Ông Phan Văn Bản - Chủ tịch Công đoàn Công Thương Việt Nam trúng cử Ủy viên Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐVN Công đoàn Công Thương Việt Nam: Đáp ứng yêu cầu hoạt động trong tình hình mới |
Báo cáo của Công đoàn Công Thương Việt Nam cho thấy, hiện đang trực tiếp quản lý và chỉ đạo 15 công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở và 502 công đoàn cơ sở; trong đó 338 công đoàn cơ sở trực thuộc công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở; 124 công đoàn cơ sở trực thuộc công đoàn ngành, với 139.481 đoàn viên trên tổng số 148.110 lao động; trong đó lao động nữ là 43.809, chiếm 29,6%.
Ban Chấp hành Công đoàn Công Thương Việt Nam nhiệm kỳ 2023 - 2028 |
Theo đánh giá chung, đội ngũ công nhân viên chức lao động ngành Công Thương được đào tạo cơ bản. Công nhân, người lao động tại các doanh nghiệp có trình độ tay nghề cao, có khả năng thích ứng quản lý các công nghệ và thiết bị hiện đại, đáp ứng yêu cầu công việc trong tình hình mới, có nhiều đóng góp quan trọng vào sự phát triển chung của ngành…
Năm 2023, tuy gặp nhiều khó khăn nhưng Công đoàn Công Thương Việt Nam đã bám sát sự lãnh đạo, chỉ đạo của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Bộ Công Thương, phát huy tinh thần đoàn kết, chủ động trong công tác chỉ đạo, điều hành. Xác định rõ nhiệm vụ trọng tâm, trọng điểm tập trung chỉ đạo, triển khai nhiều việc làm mới, sáng tạo, với nhiều giải pháp phù hợp; đổi mới nội dung, hình thức hoạt động, hướng mọi hoạt động về cơ sở, vì đoàn viên và người lao động; kịp thời quan tâm, chăm lo bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng cho đoàn viên, công nhân viên chức lao động.
Trong đó nổi bật là: Tập trung chỉ đạo công tác đại hội công đoàn các cấp, tổ chức Đại hội IV Công đoàn Công Thương Việt Nam; làm tốt công tác chăm lo bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động thông qua Chương trình “Tết Sum vầy”, tổ chức thăm hỏi, tặng quà công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn nhân dịp Tết Nguyên đán, các hoạt động trong Tháng Công nhân, Tháng đền ơn đáp nghĩa; chăm lo, hỗ trợ đoàn viên...; tuyên truyền sâu rộng nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nghị quyết của công đoàn các cấp tới đông đảo đoàn viên, người lao động.
Các phong trào thi đua được triển khai hiệu quả, thu hút đông đảo đoàn viên, công nhân viên chức lao động tích cực hưởng ứng, tạo động lực phấn đấu trong từng đoàn viên, công nhân viên chức lao động, góp phần hoàn thành nhiệm vụ chính trị của từng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và của ngành.
Công tác phát triển đoàn viên, thành lập công đoàn cơ sở được chú trọng; nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của công đoàn cơ sở. Tích cực tham gia xây dựng Đảng, chính quyền các cấp trong sạch vững mạnh; công tác nữ công được quan tâm đẩy mạnh; chất lượng công tác kiểm tra, giám sát của các cấp công đoàn được nâng lên; công tác tài chính, tài sản công đoàn triển khai thực hiện đảm bảo theo quy định của Nhà nước và của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.
Với nhiều nỗ lực, năm 2023, các cấp công đoàn ngành Công Thương đã triển khai đầy đủ, kịp thời chế độ chính sách về an sinh xã hội; giám sát hoặc tham gia giám sát việc thực hiện pháp luật lao động, chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, tiền lương, tiền thưởng...
Việc làm của đoàn viên, người lao động trong ngành được duy trì, thu nhập ổn định, điều kiện lao động, chế độ chính sách cơ bản được đảm bảo. Thu nhập bình quân của lao động khối doanh nghiệp trong ngành ước đạt từ 6,5 - 10,5 triệu đồng/người/tháng. Trong năm 2023, toàn ngành không xảy ra tranh chấp lao động dẫn đến ngừng việc tập thể.
Thời gian tới, đoàn viên và người lao động ngành Công Thương mong muốn Đảng, Nhà nước tiếp tục quan tâm đến các chính sách an sinh xã hội đối với đoàn viên, người lao động; giúp doanh nghiệp, đơn vị phát triển ổn định, bền vững để người lao động có việc làm thường xuyên, tăng lương đúng lộ trình, thu nhập ổn định, được học tập nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp, các quyền, lợi ích hợp pháp được đảm bảo, đời sống văn hóa tinh thần được quan tâm...