Ngày này năm xưa 31/1: Bổ sung quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn đập thuỷ điện |
Chuyên mục “Ngày này năm xưa” trên Vuasanca tổng hợp, giới thiệu những sự kiện trong nước và ngành Công Thương; sự kiện về Chủ tịch Hồ Chí Minh và các sự kiện quốc tế ngày 1/2.
Sự kiện trong nước và ngành Công Thương
Ngày 1/2/1997, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Pháp lệnh số 01/1997/PL-UBTVQH9 về việc sửa đổi một số điều của pháp lệnh thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao.
Ngày 1/2/2005, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 29/2005/QĐ-TTg về việc chuyển Tổng công ty Giấy Việt Nam sang hoạt động theo mô hình Công ty mẹ-Công ty con.
Chuyển đổi mô hình hoạt động Tổng Công ty Giấy sang mô hình côn ty Mẹ- công ty Con |
Ngày 1/2/2005, Bộ trưởng Bộ Thương Mại ban hành Quyết định số 0161/2005/QĐ-BTM ban hành quy chế bảo vệ bí mật nhà nước trong ngành thương mại.
Ngày 1/2/2005, Bộ Thương mại ban hành thông báo số 0186/TM-DM hướng dẫn việc giao và thực hiện hạn ngạch hàng dệt may
Ngày 1/2/2010, Bộ Công Thương ban hành Quyết định số 0623/QĐ-BCT về việc cổ phần hóa Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam.
Tổng Công ty Xăng dầu Việt Nam chuyển đổi hoạt động theo mô hình cổ phần |
Ngày sinh Sương Nguyệt Anh năm 1864: Sương Nguyệt Anh sinh ngày 1 tháng 2 năm 1864. Bà là nhà thơ, nhà báo, là người phụ nữ đầu tiên của Việt Nam đảm nhiệm vai trò chủ bút của một tờ báo. Tờ báo do bà chủ bút là tờ Nữ giới chung cũng là tờ báo đầu tiên dành cho phụ nữ của Việt Nam.
Ngày sinh Nguyễn Phong Sắc năm 1902: Nguyễn Phong Sắc sinh ngày 1 tháng 2 năm 1902, mất năm 1931. Ông là chí sĩ cách mạng Việt Nam. Nguyễn Phong Sắc là một trong những thành viên đầu tiên của Chi bộ Cộng sản Bắc Kỳ và Ủy viên Ban chấp hành Trung ương đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Ngày sinh Nguyễn Văn Trỗi năm 1940: Nguyễn Văn Trỗi sinh ngày 1 tháng 2 năm 1940. Anh là chiến sĩ cách mạng, là người tiến hành vụ ám sát nhằm vào phái đoàn quân sự cao cấp do Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Robert McNamara và đại sứ Henry Cabot Lodge, Jr. đến thăm Việt Nam Cộng hòa vào tháng 5 năm 1964.
Nguyễn Văn Trỗi cùng đồng đội không may bị giặc bắt khi đang chuẩn bị bom để ám sát McNamara. Anh bị chính quyền ngụy quyền phán tử hình. Có một nhóm quân du kích cách mạng chống Mỹ tại Venezuela khi biết tin đã đề nghị thả tự do cho Nguyễn Văn Trỗi, thông qua việc trao đổi con tin là 1 sĩ quan Mỹ bị bắt tại Caracas, tuy nhiên chính quyền Nguyễn Khánh đã nuốt lời, xử bắn anh Trồi trước sự chứng kiến của nhiều nhà báo quốc tế.
Đài phát thanh Giải phóng chính thức hoạt động năm 1962
Ngày 1 tháng 2 năm 1962, tại cánh rừng Căn cứ Mã Đà, thuộc Chiến khu D, Đài phát thanh Giải phóng chính thức phát sóng buổi đầu tiên trên nền nhạc của ca khúc “Giải phóng miền Nam”. Đây là cơ quan ngôn luận trực thuộc Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam
Kể từ đây, tiếng nói của Đài phát thanh Giải phóng đã trở thành nguồn cổ vũ tinh thần to lớn cho quân và dân miền Nam, góp phần quan trọng vào thắng lợi chung của dân tộc trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.
Một loạt chiến sĩ cách mạng bị xử tử hình năm 1968
Ngày 1 tháng 2 năm 1968, sau sự kiện nổi dậy tết Mậu Thân, một loạt chiến sĩ cách mạng Việt Nam bị chính quyền Việt Nam Cộng hòa thủ tiêu, xử tử hình. Có thể kể đến một số cái tên như Lê Thị Riêng, Nguyễn Minh Hoàng, Trần Văn Kiểu, Nguyễn Văn Lém…Cũng vào ngày này, những tư liệu về việc tên tổng giám đốc cảnh sát quốc gia ngụy quyền Nguyễn Ngọc Loan trực tiếp hành hình anh Nguyễn Văn Lém đã được ghi lại, làm người dân Mỹ phẫn nộ, đẩy phong trào phản chiến tại Mỹ lên cao trào.
Ngày 1/2/1965, Đại đội 13 pháo binh Vĩnh Linh bắn chìm chiếc tàu biệt kích đầu tiên của Mỹ Ngụy, mở đầu bảng vàng lập công, đánh bại cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc bằng hải quân của đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai của chúng.
Nhà thơ Nam Trân, tên thật là Nguyễn Học Sĩ, sinh năm 1907, quê tỉnh QUảng Nam qua đời ngày 1/2/1967 tại Hà Nội. NĂm 1939 ông cho ra mắt bạn đọc tập thơ đầu tay Huế đẹp và thơ.
Sau cách mạng tháng 8, ông tham gia kháng chiến tại quê nhà. Năm 1956, Nam Trân về công tác tại Viện Văn học, phụ trách tiểu ban dịch tập thơ chữ Hán Nhật ký trong tù của Hồ Chí Minh ra tiếng Việt. Ông còn là người chủ trì dịch thơ Đường (năm 1962) và là người duyệt cuốn thơ Tống(năm 1968). Về phương diện dịch thuật, Nam Trân có nhiều đóng góp quý báu. Phần lớn những bản dịch của ông đều được bạn đọc ưa thích.
Nguyễn Đình Thạc - nhà văn, bút danh Như Phong, sinh ngày 25/10/1917 tại Hà Tây. Năm 1937, ông tham gia hoạt động bí mật, rồi từ năm 1943 vận động thành lập Hội văn hóa Cứu quốc và được bầu vào Ban chấp hành Hội. Về sau, lần lượt các nhiệm vụ: Ủy viên Đảng đoàn Hội Văn nghệ Việt Nam, ủy viên Ban Biên tập Báo Nhân dân, ủy viên Thường vụ Hội Nhà văn Việt Nam, Giám đốc Nhà xuất bản Văn học. Ông mất ngày 1/2/1985 hưởng thọ 68 tuổi.
Sự kiện thế giới
Ngày 1/2/1946: Hungaria tuyên bố là nước cộng hòa
Ngày 1/2/1946, Chính trị gia người Na Uy Trygve Lie được bầu là Tổng thư ký đầu tiên của Liên hợp quốc.
Ngày 1/2/1958, Nước Cộng hoà A-rập Thống nhất ra đời dựa trên sự hợp nhất của Aicập và Syria.
Ngày 1/2/1968, Nauru, một hòn đảo nằm ở Thái Bình Dương, giành được độc lập.
Ngày 1/2/1971, 18 quốc gia và các tổ chức quốc tế nhóm họp ở Ramsar, Iran đã nhất trí thông qua Hiệp ước Ramsar về Bảo vệ Môi trường Biển. Hiệp ước này đã thúc đẩy sự hợp tác quốc tế về bảo vệ sự cân bằng sinh thái, đặc biệt là ở những vùng đất ẩm.
Thành lập Hollywood năm 1887:Hollywooywood thành lập vào ngày 1 tháng 2 năm 1887, là một khu đất tư nhân thuộc sở hữu của ông Henderson Wilcox. Ông này cũng là người đã thiết kế quy hoạch Hollywood, sau đó phân lô bán đất.
Ngày sinh Boris Yeltsin năm 1931: Boris Nikolaevich Yeltsin sinh ngày 1 tháng 2 năm 1931. Ông là chính trị gia Nga và Liên Xô, là tổng thống đầu tiên của Nga. Yeltsin nổi tiếng với tư tưởng “Tây hóa” và thường xuyên ủng hộ phương Tây trong nhiều vấn đề quốc tế, và cũng hay bổ nhiệm nhiều người thân phương Tây.
Yeltsin được cho là người chịu trách nhiệm cho sự bất ổn của Nga những năm cuối thế kỷ XX. Ông này còn là người nghiện rượu, thậm chí từng say xỉn trong các chuyến công du nước ngoài hay trong các cuộc điện đàm cấp nguyên thủ quốc gia.
Phi thuyền Columbia phát nổ khi đang trở về trái đất năm 2003: Thảm họa phi thuyền con thoi Columbia xảy ra ngày 1 tháng 2 năm 2003, ngay trước khi nhiệm vụ lần thứ 28 kết thúc. Lúc này, trên bầu trời Texas và Louisiana tàu Columbia đang trở về khí quyển trái đất thì bất ngờ phát nổ. Toàn bộ phi hành đoàn 7 người bị thiệt mạng.
Lời Bác Hồ dạy Ngày này năm xưa 1/2:
“Nhà nào cũng có cửa, có buồng, có hòm, có khoá, để phòng ngừa kẻ gian giảo, để giữ gìn của cải do mình khó nhọc làm ra. Giữ nhà phải cẩn thận như vậy. Giữ nước càng phải cẩn thận hơn” . (Bài: Phải giữ bí mật của nhà nước, Báo Nhân dân,
Là lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh viết trong bài: Phải giữ bí mật của nhà nước, đăng trên Báo Nhân dân, ngày 1/2/1956. Đây là giai đoạn mà toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta đang ra sức khôi phục, hàn gắn vết thương chiến tranh ở miền Bắc, và đấu tranh thống nhất nước nhà. Trong bối cảnh chủ nghĩa đế quốc, thực dân vẫn đang tìm mọi cách để phá hoại cách mạng Việt Nam, trong đó có việc sử dụng tình báo để lấy cắp thông tin bí mật của Đảng, Nhà nước ta.
Chủ tịch Hồ Chí Minh muốn khẳng định, những bí mật nhà nước về chính trị, kinh tế, quốc phòng… là tài sản quan trọng, có liên quan đến vận mệnh quốc gia, đến sự mất còn của dân tộc và bảo vệ bí mật Nhà nước là trách nhiệm của mọi công dân.
Do đó, Hồ Chí Minh nhắc nhở mọi người phải cẩn thận trong tất cả các công việc, từ việc nhỏ đến việc lớn, đặc biệt là những việc liên quan đến bí mật của Nhà nước. Có như vậy, mới làm địch không thể đánh cắp được các văn kiện bí mật của ta và đó cũng là một cách để bảo vệ thành quả cách mạng, để giữ nước.
Lời dạy trên của Chủ tịch Hồ Chí Minh, giúp cho mỗi người Việt Nam yêu nước nâng cao tinh thần cảnh giác cách mạng, rèn luyện tính tổ chức, tính kỷ luật và sự ngăn nắp trong công việc cũng như trong cuộc sống hàng ngày. Dù làm việc gì cũng phải chu đáo cẩn thận, những việc liên quan đến lợi ích của quốc gia, dân tộc thì càng phải cẩn thận, chu đáo, tỷ mỉ hơn.
Lời dạy trên của Hồ Chí Minh càng có ý nghĩa quan trọng đối với quân đội nhân dân Việt Nam. Thực hiện lời dạy của Người, mỗi quân nhân, mỗi cơ quan đơn vị đã và đang làm tốt công tác phòng gian, giữ bí mật, bảo đảm an toàn tuyệt đối bí mật quân sự và bí mật quốc gia. Trong tình hình hiện nay, trước sự phát triển của công nghệ thông tin, nguy cơ bị lộ, lọt hoặc bị đánh cắp bí mật quân sự, bí mật quốc gia càng trở thành vấn đề cấp bách hơn bao giờ hết. Vì vậy mỗi cán bộ, chiến sĩ phải nghiêm chỉnh chấp hành các quy định của Đảng, Nhà nước, quân đội về bảo mật thông tin, ngăn chặn việc lộ, lọt thông tin, nâng cao tinh thần cảnh giác cách mạng mọi lúc, mọi nơi, không để cho kẻ địch có cơ hội lấy cắp những thông tin của cá nhân, của đơn vị, của quân đội và Nhà nước. Mặt khác, cần xử lý nghiêm mọi hành vi vì lợi ích cá nhân mà cố tình cung cấp bí mật quân sự cho đối phương.1/2/1956).