Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Chủ nhật 24/11/2024 23:31

Ngày hội của các dân tộc tỉnh Quảng Ninh

Tuần du lịch Quảng Ninh 2012 diễn ra từ ngày 24/4 đến 2/5 với chuỗi hoạt động hấp dẫn. Các hoạt động chính trong Tuần Du lịch được diễn ra tại khu vực trung tâm TP.Hạ Long, khu du lịch Bãi Cháy, khu du lịch Tuần Châu. Ngoài ra, còn có các hoạt động phụ trợ được tổ chức tại các trung tâm du lịch của tỉnh như: TP.Móng Cái, TP.Uông Bí, huyện Đông Triều, huyện Vân Đồn...

Màn múa rồng trong Lễ cấp sắc dân tộc Dao Thanh Y, Hoành Bồ được tái hiện trong lễ hội năm nay.

 - Carnaval Hạ Long được xác định là “xương sống” của Tuần Du lịch Hạ Long – Quảng Ninh. Càng đặc biệt hơn khi Carnaval năm nay được tổ chức gắn liền với Lễ đón nhận vịnh Hạ Long chính thức trở thành 1 trong 7 Kỳ quan thiên nhiên mới của thế giới.

Đặc biệt từ kịch bản, diễn viên...

Trao đổi với phóng viên Báo Công Thương, ông Hoàng Quốc Thái - Phó giám đốc Sở Văn hóa- Thể thao và Du lịch Quảng Ninh - cho biết, về không gian trình diễn trên sân khấu, không gian trên đường và không gian trên biển, “phom” chung vẫn như các mùa Carnaval trước. Nhưng từ ý tưởng kịch bản, chỉ đạo thực hiện, đến diễn viên đều do tỉnh Quảng Ninh dàn dựng, thực hiện.

Với chủ đề “Hội tụ và lan tỏa”, lễ hội sẽ là một trong những sự kiện nổi bật đầy ấn tượng của ngành du lịch Quảng Ninh. Đây còn là sự kiện đón nhận, vinh danh vịnh Hạ Long là 1 trong 7 Kỳ quan thiên nhiên mới của thế giới và cũng là dịp tỏ lòng tri ân của nhân dân các dân tộc trong tỉnh với bạn bè trong nước và khắp 5 châu. Lễ hội còn là dịp để giới thiệu, quảng bá thế mạnh cũng như tiềm năng của Quảng Ninh, một tiềm năng hiếm có về một vùng đất và con người như một “Việt Nam thu nhỏ”.

Điều đặc biệt là có sự tham gia của gần 4.000 diễn viên chuyên và không chuyên ở các huyện, thị xã, từ miền núi đến hải đảo, biên giới xa xôi. Các năm trước, diễn viên tỷ lệ 1/1 (một nửa diễn viên chuyên nghiệp và một nửa diễn viên không chuyên). Năm nay, tỷ lệ diễn viên chuyên nghiệp và không chuyên là 1/6 (1 diễn viên chuyên nghiệp thì 6 diễn viên không chuyên). Lực lượng từ trước đến nay chưa huy động là nhân dân các dân tộc ở các địa phương, các vùng văn hóa trong tỉnh đều góp mặt trong lễ hội này. Tất cả các huyện, thị xã, thành phố đều có người dân không chuyên tham gia, nơi thấp nhất là 30 người, nơi nhiều nhất là 200- 300 người. Làng chèo ở vùng Đông Triều, có tới hàng trăm người về diễn.

Đặc biệt có khoảng 300 nhà sư và 180 phật tử của Hội phật giáo tỉnh tham gia màn diễn múa hoa sen và múa chạy đàn. Ngoài ra còn nhiều màn trình diễn mang sắc màu đậm tính dân tộc và truyền thống như: Lễ rước tiên công “uống nước nhớ nguồn” của thị xã Quảng Yên; “cấp sắc - dân vũ” - trò chơi dân gian của người Dao huyện Hoành Bồ; múa rồng, tái hiện lễ hội Trần Quốc Nghiễn của TP.Hạ Long; tái hiện nét văn hóa dân gian của người Sán Dìu, lễ Đại Phan và cuộc đua chài của huyện Vân Đồn; nhảy “tắc xình”, múa “xúc tép” và lễ hội “cầu mưa” của người Sán Chỉ ở huyện Tiên Yên; múa Then cổ của người Tày ở Bình Liêu…

Tất cả việc trình diễn văn hóa dân gian đó đều được giữ nguyên bản sắc. Cả đạo cụ cũng đều là đồ dùng trong trang phục nghi lễ, kể cả làm những kiệu tre, những cây Thí Phan của người Sán Dìu để rước ông thần núi, đều được chuyển về nguyên bản. Nghĩa là không có can thiệp chuyên nghiệp vào các phần những giá trị văn hóa bản địa. Có khác chăng chỉ là việc các biên đạo giúp cho các giá trị văn hóa đó thể hiện ở một không gian khác (không gian đường phố thay vì không gian “thiêng” ở làng, ở bản).

Việc “tư vấn” bà con dân tộc mang những nghi lễ linh thiêng nhất về biểu diễn tại Carnaval đường phố có thể nói là bước chuyển đặc biệt quan trọng trong nhận thức của đồng bào các dân tộc Quảng Ninh.

“Các nhà chuyên môn khẳng định đây là một cách làm để “bảo tồn sống” các giá trị văn hóa bản địa tiêu biểu đã bị mai một hoặc đang có nguy cơ mai một”- ông Hoàng Quốc Thái nhấn mạnh.

Nhiều người đánh giá, Carnaval năm nay sẽ tạo được ấn tượng lạ cho người xem. Người dân vừa là chủ thể, vừa là khách thể của lễ hội, sẽ cùng được dịp chiêm ngưỡng những giá trị văn hóa dân gian tổng hợp của Quảng Ninh.

Tổ chức hoàn toàn từ nguồn xã hội hóa

Lễ hội năm nay còn một nét mới là Quảng Ninh huy động 100% nguồn xã hội hóa cho việc tổ chức.

 Màn kết hợp giữa khai mạc Carnaval cùng Lễ đón nhận vịnh Hạ Long trở thành Kỳ quan thiên nhiên mới của thế giới được coi như sự kiện “2 trong 1” nghiêm trang nhưng không kém phần hoành tráng. Để phần nghi lễ này không “khô”, tổng đạo diễn sử dụng tài năng của chuyên gia thiết kế Minh Hạnh và chuyên gia về pháo hoa người Pháp để làm chương trình, trong đó có màn pháo hoa nghệ thuật cùng những màn người mẫu trình diễn xen kẽ với sự xuất hiện của các quan chức. Nghệ thuật hóa sẽ làm cho nghi lễ đón nhận danh hiệu kỳ quan sinh động.

Được biết, Lễ đón nhận kỳ quan được lồng ghép với khai mạc Carnaval sẽ tiết kiệm được rất nhiều kinh phí.

Bên cạnh những màn Carnaval rực rỡ sắc màu trên đường phố và trên biển, tại khu du lịch Bãi Cháy, lễ hội còn được phụ họa bởi màn trình diễn ánh sáng laze tại Quảng trường Khu văn hóa thể thao Cột 3 - nơi có công trình hệ thống chiếu sáng trang trí ven bờ vịnh Hạ Long - tạo nên hiệu ứng hình ảnh đặc sắc thu hút du khách.

Tuần Du lịch Hạ Long - Quảng Ninh 2012 còn có sự tham gia của nhiều địa phương trong và ngoài nước như: Hà Nội; TP. Hồ Chí Minh và 5 tỉnh thuộc vùng duyên hải và kinh tế trọng điểm phía Bắc, đông bắc; các địa phương trong tổ chức Diễn đàn Du lịch Đông Bắc Á (EATOF); các tỉnh Quảng Tây, Quảng Đông; Hải Nam, Vân Nam (Trung Quốc)…

Ông Hà Quang Long - Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Ninh - cho biết: Ước tính trong tuần lễ hội Carnaval Hạ Long năm nay, mỗi ngày sẽ có khoảng 15.000 du khách tham dự. Trong khi đó, số lượng phòng nghỉ phục vụ cho lễ hội Carnaval có khoảng 12.000 phòng các loại. Trong đó, có khoảng 170 tàu du lịch có phòng nghỉ đêm trên vịnh và các nhà nghỉ, khách sạn tại các khu vực phụ cận như Uông Bí, Cẩm Phả, Vân Đồn. Để phục vụ nhu cầu phòng nghỉ của du khách trong tuần lễ Carnaval Hạ Long 2012, ban tổ chức đã phối hợp với Sở Công Thương, quản lý thị trường… yêu cầu các nhà nghỉ, khách sạn công khai, niêm yết giá thuê phòng để tránh tình rạng “chặt chém”.

Ông Nguyễn Công Thái - Phó trưởng Ban Quản lý vịnh Hạ Long:

Quảng Ninh có trên 451 chiếc tàu đủ điều kiện đón khách tham quan du lịch trên vịnh. Tất cả đều mang “đồng phục” màu trắng, cánh buồm nâu.

 Ban Quản lý vịnh Hạ Long cùng các ngành chức năng đã tổ chức sắp xếp hợp lý để đón tiếp khách tới thăm quan tăng đột biến trong dịp này, bảo đảm an toàn chu đáo, văn minh lịch sự, xứng với danh hiệu Kỳ quan thiên nhiên thế giới mới.

P.V

baocongthuong.com.vn

Tin cùng chuyên mục

TP. Hồ Chí Minh: Đón hơn 39,3 triệu lượt khách du lịch, thu gần 174.000 tỷ đồng

10 năm Quần thể danh thắng Tràng An là di sản thế giới-Bài 2: Cộng đồng 'hạt nhân' bảo tồn di sản

Sôi động các hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch Đồng bằng sông Cửu Long tại Quảng Ninh

10 năm Quần thể danh thắng Tràng An là di sản thế giới - Bài 1: Lực đẩy kinh tế Ninh Bình

Tàu biển tuyến Bắc Hải (Trung Quốc) - Hạ Long tiếp tục đưa 400 du khách đến với Quảng Ninh

Vĩnh Phúc: Du lịch âm nhạc 'hút' khách

Làng rau Trà Quế - Làng Du lịch tốt nhất thế giới năm 2024

Tiếp cận thị trường, thu hút khách du lịch Trung Quốc đến Việt Nam

Thêm đường bay thẳng từ Singapore: Phú Quốc ngày càng hấp dẫn với khách quốc tế và chuyên gia nước ngoài

Lai Châu: Sắp diễn ra Lễ hội PuTaLeng huyện Tam Đường “Về miền đỗ quyên”

Quảng Ninh và hành trình khôi phục du lịch 'thần tốc' dịp cuối năm

Thành phố Đà Lạt ‘chạy nước rút’ chỉnh trang đô thị, chào mừng Festival Hoa lần thứ X – năm 2024

Nhiều vấn đề cần cải thiện để ngành Du lịch tỉnh Khánh Hoà phát triển

Lào Cai: Sắp diễn ra Festival Bắc Hà 'Nghiêng say mùa Đông'

Ninh Bình lên kế hoạch đón khách du lịch dịp Tết Nguyên đán 2025

Hoàng Kim Group ra mắt mảng dịch vụ du lịch gia đình

Bay dù lượn: Cần được kiểm soát chặt, phòng tránh các rủi ro

Du khách nô nức ‘check-in’ thiên đường hoa dã quỳ ở núi lửa Chư Đang Ya, Gia Lai

Khai mạc Tuần lễ hoa dã quỳ - Núi lửa Chư Đang Ya năm 2024 ở Gia Lai

Du lịch Bình Thuận và lộ trình xanh hóa đến phát triển bền vững