Ngày này năm xưa 2/10: Thủ tướng ký quyết định về ngày truyền thống ngành Công Thương
Bạn đã biết ngày 2/10 có những sự kiện nào đặc biệt của ngành Công nghiệp, thương mại và cũng như các sự kiện trong nước, quốc tế quan trọng khác hay chưa? Tham khảo bài viết và ghi chú những thông tin cần thiết để không bỏ lỡ những sự kiện quan trọng trong ngày 2/10.
Ảnh minh hoạ |
* Sự kiện trong nước
- Ngày 2/10/2008, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 1418/QĐ-TTg lấy ngày 14-5 là ngày truyền thống của ngành Công thương Việt Nam. Ngày 14/5/1951, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 21/SL đổi tên Bộ Kinh tế thành Bộ Công thương, trải qua 66 năm mặc dù tổ chức của ngành có những thay đổi nhưng các thế hệ cán bộ, viên chức, người lao động ngành Công thương Việt Nam đã nỗ lực phấn đấu hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ chính trị của Đảng, Nhà nước qua các thời kỳ lịch sử; có nhiều đóng góp quan trọng trong công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước cũng như trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước…
Ngành Công Thương Việt Nam đã có lịch sử hình thành và phát triển rất sớm, điển hình như: Than Việt Nam từ năm 1837, Điện Việt Nam từ năm 1894, Dệt Nam Định từ năm 1890, Bia Hà Nội từ năm 1890 và một số cơ sở công nghiệp và thương mại khác...
Ngày 28 tháng 8 năm 1945, Chính phủ Lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đã ra Tuyên cáo của Chính phủ và kèm theo có nội các Thống nhất Quốc gia, với các Bộ tương ứng, trong đó có Bộ Kinh tế quốc gia. Bộ Kinh tế quốc gia bao gồm nhiều ngành kinh tế, trong đó có các chuyên ngành công nghiệp và thương mại Việt Nam.
Ngày 14 tháng 5 năm 1951, Chủ tịch Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ra Sắc lệnh số 21-SL đổi tên Bộ Kinh tế thành Bộ Công Thương.Quốc hội khoá I của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, trong phiên họp lần thứ 5 ngày 20 tháng 9 năm 1955 đã ra Nghị quyết "Bộ Công Thương nay phân ra hai bộ: Bộ Công nghiệp và Bộ Thương nghiệp". Từ đó đến năm 2007, sau các lần điều chỉnh tổ chức của Bộ Công nghiệp và Bộ Thương nghiệp thành các Bộ chuyên ngành với tên gọi khác nhau. Năm 2007, Bộ Công Thương được thành lập trên cơ sở hợp nhất hai Bộ: Công nghiệp và Thương mại, quản lý đa ngành, đa lĩnh vực (theo Nghị quyết số 01/2007/QH12 ngày 31 tháng 7 năm 2007 của Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XII, kỳ họp thứ nhất; Nghị định số 189/2007/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ).
Như vậy, Bộ Công Thương được chính thức thành lập lần đầu tiên theo Sắc lệnh số 21-SL ngày 14 tháng 5 năm 1951 của Chủ tịch Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà (nay là Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam).
- Ngày 2/10/2021, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành ký Quyết định 1659/QĐ-TTg ngày 2/10/2021 phê duyệt Đề án “Nâng cao năng lực về phòng vệ thương mại trong bối cảnh tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới”.
- Ngày 2/10/2018 - 2 mẫu ô tô VinFast Lux ra mắt tại Paris Motor show. Chỉ một năm sau lễ khởi công tổ hợp nhà máy sản xuất, hai mẫu xe sedan Lux A2.0 và SUV Lux SA2.0 của VinFast đã chính thức ra mắt đầy ấn tượng tại triển lãm Paris Motor Show 2018. Đây là lần đầu tiên thương hiệu ô tô Việt xuất hiện tại triển lãm ô tô danh giá nhất thế giới, cùng với sự góp mặt của các hãng xe nổi tiếng đã có hàng chục, hàng trăm năm lịch sử đến từ Đức, Nhật Bản, Pháp, Anh,…
- Ngày 2/10/1936, tuyến đường sắt xuyên Đông Dương chính thức khánh thành. Tuyến đường sắt này bắt đầu được khởi công xây dựng năm 1898. Ngày 1/10/1936, mối đường ray cuối cùng nối liền tuyến đường xe lửa xuyên Đông Dương đã được đặt, để một ngày sau, chuyến tàu hỏa đầu tiên xuất phát từ Hà Nội đi TP Hồ Chí Minh.
-Ngày 2-10-1972, cố Bộ trưởng Bộ Công an Trần Quốc Hoàn đã ký Quyết định số 1117/CA/QĐ thành lập “Ban nghiên cứu và tổ chức sử dụng máy tính điện tử vào công tác Công an” gọi tắt là Ban máy tính, chính là tiền thân của lực lượng Công nghệ thông tin CAND ngày nay.
- Ngày 2/10/1996, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định 1271-TTg lấy ngày 2/10 là Ngày Khuyến học Việt Nam với mục đích “khuyến học, khuyến tài, xây dựng cả nước trở thành một xã hội học tập".
- Ngày 2/10/2019, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1269/QĐ-TTg về việc Thành lập Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia
- Ngày 2/10/1972, Ngày truyền thống lực lượng Tin học Công an Nhân dân
- Ngày 2/10 là Ngày Truyền thống của ngành Địa chất Việt Nam
- Ngày 2/10/1496, ngày mất của Lương Thế Vinh, trạng nguyên, nhà toán học, nhà Phật học, nhà thơ người Việt Nam.
- 2/1-/1988, Ngày mất của Bác sĩ Trần Duy Hưng – Cố Chủ tịch uỷ ban hành chính thành phố Hà Nội (tháng 8-1945), Thứ trưởng Bộ Nội vụ (Năm 1947), Thứ trưởng Bộ Y tế (tháng 6-1954).
- Ngày 2/10/1980, Đặng Thái Sơn đã được giải nhất trong cuộc thi Pianô quốc tế mang tên Sôpanh lần thứ 10 tổ chức tại Vácsava (Ba Lan).
Ngày 2/10/1936, tuyến đường sắt xuyên Đông Dương chính thức khánh thành |
* Sự kiện quốc tế
- Ngày 2/10/1952, Hội nghị hòa bình châu Á và Thái Bình Dương khai mạc tại Bắc Kinh (Trung Quốc). Hội nghị được tổ chức nhằm tăng cường tình đoàn kết giữa nhân dân các nước châu Á và Thái Bình Dương, đẩy mạnh phong trào bảo vệ hòa bình ở khu vực, đề cao độc lập dân tộc, bảo vệ hòa bình. Hội nghị đòi chấm dứt chiến tranh ở Triều Tiên, Việt Nam, Lào, Campuchia, Malaixia...
- Ngày 2/10 hằng năm cũng là ngày Quốc tế Không bạo động. Ngày Quốc tế Không bạo động là một ngày do Liên Hợp Quốc đặt ra để cổ vũ cho hòa bình toàn cầu, tránh dùng bạo lực.
- Ngày Quốc tế Bất bạo động được thế giới kỷ niệm đúng ngày sinh của lãnh đạo phong trào độc lập Ấn Độ Mahatma Gandhi.
- Ngày 2/10/1941, Chiến tranh Thế giới lần thứ 2 bắt đầu bằng việc Quân đội Đức bắt đầu tiến hành một cuộc tiến công tổng lực nhằm vào thủ đô Moskva của Liên Xô.
* Kỷ niệm về Bác Hồ
- Ngày 2/10/1961 tại cuộc họp của Bộ Chính, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gửi lời nhắn nhủ “Phải lấy được lòng dân”. Đây là sự thể hiện nhất quán quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về việc phải luôn luôn lấy dân làm gốc, phải thấy được sức mạnh vô địch từ nhân dân: “Dễ trăm lần không dân cũng chịu/ Khó vạn lần dân liệu cũng qua”. Đây cũng là đặc trưng tiêu biểu về bản chất của Quân đội ta – quân đội cách mạng, từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu.
- Ngày 2/10/1928, Nguyễn Ái Quốc gửi bài “Chủ nghĩa tư bản Đế quốc Pháp ở Đông Dương” tới tạp chí Thư tín quốc tế. Bài viết đưa ra một bức tranh sinh động về tình hình Đông Dương dưới sự cai trị của Đế quốc Pháp, trong đó có những thông tin quan trọng như tình hình kinh tế, tích lũy tư bản, lợi nhuận của các hãng buôn thuộc địa, công nghiệp hóa thuộc địa, chiếm đoạt ruộng đất, độc quyền tư bản và hoạt động kinh doanh, đầu sỏ tài chính, đối kháng thực dân, sự bóc lột người An Nam và vô sản hóa, lao động khổ sai người bản xứ…
- Ngày 2/10/1950, Báo Sự thật số 143 đăng toàn văn bức thư Bác Hồ gửi tới các cháu nhi đồng toàn quốc nhân dịp Tết Trung thu. Trong thư, Bác động viên các cháu nhi đồng học tập tiến bộ, tinh thần hăng hái vui vẻ vì biết rằng quân giặc không thể ăn cướp ông trăng Trung thu và hẹn cùng các cháu nhi đồng toàn quốc tổ chức những cái Tết Trung thu sướng vui khi đất nước sạch bóng quân thù.
- Ngày 2/10/1964, Báo Nhân dân số 3837 đăng thư Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi Hội nghị đại biểu hội Phật giáo thống nhất Việt Nam. Qua thư, Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi lời hỏi tham các vị đại biểu và toàn thể tăng ni, tín đồ Phật giáo; động viên lực lượng tôn giáo tiếp tục góp công, góp sức cùng toàn dân xây dựng miền Bắc giàu mạnh và đấu tranh thực hiện hòa bình thống nhất nước nhà.
- Ngày 2/10, tại Bắc Kinh, Chủ tịch Hồ Chí Minh gặp mặt thân mật Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Triều Tiên, Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa nhân dân Triều Tiên Kim Nhật Thành, nhân dịp hai Chủ tịch sang dự Quốc khánh lần thứ 10 nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa.
*Sự kiện hôm nay:Lễ trao Giải báo chí về phát triển văn hóa và xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh lần thứ V - năm 2022
Lễ trao Giải báo chí về phát triển văn hóa và xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh lần thứ V - năm 2022 thuộc chuỗi sự kiện kỷ niệm 68 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (tel:10/10/1954 -10/10/2022) sẽ được tổ chức trang trọng, tiết kiệm, hiệu quả, tạo hiệu ứng tích cực và sự lan tỏa sâu rộng trong cán bộ, đảng viên và nhân dân.
Lễ trao giải diễn ra vào 20h ngày 2-10-2022 tại Hoàng thành Thăng Long, dự kiến có khoảng 500 đại biểu tham dự. Tại lễ trao giải, bên cạnh việc trao thưởng cho những tác phẩm, tác giả đoạt giải và các tiết mục văn nghệ, Ban tổ chức sẽ phát phóng sự định hướng phát triển văn hóa Thủ đô, 5 năm tổ chức Giải báo chí về phát triển văn hóa và xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh và kết quả tổ chức thực hiện giải lần thứ V - năm 2022.
Lễ trao giải được tổ chức nhằm ghi nhận, tôn vinh các tác giả, nhóm tác giả có tác phẩm báo chí xuất sắc tiêu biểu, các tập thể, cá nhân có nhiều đóng góp trong hoạt động tuyên truyền về phát triển văn hóa, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh. Qua đó, sự kiện còn động viên, khuyến khích các nhà báo, cán bộ, đảng viên và nhân dân, các cơ quan, địa phương, đơn vị ngày càng tích cực tham gia, hưởng ứng giải trong các năm tiếp theo. Tại buổi lễ này, Vuasanca vinh dự có 3 tác phẩm dự thi và có 2 tác phẩm đoạt giải.