Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Chủ nhật 24/11/2024 07:30

Nghệ An: Doanh nghiệp đến trường "săn" lao động

"Tốt nghiệp xong, có việc ngay" là những đảm bảo được các doanh nghiệp đưa ra đối với các trường đại học, trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Thậm chí hiện nay, nhiều doanh nghiệp còn bỏ công xuống tận trường "săn" lao động ngay khi sinh viên còn chưa tốt nghiệp.

Nhu cầu rất lớn

Vài năm trở lại đây, công ty cổ phần chăn nuôi Mavin ở KCN Nam Cấm (Nghệ An) - một trong những công ty chuyên sản xuất thức ăn gia súc, gia cầm và thuỷ sản đã cộng tác với khoa nông lâm của Đại học Kinh tế Nghệ An để tìm kiếm nguồn bổ sung kỹ sư có tay nghề mỗi năm.

Sinh viên trường Đại học kinh tế Nghệ An tham gia tư vấn tuyển dụng lao động.

Theo bà Đậu Thi Mỹ Linh – đại diện công ty Cổ phần chăn nuôi Mavin, thời điểm này công ty đang tuyển dụng 20 kỹ sư chăn nuôi heo nái, 20 kỹ sư chăn nuôi heo thịt và tuyển dụng nhân viên hỗ trợ chăn nuôi, nhân viên thống kê, nhân viên bảo trì nên có thể nói cơ hội việc làm của sinh viên là rất lớn. Trước mắt nếu các em đủ điều kiện chúng tôi sẽ cho các em thử việc trong 3 tháng và sau khi hoàn thành thời gian này, chúng tôi sẽ xem xét để tuyển dụng lâu dài. Thường thì nếu các em được đào tạo, chăm chỉ thì cơ hội là rất lớn và chúng tôi thường tuyển dụng dựa trên các tiêu chí như đam mê, biết giải quyết công việc. Còn nếu chuyên môn các bạn chưa thạo thì chúng tôi sẽ đào tạo miễn phí. Trong đó, ngoài kiến thức từ trường, sinh viên được bổ sung nhiều môn học giúp làm quen với những kỹ năng cần thiết cho công việc sau này ở chính doanh nghiệp…”

Tương tự, Bà Nguyễn Thị Thu Hiền – Phòng nhân sự Công ty TNHH thức ăn chăn nuôi đặc khu Hope Nghệ An chia sẻ, doanh nghiệp thường chọn những sinh viên có nhu cầu thực sự, đáp ứng được yêu cầu đặt ra của công ty. Chúng tôi sẽ ưu tiên những sinh viên có kinh nghiệm, có mong muốn được gắn bó lâu dài với công ty. Sinh viên tốt nghiệp được công ty đánh giá theo nhiều tiêu chí như kỹ năng, thái độ…để sắp xếp công việc phù hợp. Hầu như năm nào công ty cũng tuyển được một số bạn từ các chương trình kết hợp với trường" - bà Hiền nói.

Ông Đoàn Văn Minh – Phó Giám đốc Trung tâm Dịch vụ, Hỗ trợ sinh viên và Quan hệ doanh nghiệp của trường Đại học Vinh- bày tỏ: "Tôi nhận thấy nhu cầu của doanh nghiệp rất lớn, nhưng để đáp ứng được yêu cầu thì ngoài bằng cấp sinh viên cần phải có thêm nhiều kỹ năng khác, đặc biệt là ngoại ngữ…”. Vì vậy, hiện nay, ngoài việc học Tiếng Anh, nhà trường đang tạo điều kiện để sinh viên được đào tạo miễn phí thêm các ngoại ngữ như tiếng Trung, tiếng Nhật, tiếng Hàn để các em có thêm nhiều cơ hội tuyển dụng. Thực tế, đây cũng là những hạn chế lớn nhất của sinh viên hiện nay. Trong khi đó, các doanh nghiệp nước ngoài đang vào đầu tư ở Nghệ An ngày càng nhiều và họ rất cần lao động có kỹ thuật, có ngoại ngữ.

Song song với trang bị kiến thức hiện nay các nhà trường cũng tiếp tục chú trọng phối hợp với các doanh nghiệp để đẩy mạnh tổ chức các chương trình, hội thảo tư vấn, chia sẻ kinh nghiệm nghề nghiệp, đào tạo kỹ năng, ngày hội việc làm cho sinh viên; tổ chức các chương trình thực tập nghề, thực tập tiềm năng tại các doanh nghiệp ở trong và ngoài nước…"Đây cũng có thể xem là một tín hiệu tích cực, một cánh cửa rộng mở cho những sinh viên nghiêm túc có khát khao làm việc, cống hiến và tự tin khẳng định năng lực bản thân…”- ông Minh nói.

Nhiều cơ hội việc làm

Thạc sỹ Nguyễn Công Trường - Trưởng khoa Nông Lâm Ngư trường Đại học Vinh – chia sẻ hàng năm trường tổ chức ngày hội giới thiệu việc làm gần những buổi lễ tốt nghiệp để giúp doanh nghiệp đến gần với sinh viên.

Nhiều doanh nghiệp lớn trên địa bàn như Tập đoàn TH, Vingroup, Ban Quản lý Khu Kinh tế Đông Nam Nghệ An, ban Quản lý Khu Kinh tế Hà Tĩnh, VNPT, Viettel, VCCI, CP Việt Nam, Luxshare ICT…hay một số doanh nghiệp lớn trong ngành chăn nuôi chết biến thức ăn gia súc, thuỷ hải sản thậm chí còn tự mình đến trường tổ chức những sự kiện riêng để giới thiệu các vị trí việc làm và phỏng vấn các sinh viên tiềm năng để "đặt hàng" lao động. Trong những sự kiện này, đích thân lãnh đạo bộ phận nhân sự của các doanh nghiệp trực tiếp đến để gặp gỡ tâm tư các bạn trẻ.

Trường Đại học Vinh ký kết hợp tác với các doanh nghiệp trong đào tạo và tuyển dụng sinh viên.

Ông Trường cho biết Hội chợ việc làm cũng đã trở thành hoạt động thường niên nhiều năm nay ở Khoa nông lâm ngư. Năm nay, do điều kiện dịch bệnh số doanh nghiệp tham gia tuy giảm nhưng khoa đã “linh hoạt” tổ chưc thêm các phiên giao dịch việc làm trực tuyến vào buổi tối để tạo điều kiện cho những sinh viên ở xa.

Là sinh viên năm cuối của khoa chăn nuôi thú y trường Đại học Vinh, Lê Văn Tâm đã tham gia phỏng vấn 2 nhà tuyển dụng đều đến từ các công ty sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu của cả nước. Do học chuyên ngành khá “hot” nên chỉ qua cuộc trao đổi khá ngắn, Tâm đã được giới thiệu vào vị trí nhân viên kỹ thuật thú y với mức lương khởi điểm là 7 triệu đồng. Bên cạnh đó, nếu hoàn thành chỉ tiêu được giao, mức lương của Tâm có thể giao động từ 15 – 20 triệu đồng/tháng và các chế độ phúc lợi khác. Nói thêm về điều này, Tâm cho biết: Hiện nay, các công ty chế biến thức ăn chăn nuôi khá nhiều và có nhu cầu tuyển dụng việc làm khá lớn. Bản thân em, từ khi còn đi học, đi thực tập đã bắt đầu làm thêm nên em cho rằng mình sẽ không quá khó khăn để tiếp cận công việc. Tuy nhiên, em sẽ phải cân nhắc bởi em muốn tìm một công việc gần nhà để có điều kiện đỡ đần gia đình...”.

Trong những năm gần đây, nhu cầu tuyển dụng của ngành nông lâm ngư khá cao và hầu hết sinh viên ra trường đều có việc làm. Mặc dù vậy, vì nhiều lý do khác nhau, số lượng sinh viên theo học các ngành này không nhiều khiến cho thị trường việc làm của các ngành nông lâm ngư đều cầu cao hơn cung. Cũng vì lý do đó, mặc dù thời điểm dịch bệnh nhưng Ngày hội việc làm vẫn thu hút khá đông các doanh nghiệp đến tham gia với mong muốn tìm kiếm được nhiều lao động trẻ, được đào tạo bài bản.

Để giúp doanh nghiệp dễ dàng tìm đến sinh viên và ngược lại, Trường Đại học Vinh đã có hẳn Trung tâm Dịch vụ, Hỗ trợ sinh viên và Quan hệ doanh nghiệp.

Ông Đoàn Văn Minh – Phó Giám đốc Trung tâm Dịch vụ, Hỗ trợ sinh viên và Quan hệ doanh nghiệp cho biết, bộ phận này phối hợp với các đơn vị tuyển dụng đồng hành cùng học viên thông qua rất nhiều hoạt động. “Ngay tại thời điểm này, Trung tâm cũng vừa kết nối với một công ty sản xuất linh kiện điện tử tại Khu công nghiệp Vship để tuyển chọn khoảng 30 sinh viên thuộc các chuyên ngành như điều khiển, tự động hóa để thực tập tại doanh nghiệp và doanh nghiệp cũng đã cam kết sẽ tuyển dụng số lao động này sau khi các em hoàn thành thời gian thực tập. Bên cạnh đó, một số doanh nghiệp cũng đang tìm kiếm những sinh viên biết tiếng Trung, học các ngành kỹ thuật để giửi các em đi đào tạo tại Trung Quốc hoặc Đài Loan để tạo nguồn cho đơn vị sau khi công ty chính thức đi vào hoạt động tại Khu công nghiệp WHA…”.

Hơn 80% có việc làm sau tốt nghiệp

Thống kê của trung tâm Dịch vụ, Hỗ trợ sinh viên và Quan hệ doanh nghiệp thuộc Đại học Vinh, trong giai đoạn 2016 – 2021 trung tâm đã kết nối đến hơn 200 doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh để giới thiệu việc làm cho gần 4.000 vị trí. Trong đó tỉ lệ học sinh, sinh viên trường nghề có việc làm ngay sau khi tốt nghiệp đạt trên 80%. Học sinh, sinh viên chưa có việc làm ngay phần lớn do tiếp tục học liên thông lên trình độ cao hơn. Ở một số trường có uy tín, tỉ lệ tốt nghiệp có việc làm đạt 100%.

Hoàng Trinh

Tin cùng chuyên mục

Hải Phòng: Tạo điều kiện cho doanh nghiệp công nghệ số đầu tư vào các khu công nghiệp, khu kinh tế

Quảng Ninh: Tập trung thúc đẩy đầu tư công, tạo nguồn lực cho phát triển

Thanh Hóa thu ngân sách năm 2024 đứng đầu khu vực Bắc Trung bộ

Khai mạc Tuần lễ nông sản và thực phẩm an toàn tỉnh Sơn La tại Hà Nội

Quảng Ninh: Vươn tầm trung tâm logistics hàng đầu miền Bắc

Sơn La: Hiệu quả cao từ việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia 1719

Lạng Sơn: Phát huy vai trò người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số

Thuận Châu (Sơn La): Thực hiện tốt Chương trình 1719, nâng cao đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

25 sản phẩm nông nghiệp Sơn La tiêu biểu năm 2024

Sơn La: Sản xuất công nghiệp tiếp tục là 'đầu tàu' trong tăng trưởng kinh tế

TP. Uông Bí (Quảng Ninh): Nỗ lực vượt khó, đảm bảo tiến độ thu ngân sách năm 2024

Bà Rịa - Vũng Tàu: Cơ chế ‘cảng mở’ giúp Cái Mép – Thị Vải có thêm trợ lực phát triển

Quảng Ninh: Thu hút đầu tư thông minh, hướng tới phát triển kinh tế xanh

Sơn La có thêm 10 mã số vùng trồng phục vụ xuất khẩu

Quảng Ninh chuyển mình mạnh mẽ với công nghiệp chế biến, chế tạo

Sơn La đẩy mạnh thu hút đầu tư, phát triển nông nghiệp xanh và bền vững

Sơn La tham gia Triển lãm quốc tế công nghiệp thực phẩm Việt Nam 2024

Quảng Ninh: Doanh nghiệp chuyển đổi số, nâng cao năng lực cạnh tranh

Quảng Ninh vươn mình cùng hệ thống cảng biển hiện đại

Tỉnh Sơn La sẽ tổ chức gian hàng trưng bày sản phẩm tại Lễ khai trương Cửa khẩu quốc tế Lóng Sập