Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Thứ hai 25/11/2024 11:42

Nghệ An: Góp sức gỡ "thẻ vàng"

Sau gần 4 năm bị Ủy ban châu Âu (EC) phạt “thẻ vàng” thủy sản, cùng với cả nước, Nghệ An là 1 trong 28 tỉnh, thành có biển đang tích cực triển khai nhiều giải pháp nhằm đáp ứng những yêu cầu khắt khe của EC…

‘Gỡ’ trong 4 năm, vẫn chưa hết vi phạm

Cùng với các tỉnh thành trong cả nước quyết tâm tháo gỡ cảnh báo "thẻ vàng" của EC, tỉnh Nghệ An đã kịp thời chỉ đạo các sở, ngành và địa phương triển khai các nhiệm vụ, giải pháp cấp bách về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định.

Nghệ An là tỉnh có đội tàu khai thác thuỷ, hải sản lớn, trong đó tàu trên 12m là 1.757 chiếc. Tại Nghệ An, tuy không có doanh nghiệp thủy sản xuất khẩu trực tiếp vào thị trường châu Âu, song việc cảnh báo “thẻ vàng” cũng đã tác động không nhỏ đến hoạt động sản xuất, kinh doanh; làm giảm giá bán sản phẩm, giảm hiệu quả hoạt động khai thác, ảnh hưởng đến sinh kế của ngư dân.

Đồn Biên phòng Cảng Cửa Lò - Bến Thủy bắt phương tiện dùng kích điện đánh bắt hải sản

Theo Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản Nghệ An - ông Nguyễn Chí Lương - thực tế cho thấy, tình trạng tàu cá vi phạm khai thác IUU trên vùng biển Nghệ An và tình trạng tàu cá, ngư dân Nghệ An vi phạm khai thác hải sản ở vùng biển nước ngoài vẫn còn xảy ra. Việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình chưa đúng tiến độ (hiện còn 70 tàu cá chưa lắp đặt thiết bị giám sát hành trình); hệ thống giám sát tàu cá, thiết bị giám sát hành trình còn chưa ổn định, thông suốt. Cùng với đó, không ít những vướng mắc chưa thể tháo gỡ như không quản lý được đội tàu, không truy xuất được nguồn gốc, ý thức chấp hành quy định về chống đánh bắt trái phép vùng ven bờ và vùng lộng của người dân chưa cao, hệ thống hạ tầng còn lạc hậu…

Sau khi triển khai các quy định của Luật Thủy sản khiến điều kiện tàu thuyền đi đánh bắt sửa đổi, phải hoàn thiện nhiều thủ tục. Đơn cử như tàu có chiều dài lớn nhất từ 15m trở lên phải khai báo trước khi khai thác, khi cập cảng từ 1-2 giờ phải thông báo cho tổ công tác liên ngành... Ngư dân phải đầu tư nâng cấp phương tiện nhưng việc đánh bắt ngày càng khó khăn, nguồn lợi thủy sản ngày càng suy giảm. "Qua thống kê sơ bộ cho thấy, giai đoạn 2014 - 2018 đội tàu xa bờ trên 400 CV từ 700 tàu lên gần 1.800 tàu nhưng từ năm 2019 đến nay, số tàu đóng mới giảm nhiều, nguyên nhân do khai thác không hiệu quả nên số lao động lành nghề cũng giảm dần", ông Nguyễn Chí Lương cho hay.

Một trong những nguyên nhân khó khắc phục được lãnh đạo ngành nông nghiệp Nghệ An chỉ ra, như khuyến cáo “thẻ vàng” của EU nhằm hạn chế các hoạt động khai thác đánh bắt bất hợp pháp, góp phần bảo vệ nguồn lợi thủy sản đại dương và nghề cá phát triển bền vững. Vì vậy EU yêu cầu phải luật hóa để xử lý nghiêm các hành vi vi phạm. Theo đó, năm 2017 Quốc hội đã ban hành Luật Thuỷ sản quy định về cấp phép và xử lý hành chính để quản lý hoạt động khai thác, nuôi trồng, trong đó có lộ trình hội nhập và đưa nghề cá nước ta tiến lên hiện đại.

Tuy nhiên, ở Nghệ An lâu nay nghề cá chủ yếu đang khai thác theo truyền thống, ngư dân ra biển không cần giấy phép, chứng chỉ, các sản phẩm đánh bắt về không phải định vị, ghi rõ vùng biển, tọa độ đánh bắt để truy xuất nguồn gốc… Do xuất phát điểm thấp, hạ tầng nghề cá còn nhiều bất cập nên việc áp dụng, chuyển đổi là điều không đơn giản. Bên cạnh khó khăn trên, gần đây, khi bắt đầu thực hiện giám sát thiết bị VMS thì xuất hiện một khó khăn mới là tỷ lệ tàu cá ngắt kết nối ngày càng gia tăng.

Số liệu từ Chi cục Thuỷ sản Nghệ An, từ ngày 1/1 - 30/10 sau khi 1.132/1.184 tàu cá được lắp đặt VMS, qua theo dõi trên hệ thống, chỉ có 968 thiết bị duy trì thường xuyên, còn 164 thiết bị bị ngừng dịch vụ; trong số thiết bị duy trì thì có 358 tàu cá mất kết nối VMS quá 10 ngày trong quá trình hoạt động trên biển và 9 tàu cá vi phạm vùng biển Trung Quốc. Chi cục đang xây dựng quy trình phối hợp xử lý dữ liệu giám sát tàu cá tỉnh Nghệ An khai thác thủy sản vượt qua ranh giới với vùng biển nước ngoài, các vùng biển không được phép khai thác trình Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn (NN&PTNT) ban hành. Đối với các tàu mất kết nối VMS quá 10 ngày, đoàn đã làm việc với các địa phương và lập biên bản; đồng thời nhắc nhở. 9 tàu cá vi phạm vùng biển Trung Quốc đã được Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh xác minh, làm việc với chủ tàu, các địa phương và trình UBND tỉnh xem xét.

Đại diện Phòng NN&PTNT huyện Diễn Châu thừa nhận: Việc các tàu đánh cá (giã cào) của ngư dân liên tục bị xử phạt, chính quyền thường xuyên phối hợp với Chi cục Thủy sản, lực lượng Biên phòng và kiểm ngư để tuyên truyền, tập huấn cho ngư dân nhưng với đội tàu gần 400 chiếc dưới 15m, kèm theo đó là sinh kế của hàng ngàn lao động kèm theo nên việc chuyển đổi không hề dễ dàng.

Đẩy mạnh hoạt động khai thác hải sản đúng quy định

Theo UBND tỉnh Nghệ An, thực hiện các khuyến nghị của Thủ tướng Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp cấp bách để khắc phục cảnh báo của Ủy ban châu Âu về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định, trong 4 năm qua Nghệ An đang nỗ lực đẩy mạnh các giải pháp để cùng cả nước được rút “thẻ vàng”.

Nghệ An đang tích cực triển khai các giải pháp thúc đẩy hoạt động khai thác thuỷ, hải sản đúng quy định

Triển khai kế hoạch hành động của UBND tỉnh, Sở NN&PTNT Nghệ An thành lập Tổ công tác liên ngành thanh tra, kiểm soát nghề cá tại các cảng cá Cửa Hội, Lạch Vạn và Lạch Quèn; biên chế mỗi tổ 7 người, thành phần tham gia bao gồm đại diện lãnh đạo Chi cục Thủy sản, Bộ đội Biên phòng tỉnh, Ban quản lý cảng cá Nghệ An.

Tổ liên ngành có nhiệm vụ tổ chức giám sát khi tàu cập cảng, lên cá, rời bến, kiểm tra việc ghi, nộp nhật ký khai thác thủy sản, giấy đăng ký tàu cá, giấy an toàn kỹ thuật, giấy phép khai thác thủy sản, văn bằng chứng chỉ, trang thiết bị đảm bảo an toàn, giám sát hành trình,… Đến nay, lượng tàu cá xuất, nhập cảng cơ bản đã được kiểm soát, hiện tượng tàu cá hoạt động tại vùng biển nước ngoài thời gian qua đã được khắc phục, công tác ghi, nộp nhật ký khai thác đã được ngư dân tuân thủ thực hiện.

Là một trong 28 tỉnh ven biển, tỉnh Nghệ An đã hỗ trợ kinh phí mua, lắp đặt, vận hành thiết bị giám sát hành trình và cước phí thuê bao dịch vụ cho thiết bị giám sát hành trình lắp đặt đối với tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 15m trở lên theo quy định. Tổng cộng đã có 1.184 tàu cá có chiều dài trên 15m được lắp đặt VMS, đạt tỷ lệ 95,61%; đồng thời tiếp tục hướng dẫn thủ tục hỗ trợ kinh phí duy trì VMS hàng tháng cho ngư dân.

Cụ thể, khi ngư dân gặp khó trong thủ tục kiểm định và cấp đổi giấy tờ đánh bắt, Chi cục tham mưu thành lập tổ liên ngành trực tại các cửa lạch, phối hợp với lực lượng Bộ đội Biên phòng tỉnh giúp ngư dân giải quyết các thủ tục giấy tờ như nhật ký đánh bắt, làm sổ danh bạ đăng ký thuyền viên. Nhờ vậy, số lượt tàu của tỉnh tham gia vươn khơi bám biển, bảo vệ chủ quyền biển đảo tăng từ 99 lượt tàu lên 400 lượt tàu/năm.

Theo ông Phùng Đức Tiến - Thứ trưởng Bộ NN&PTN, Đoàn công tác của Bộ NN&PTNT đã kiểm tra thực tế tình hình việc chấp hành các quy định về khai thác thủy sản đối với tàu trên 24m, hồ sơ xử lý các vi phạm chống đánh bắt trái phép IUU tại cảng cá Lạch Cờn (TX. Hoàng Mai) và cảng Lạch Quèn (Quỳnh Lưu). Đoàn công tác tiếp tục đưa ra khuyến nghị yêu cầu tỉnh Nghệ An cần thực hiện để phòng, chống khai thác IUU, chú trọng khung pháp lý; theo dõi, kiểm tra, kiểm soát hoạt động tàu cá, quản lý đội tàu; Chứng nhận sản lượng và truy xuất nguồn gốc thủy sản từ khai thác; thực thi pháp luật...

"Thời gian tới mong muốn Nghệ An tiếp tục coi gỡ Thẻ vàng và chống đánh bắt trái phép IUU phải làm nghiêm túc, thực chất vì nước ta đã hội nhập quốc tế, vì tương lai nghề cá chứ không phải đối phó với kiểm tra của EU hay cơ quan chức năng Việt Nam. Tỉnh cần tiếp tục triển khai quy định về chống đánh bắt trái phép IUU, khẩn trương triển khai các dự án hạ tầng nghề cá đã được phê duyệt để khai thác hết dư địa...", ông Phùng Đức Tiến nhấn mạnh.

Hoàng Trinh

Tin cùng chuyên mục

Quảng Nam: Mưa lớn gây sạt lở làm sập tường ở điểm trường Răng Chuỗi huyện Nam Trà My

Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh): Hướng tới ‘cái nôi’ giá trị văn hóa lịch sử

Quảng Ninh: Doanh nghiệp ứng dụng khoa học công nghệ, nâng cao năng lực cạnh tranh

Sẽ sớm ổn định cuộc sống cho người dân khu tái định cư dự án Trung tâm điện lực Quảng Trạch

Bình Định: Chuyển dịch cơ cấu hàng hóa xuất khẩu theo chiều sâu

Quảng Ninh tăng cường quản lý, khai thác tài nguyên than

Chuyển đổi số tạo 'cú hích' phát triển du lịch Quảng Ninh

Vĩnh Phúc: Tăng trưởng GRDP năm 2024 dự kiến đạt 7,5-7,8%

Quảng Ninh: Ngành du lịch 'chạy nước rút' chinh phục mục tiêu 19 triệu lượt khách

Dân ca Quan họ Bắc Ninh: 15 năm lan tỏa mạnh mẽ

Chung tay bảo tồn, phát huy giá trị Di sản thế giới vịnh Hạ Long và quần đảo Cát Bà

Quảng Ninh: Doanh nghiệp giảm chi phí, tăng năng suất nhờ tiết kiệm điện

Quảng Ninh quyết tâm cùng cả nước gỡ 'thẻ vàng' IUU

Bắc Giang: Kiểm soát bình ổn thị trường, chống buôn bán hàng cấm, hàng nhập lậu

Quảng Ninh ưu tiên phát triển nhà ở xã hội

Bà Rịa – Vũng Tàu: Chạy đua với thời gian trong giải ngân vốn đầu tư công

‘Quảng Ninh - Điểm đến bốn mùa’: Cú huých mạnh mẽ cho du lịch

Mỏ khoáng sản làm vật liệu san lấp 39,4ha ở tỉnh Thanh Hóa về tay doanh nghiệp nào?

Triển lãm tranh, ảnh, tư liệu tuyên truyền phòng, chống rác thải nhựa tại Thanh Hóa

Vĩnh Phúc: Chuyển đổi xanh là cơ hội để nâng cao năng lực cạnh tranh