồm cả khu vực dân dụng và dự án đầu tư công có tín hiệu khả quan hơn sau thời gian dài trầm lắng. Sản phẩm thép xây dựng Hòa Phát đã được sử dụng trong dự án sân bay quốc tế Long Thành, sân bay Điện Biên mở rộng, dự án cải tạo nâng cấp sân bay Tân Sơn Nhất, cao tốc Bắc – Nam…

Đối với thị trường xuất khẩu, Hòa Phát đã xuất khẩu 113.000 tấn thép xây dựng, thép chất lượng cao để làm thép rút dây, lõi que hàn. Thị trường xuất khẩu thép gồm 30 quốc gia vùng lãnh thổ như Canada, Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore, Australia, Sri Lanka.

Với Tổng công ty Thép Việt Nam (VnSteel), tính riêng trong tháng cuối năm, đơn vị này cũng đã bán trên 324.300 tấn, tăng 53% so với tháng trước và tăng 36% so với cùng kỳ năm 2022.

Sự phục hồi tốt từ thị trường thép đến từ việc thị trường bất động sản có dấu hiệu hồi phục trong quý IV/2023 và các dự án bất động sản sẽ đẩy mạnh mở bán trong năm 2024. Kéo theo nhu cầu tăng về nguyên vật liệu. Bên cạnh đó, các dự án đầu tư công trọng điểm sẽ đẩy mạnh quá trình xây dựng trong giai đoạn 2024-2025.

Vì thế, sự gia tăng đầu tư công trong những tháng cuối năm sẽ thúc đẩy nhu cầu tiêu thụ đối với ngành thép.

TS. Nguyễn Thị Quỳnh Hoa - đại diện Viện Nghiên cứu Chiến lược, Chính sách Công Thương (Bộ Công Thương) cho rằng, nhu cầu thép có thể tăng lên nhờ tăng cường giải ngân vốn đầu tư công, tuy nhiên, tỷ trọng tiêu thụ thép xây dựng trong đầu tư công là không nhiều và động lực thúc đẩy tăng trưởng thị trường thép phần lớn sẽ tới từ sự hồi phục của thị trường xây dựng dân dụng.

“Cửa sáng" phục hồi tăng trưởng trong năm 2024?

Bước sang năm 2024, nền kinh tế trong nước có dấu hiệu khởi sắc, cùng các chính sách thúc đẩy đầu tư công của Chính phủ, các bộ ngành.

Dự báo năm 2024, lượng sản xuất và tiêu thụ thép có thể đạt 29 triệu tấn và 21,67 triệu tấn, lần lượt tăng 6,7% và 7,4% so với năm 2023.

Nhu cầu thép kỳ vọng sẽ tăng mạnh trở lại khi đầu ra là thị trường bất động sản hồi phục từ năm 2024.

Theo báo cáo của CBRE, nguồn cung căn hộ dự kiến cải thiện kể từ năm 2024. Trong đó, nguồn cung căn hộ tại Hà Nội dự kiến tăng hơn 33% vào năm 2024, đạt mức 20.000 căn hộ và tại TP. Hồ Chí Minh nguồn cung đạt khoảng 12.000 căn (tăng 31%). CBRE cho rằng, nguồn cung căn hộ phục hồi sẽ tác động tích cực đến nhu cầu tiêu thụ thép xây dựng nội địa.

Trong báo cáo mới đây, Chứng khoán MB (MBS) dự báo trong năm 2024, giá thép xây dựng nội địa phục hồi lên mức 15 triệu VNĐ/tấn (tăng 8% so với năm 2023) nhờ đà tăng giá thép thế giới và nhu cầu ấm lên ở thị trường Việt Nam.

MBS cho rằng, nhờ các chính sách hỗ trợ có thể phục hồi thị trường bất động sản từ giữa năm 2024, nguồn cung căn hộ dự kiến tăng trưởng 20% so với cùng kỳ (theo dự báo của CBRE) sẽ đẩy mạnh nhu cầu và tác động tích cực đến giá thép nội địa.

Đối với thị trường xuất khẩu, nhu cầu phục hồi tại EU và Mỹ tác động tích cực đến sản lượng và giá tôn mạ xuất khẩu, giá thép xuất khẩu dự kiến tăng 9% trong năm 2024 giúp biên lợi nhuận gộp các doanh nghiệp xuất khẩu thép cải thiện.

Ông Phạm Quang Anh, Giám đốc Trung tâm thông tin Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) cho rằng. hiện nay Chính phủ đã và sẽ tiếp tục nỗ lực đẩy nhanh giải ngân đầu tư công trong năm 2023, nhất là trong những tháng cuối năm để tạo sự tăng trưởng đột phá.

Dự báo về thị trường thép 2024, TS. Nguyễn Thị Quỳnh Hoa cho rằng, trong thời gian tới, nếu Chính phủ, các bộ, ngành không có những chính sách đột phá hơn đối với thị trường bất động sản thì thị trường thép vẫn chưa thể bứt phá ngay, khả năng khó khăn vẫn kéo dài sang năm 2024 bởi nhu cầu sử dụng thép vẫn còn yếu.

Về phía các doanh nghiệp, TS. Nguyễn Thị Quỳnh Hoa cũng cho hay, trong thời gian tới, mỗi doanh nghiệp trong ngành sản xuất thép phải tăng cường tái cấu trúc doanh nghiệp, cơ cấu lại sản phẩm, hình thành chuỗi doanh nghiệp sản xuất sản phẩm sau thép

Về lâu dài, các doanh nghiệp thép Việt Nam cần phải hướng tới sản xuất xanh, bền vững và đầu tư nguồn lực về tài chính, công nghệ sản xuất các sản phẩm thép xanh, đáp ứng quy định về giảm phát thải carbon để giữ vững và mở rộng thị trường xuất khẩu.

Để nắm bắt tốt cơ hội trong hội nhập, các doanh nghiệp cần có giải pháp ứng phó với cơ chế điều chỉnh carbon qua biên giới của EU (CBAM) vừa thí điểm áp dụng giai đoạn chuyển tiếp từ ngày 1/10/2023 và thực hiện đầy đủ từ năm 2026.

Ngoài ra, các doanh nghiệp cần chủ động tìm hiểu thị trường, cải thiện năng lực pháp lý, nâng cao năng lực, nguồn lực tài chính, thực hiện công khai, minh bạch trong quản trị, minh bạch hệ thống sổ sách kế toán theo chuẩn quốc tế để hạn chế thấp nhất nguy cơ bị các nước mở điều tra và áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại.

Về phía Bộ Công Thương để hỗ trợ ngành thép hồi phục và phát triển, Bộ sẽ tiếp tục nghiên cứu, áp dụng phù hợp các biện pháp phòng vệ thương mại để bảo vệ thị trường ngành thép trong nước; cùng đó phối hợp với các hiệp hội, doanh nghiệp trong ngành để tận dụng cơ hội thị trường nội địa từ việc giải ngân vốn đầu tư công đối với các công trình giao thông, xây dựng lớn, từ đó thúc đẩy nguồn cung sản xuất trong nước.

Trong quý III/2024, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục đẩy nhanh tiến độ và hoàn thành xây dựng Chiến lược ngành thép giai đoạn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, làm cơ sở để phát triển ngành nhanh và bền vững.
Duy Anh
Bài viết cùng chủ đề: Giá thép hôm nay

Tin cùng chuyên mục

Sửa đổi Luật Hóa chất thúc đẩy phát triển bền vững, hướng tới kinh tế xanh

Hội thảo khoa học "Phục hồi và phát triển ngành đóng tàu TP. Hải Phòng"

Gợi ý cho Việt Nam nâng cao vị thế trong chuỗi giá trị toàn cầu

Doanh nghiệp Hàn Quốc muốn hợp tác chuyển giao công nghệ với doanh nghiệp Việt

Chấp thuận chủ trương đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp Trấn Yên

Khuyến công Bình Định hỗ trợ hiệu quả cho doanh nghiệp thiết kế bao bì, xây dựng điểm giới thiệu sản phẩm

Bài 4: Kỳ vọng thổi 'luồng sinh khí' mới vào nền kinh tế

Năm 2024, sản xuất công nghiệp của Nam Định dự kiến tăng 14,5%

Chấp thuận đầu tư gần 3.000 tỷ đồng vào khu công nghiệp Đồng Văn VI

Chấp thuận đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình II, Hà Nam

Khai giảng khóa đào tạo chuyên gia trong lĩnh vực thiết kế và sản xuất khuôn mẫu tại Hàn Quốc

Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024: Quy mô cực lớn, nhiều bất ngờ chờ đón

Hiệp hội Dệt may Việt Nam thông tin về lễ kỷ niệm 25 năm thành lập và hội nghị tổng kết 2024

Bài 3: Đại biểu Quốc hội 'hiến kế' để dự án về đích thành công

Bài 2: Bệ phóng để ngành công nghiệp chế tạo trong nước 'vươn tầm'

Tập đoàn Hoá chất Việt Nam mong muốn mở rộng thị trường tại Brazil

Tăng liên kết giữa FDI và doanh nghiệp nội địa để phát triển công nghiệp hỗ trợ

Bài 1: Công trình có tính biểu tượng, ý nghĩa chiến lược

AP Saigon Petro ra mắt máy thay nhớt tự động 3R dành cho xe máy

10 tháng năm 2024, nhà máy Z183 (Bộ Quốc phòng) đạt doanh thu gần 1.000 tỷ đồng