Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Thứ ba 26/11/2024 07:19

Nghệ An: Sản xuất công nghiệp tiếp tục phục hồi, chế biến, chế tạo “giữ nhịp” tăng trưởng

Theo UBND tỉnh Nghệ An, chỉ số sản xuất công nghiệp địa phương này trong năm 2022 ước tăng 14% so với cùng kỳ năm trước.

Theo số liệu báo cáo được UBND tỉnh Nghệ Ancông bố, các chỉ số sản xuất công nghiệp trong năm 2022 phục hồi nhanh. Các doanh nghiệp trên địa bàn nỗ lực mở rộng sản xuất bù lại khoảng thời gian 2 năm bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.

Theo UBND tỉnh Nghệ An, chỉ số sản xuất công nghiệp địa phương này trong năm 2022 ước tăng 14% so với cùng kỳ năm trước

Theo đó, chỉ số sản xuất công nghiệp năm 2022 ước tăng 14% so với cùng kỳ năm trước. trong đó, công nghiệp khai khoáng tăng 19,73%, công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 11,05%, sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí tăng 22%.

Trong đó, dự ước cả năm 2022, một số sản phẩm có mức tăng khá so với cùng kỳ năm 2021 như: than sạch 17 ngàn tấn, tăng 13,33%, khai thác đá xây dựng 5,6 triệu m3, tăng 10,13%; xi măng 11 triệu tấn, tăng 25%; linh kiện điện tử 400 triệu sản phẩm, tăng 53,85%; điện sản xuất 3.600 triệu KWh, tăng 33,78%...

Một số nhà máy đã đi vào hoạt động từ đầu năm và có sản phẩm thương mại ổn định như xi măng Tân Thắng, may An Hưng, Luxshare ICT Nghệ An... Thực hiện bổ sung quy hoạch thêm 3 cụm công nghiệp; trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư 2 dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp gồm Khu công nghiệp Thọ Lộc giai đoạn I, 600ha và Khu công nghiệp Hoàng Mai II, 343,7ha. Tỷ lệ lấp đầy các khu công nghiệp đến tháng 11/2022 đạt trung bình 62,94%; các cụm công nghiệp đang hoạt động đạt 77%.

Cũng theo Sở Công Thương Nghệ An, tháng 11/2022 chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 16,34% so với tháng 11/2021, (tăng 15,49% so với tháng 10/2022), trong đó, sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí tăng 42,26% (giảm 4,02% so với tháng 10/2021); công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 13,85% (tăng 20,26% so với tháng 10/2022); cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 6,63% (tăng 0,62% so với tháng 10/2022); công nghiệp khai khoáng giảm 4,6% (tăng 6,16% so với tháng 10/2022) so với cùng kỳ năm 2021.

Công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục là động lực tăng trưởng cho toàn ngành công nghiệp

Nổi bật, các sản phẩm công nghiệp tăng so với tháng 11/2021 gồm: Xi măng 1.046 triệu tấn, tăng 18,68%; bia đóng lon 10,2 triệu lít, tăng 24,90%; ống thép Hoa Sen 4.500 tấn, tăng 40,27%; sữa tươi 24,9 triệu lít, tăng 24,25%; may mặc 8,7 triệu cái, tăng 45,80%; điện sản xuất 469 triệu kWh, tăng 36,21%... Ở chiều ngược lại, một số sản phẩm giảm so với tháng 11/2021 như: Bao bì 3,7 triệu lít, giảm 11,85%; thùng carton 2,2 triệu chiếc, giảm 10,34%; phân bón NPK 7,5 nghìn tấn, giảm 13,48%; dăm gỗ 15,7 nghìn tấn, giảm 8,9%...

Tính chung 11 tháng đầu năm, giá trị sản xuất công nghiệp thực hiện tháng 11/2022 ước đạt 7.690 tỷ đồng. Lũy kế 11 tháng năm 2022, ước đạt 80.190 tỷ đồng, tăng 13,2% so với cùng kỳ năm 2021 và đạt 86,69% kế hoạch.

Trong đó, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 10,21% so với 11 tháng/2021. Trong đó nhóm sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí tăng 13,82%; công nghiệp khai khoáng tăng 11,81%; công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 7,25%; cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 3,49% so với cùng kỳ năm 2021.

Ngoài ra, sản phẩm công nghiệp dự ước tăng so với cùng kỳ 2021: Xi măng 9.740 nghìn tấn, tăng 20,58%, vượt 8,22%; bia các loại 132,6 triệu lít, tăng 35,8%, đạt 80,36%; sữa chế biến 265,4 triệu lít, tăng 28,8%, đạt 81,67%; may mặc 76,1 triệu cái, tăng 16,62%, đạt 89,7%; điện sản xuất 3.876 triệu kWh, tăng 29,15%, đạt 99,38%…

Ở chiều ngược lại, một số sản phẩm giảm như dăm gỗ 189,6 nghìn tấn, giảm 6,01%, đạt 29,17%; bao bì 50,8 triệu chiếc, giảm 3,16%, đạt 63,48% so với kế hoạch; thức ăn gia súc 135 nghìn tấn, giảm 4,58%, đạt 61,37%…

Hoàng Trinh
Bài viết cùng chủ đề: Nghệ An

Tin cùng chuyên mục

Chuyển đổi số tạo 'cú hích' phát triển du lịch Quảng Ninh

Quảng Ninh: Ngành du lịch 'chạy nước rút' chinh phục mục tiêu 19 triệu lượt khách

Quảng Ninh quyết tâm cùng cả nước gỡ 'thẻ vàng' IUU

Bà Rịa – Vũng Tàu: Chạy đua với thời gian trong giải ngân vốn đầu tư công

‘Quảng Ninh - Điểm đến bốn mùa’: Cú huých mạnh mẽ cho du lịch

Nhật Bản - nhà đầu tư nước ngoài lớn thứ 2 tại Bình Dương

Hải Phòng: Tạo điều kiện cho doanh nghiệp công nghệ số đầu tư vào các khu công nghiệp, khu kinh tế

Quảng Ninh: Tập trung thúc đẩy đầu tư công, tạo nguồn lực cho phát triển

Thanh Hóa thu ngân sách năm 2024 đứng đầu khu vực Bắc Trung bộ

Khai mạc Tuần lễ nông sản và thực phẩm an toàn tỉnh Sơn La tại Hà Nội

Quảng Ninh: Vươn tầm trung tâm logistics hàng đầu miền Bắc

Sơn La: Hiệu quả cao từ việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia 1719

Lạng Sơn: Phát huy vai trò người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số

Thuận Châu (Sơn La): Thực hiện tốt Chương trình 1719, nâng cao đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

25 sản phẩm nông nghiệp Sơn La tiêu biểu năm 2024

Sơn La: Sản xuất công nghiệp tiếp tục là 'đầu tàu' trong tăng trưởng kinh tế

TP. Uông Bí (Quảng Ninh): Nỗ lực vượt khó, đảm bảo tiến độ thu ngân sách năm 2024

Bà Rịa - Vũng Tàu: Cơ chế ‘cảng mở’ giúp Cái Mép – Thị Vải có thêm trợ lực phát triển

Quảng Ninh: Thu hút đầu tư thông minh, hướng tới phát triển kinh tế xanh

Sơn La có thêm 10 mã số vùng trồng phục vụ xuất khẩu