Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Nghị định 24 về quản lý thị trường vàng sắp sửa đổi, giá vàng SJC sẽ ra sao?

Tại Họp báo thông tin kết quả hoạt động ngân hàng 6 tháng đầu năm 2022, vấn đề Nghị định 24 về thị trường vàng sắp sửa đổi, giá vàng SJC sẽ ra sao được quan tâm
Cần bĩnh tĩnh với thị trường vàng

Đặt lộ trình xem xét sửa đổi Nghị định về quản lý thị trường vàng

Tại cuộc Họp báo, báo chí đã đặt câu hỏi về quan điểm của Ngân hàng Nhà nước trước ý kiến cho rằng sau 10 năm áp dụng để chống “vàng hoá” nền kinh tế, Nghị định 24/2012/NĐ-CP cần được sớm sửa đổi cho phù hợp với yêu cầu hiện nay, cần có thêm thương hiệu vàng khác để cạnh tranh với SJC.

Trả lời vấn đề này, Phó Thống đốc Thường trực Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú, cho biết: Trước đây khi xây dựng Nghị định 24/2012/NĐ-CP để áp ứng nhu cầu của nền kinh tế. Trong suốt 10 năm qua, không chỉ Ngân hàng Nhà nước mà các báo cáo, đánh giá, nhìn nhận đều cho thấy câu chuyện quản lý vàng đã tạo được sự ổn định trong quản lý kinh tế vĩ mô, từ đó kiểm soát lạm phát, kiểm soát được thị trường vàng, không tác động đến mặt bằng giá cả và các chỉ tiêu khác.

Nghị định 24 về quản lý thị trường vàng sắp sửa đổi, giá vàng SJC sẽ ra sao?
Phó Thống đốc Thường trực Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú phát biểu tại họp báo

Tuy nhiên, theo Phó Thống đốc Thường trực Ngân hàng Nhà nước, sau 10 năm, do những tác động của tình hình kinh tế thế giới, tác động của hàng hóa vàng thế giới với Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước đã và đang cử các đoàn nghiên cứu, vừa đi kiểm tra tất cả các cơ sở kinh doanh vàng hiện nay, vừa đánh giá câu chuyện vàng thực tế trong nền kinh tế, nhu cầu thực của người dân như thế nào, vừa đánh giá câu chuyện giữa các thương hiệu vàng hiện nay ra sao?…

“Không phải Quốc hội đặt vấn đề Ngân hàng Nhà nước mới nghiên cứu mà việc này các đơn vị chức năng đã nghiên cứu hàng năm nay. Nghiên cứu một cách thấu đáo và cũng đặt ra lộ trình xem xét để sửa đổi Nghị định 24/2012 trong thời gian tới sao cho phù hợp, để đạt mục tiêu lớn và vẫn bảo đảm nhu cầu thị trường đối với vàng miếng cũng như vàng trang sức…” - Phó Thống đốc Đào Minh Tú khẳng định.

Cấp room tín dụng cần “gạn đục khơi trong”

Ngoài nội dung quản lý thị trường vàng, câu chuyện cấp room tín dụng tiếp tục là chủ đề “nóng” trong buổi họp báo của Ngân hàng Nhà nước. Theo đó, trả lời câu hỏi về khả năng nới room tín dụng, ông Phạm Chí Quang, Phó Vụ trưởng phụ trách Vụ Chính sách tiền tệ, cho biết: Số liệu thống kê của Ngân hàng Nhà nước 3 năm trở lại đây, nhu cầu tăng trưởng tín dụng của các ngân hàng thương mại đăng ký luôn xấp xỉ trên 20%, vượt xa khả năng cung ứng vốn của nền kinh tế.

Nếu cứ để các ngân hàng thương mại tăng trưởng tín dụng theo nhu cầu, áp lực với lạm phát là rất lớn. Khả năng để phục vụ nhu cầu tăng trưởng tín dụng, các ngân hàng sẽ phải chạy đua tăng lãi suất huy động, dẫn tới lãi suất cho vay và nợ xấu tăng theo. Đây cũng là lý do mà Ngân hàng Nhà nước áp dụng room tín dụng.

Theo ông Quang, mỗi năm Ngân hàng Nhà nước đều đưa ra chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng định hướng từ đầu năm. Định hướng tăng trưởng tín dụng của Ngân hàng Nhà nước năm nay là 14%, nhưng đều có sự điều chỉnh linh hoạt tùy diễn biến thị trường, diễn biến kinh tế vĩ mô và dựa vào sức khỏe của từng tổ chức tín dụng.

Nghị định 24 về quản lý thị trường vàng sắp sửa đổi, giá vàng SJC sẽ ra sao?
Ông Phạm Chí Quang, Phó Vụ trưởng phụ trách Vụ Chính sách tiền tệ trả lời câu hỏi của báo chí

“Với những lĩnh vực ưu tiên, Ngân hàng Nhà nước sẽ có ưu tiên cho các tổ chức tín dụng có mức xếp hạng, phân loại cao hơn; ngoài ra điều chỉnh tăng thêm mức tín dụng cho các tổ chức tín dụng tham gia tái cơ cấu các ngân hàng thương mại yếu kém, các quỹ tín dụng nhân dân… Điểm trừ đối với các tổ chức tín dụng mà Ngân hàng Nhà nước thường xuyên có cảnh báo tham gia vào các lĩnh vực rủi ro như kinh doanh bất động sản, chứng khoán, tỉ trọng tốc độ tăng trưởng rất lớn vào lĩnh vực trái phiếu doanh nghiệp…”- ông Quang cho biết.

Về room tín dụng của các ngân hàng thương mại, đại diện Vụ Chính sách tiền tệ cho hay, hiện nay nhiều ngân hàng vẫn chưa sử dụng hết room tín dụng được cấp. Tuy nhiên, Ngân hàng Nhà nước khuyến nghị các tổ chức tín dụng tập trung vốn cho các lĩnh vực ưu tiên của nền kinh tế.

“Cho đến ngày 9/6, tín dụng tăng 8,15% so với cuối năm 2021, còn khá xa so với hạn mức tăng trưởng tín dụng mà Ngân hàng Nhà nước đã cấp cho các tổ chức tín dụng. Chúng tôi vẫn đang theo dõi số liệu từ từng tổ chức tín dụng theo từng ngày, có thể có tổ chức tín dụng gần hết room, đương nhiên sẽ có trạng thái “phòng thủ” để bảo đảm cân nhắc, cấp room tín dụng cho những khách hàng ưu tiên hơn. Chúng tôi nghĩ đây là giai đoạn cần “gạn đục khơi trong” để bảo đảm các tổ chức tín dụng tập trung vốn cho các lĩnh vực ưu tiên hơn, những khoản nợ chất lượng cao hơn”- ông Quang nêu quan điểm.

Đặc biệt, hiện có tình trạng một số ngân hàng đã cho vay cận room 15% với khách hàng lớn, ông Quang khuyến nghị cần đa dạng hóa danh mục tín dụng để giảm rủi ro, cân đối nguồn thu. “Định hướng mà Ngân hàng Nhà nước mong muốn là chuyển tải dần vai trò cung ứng vốn trung, dài hạn cho nền kinh tế từ hệ thống ngân hàng sang các phân khúc khác của thị trường vốn”- ông Phạm Chí Quang khẳng định.

Theo Ngân hàng Nhà nước, dù lạm phát 5 tháng đầu năm chỉ tăng 2,25% song áp lực lạm phát với nền kinh tế nước ta là rất lớn, đặc biệt là lạm phát nhập khẩu vì độ mở nền kinh tế cao.

Trên thế giới, các nước đang tăng cường chính sách thắt chặt tiền tệ. Chỉ tính từ đầu năm 2022 đến nay, trên thế giới đã có 114 lượt tăng lãi suất. Áp lực nhập khẩu lạm phát thế giới cộng với nhu cầu tín dụng tăng nhanh trong nước sau khi dịch Covid-19 được kiểm soát đặt ra nhiều thách thức cho cơ quan quản lý.

11 năm qua, kể từ năm 2011 đến nay, Ngân hàng Nhà nước đã áp dụng cơ chế room tín dụng, song song với việc nâng cao áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế vào quản trị của hệ thống ngân hàng.

“Nhưng dù là vậy, nhu cầu tốc độ tăng trưởng tín dụng của nền kinh tế rất cao. Trước năm 2011, tăng trưởng tín dụng bình quân của nước ta là trên 30%/năm, có năm tăng 53,8%, vượt xa khả năng quản trị và cân đối vốn của ngân hàng thương mại, dẫn tới hệ luỵ rất lớn là mất khả năng thanh toán.

Với bài học đó, Ngân hàng Nhà nước buộc phải đi song song cả hai chân: Vừa nâng cao chuẩn mực quản trị rủi ro theo chuẩn quốc tế, vừa tăng cường giám sát từ sớm, từ xa các hoạt động của ngân hàng thương mại, các lĩnh vực quản trị rủi ro, trong đó có tín dụng”- ông Quang nói.

Chia sẻ thêm về vấn đề này, Phó Thống đốc thường trực Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú cho biết: Chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng 14% mang tính chất định hướng của Ngân hàng Nhà nước đặt ra từ đầu năm. Từ năm 2021 - 2022, Ngân hàng Nhà nước có thêm câu "có điều chỉnh tùy theo điều kiện thực tế". Vì vậy, tăng trưởng thực tế có thể phải thắt chặt chỉ 11 - 12%, hoặc cũng có thể lên tới 15 - 16%.

Theo ông Tú, nếu không có những hậu quả dịch Covid-19 để lại thì mức tăng trưởng tín dụng 14% là phù hợp. Nhưng do hiện tại, có những cơ hội mở ra của nền kinh tế khôi phục nhanh, nhu cầu vốn của nền kinh tế cao. Tuy nhiên, cần nhìn nhận vấn đề sâu hơn, trong nhu cầu vốn đó đang phải “bao sân” cho phần vốn đang được cơ cấu lại cho các doanh nghiệp bằng chính sách giãn hoãn hàng mấy trăm ngàn tỉ đồng. Nếu không có dịch thì số vốn đó đang được quay vòng, được trả nợ cho ngân hàng và đã được tái tạo trong một vòng quay tín dụng mới. Do đó, nhu cầu vay vốn mới bổ sung tạo áp lực cho tăng trưởng tín dụng, dẫn đến một số ngân hàng phản ánh gần hết room tín dụng. Ngân hàng Nhà nước vẫn đang theo dõi đánh giá.

Thời gian tới, Ngân hàng Nhà nước có phương án điều hành chính sách tiền tệ cùng với chính sách tài khóa và các chính sách khác nhằm ổn định giá trị đồng tiền, ổn định vĩ mô, kiểm soát được lạm phát. “Kiểm soát lạm phát là ưu tiên hàng đầu trên điều hành chính sách tiền tệ của ngành ngân hàng. Trên cơ sở đó, tiếp tục cung ứng vốn một cách hợp lý trên điều kiện kiểm soát lạm phát”- Phó Thống đốc thông tin.

Về room tín dụng, vào thời điểm nào, tăng thêm như thế nào, cần trên cơ sở đánh giá, phân tích và thấy rằng cần thiết. Đại diện Lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước cũng cho rằng, đây là cơ hội để các ngân hàng thương mại cơ cấu lại chính các khoản nợ hiện nay, vừa nâng cao chất lượng tín dụng, hướng vốn vào những khoản nợ chất lượng cao hơn, lĩnh vực cần thiết hơn, cần hướng dòng vốn vào các lĩnh vực ưu tiên, hạn chế vào lĩnh vực rủi ro.

Hoàng Lan
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Ngân hàng

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Chủ tịch VIB: Không nới lỏng điều kiện cấp tín dụng để cho vay bằng mọi giá

Chủ tịch VIB: Không nới lỏng điều kiện cấp tín dụng để cho vay bằng mọi giá

Chủ tịch VIB Đặng Khắc Vỹ kiến nghị tiếp tục thực thi chính sách không nới lỏng các điều kiện cấp tín dụng nhằm tránh những hệ lụy về sau.
Chủ tịch Techcombank đưa ra 3 giải pháp

Chủ tịch Techcombank đưa ra 3 giải pháp 'cứu cánh' dòng vốn trên thị trường

Để tiếp tục ổn định, khơi thông dòng vốn trên thị trường, Chủ tịch Techcombank đã đưa ra 3 đề xuất, kiến nghị trong 4 tháng cuối năm 2024.
Chủ tịch MB Lưu Trung Thái: Ổn định thị trường trái phiếu doanh nghiệp để giảm áp lực vốn lên ngân hàng

Chủ tịch MB Lưu Trung Thái: Ổn định thị trường trái phiếu doanh nghiệp để giảm áp lực vốn lên ngân hàng

Chủ tịch MB kiến nghị cần có thêm các giải pháp ổn định, khơi thông dòng vốn trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp để giảm áp lực vốn tín dụng trung, dài hạn.
VietinBank giảm lãi suất, hỗ trợ khách hàng thiệt hại do bão Yagi

VietinBank giảm lãi suất, hỗ trợ khách hàng thiệt hại do bão Yagi

VietinBank giảm lãi suất cho vay với quy mô dư nợ dự kiến lên đến 100.000 tỷ đồng để hỗ trợ nguồn vốn cho khách hàng sớm ổn định cuộc sống và hoạt động SX-KD.
SVTech mang đến những giải pháp công nghệ tối ưu quản lý dữ liệu cho ngân hàng Việt

SVTech mang đến những giải pháp công nghệ tối ưu quản lý dữ liệu cho ngân hàng Việt

Theo báo cáo "Khai phá tiềm năng nền tài chính bền vững Đông Nam Á" của PwC, chỉ có 33% các ngân hàng tại Việt Nam đang khai thác dữ liệu một cách hiệu quả.

Tin cùng chuyên mục

Các nhà băng đồng loạt cam kết hoãn nợ, hạ lãi suất cho vay với khách hàng ảnh hưởng bão số 3

Các nhà băng đồng loạt cam kết hoãn nợ, hạ lãi suất cho vay với khách hàng ảnh hưởng bão số 3

Các ngân hàng đồng loạt cam kết sẽ tạm hoãn, giãn, giữ nguyên nhóm nợ và hạ lãi suất cho vay đối với đối tượng khách hàng bị ảnh hưởng bão số 3.
Ngân hàng Nhà nước sẽ có động thái gì sau quyết định hạ lãi suất của Fed?

Ngân hàng Nhà nước sẽ có động thái gì sau quyết định hạ lãi suất của Fed?

Theo các chuyên gia, việc Fed hạ lãi suất sẽ tạo thêm dư địa cho chính sách tiền tệ của Việt Nam, song trước mắt Ngân hàng Nhà nước sẽ chưa vội hạ lãi suất.
AI giúp hệ thống ngân hàng tăng doanh thu 340 tỷ USD mỗi năm

AI giúp hệ thống ngân hàng tăng doanh thu 340 tỷ USD mỗi năm

AI và đặc biệt là Gen AI có thể đóng góp đến 340 tỷ USD, tương đương 4,7% tổng doanh thu của ngành ngân hàng mỗi năm, thông qua việc tăng năng suất.
Giảm 1% lãi vay và thêm giải pháp tín dụng cho doanh nghiệp bị thiệt hại bởi bão số 3

Giảm 1% lãi vay và thêm giải pháp tín dụng cho doanh nghiệp bị thiệt hại bởi bão số 3

Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB) giảm 1% lãi suất vay VNĐ và 0,5% lãi suất vay USD đối với khách hàng doanh nghiệp chịu ảnh hưởng từ cơn bão số 3.
SHB giảm 50% tiền lãi cho khách hàng bị ảnh hưởng bão lũ, cấp khoản vay mới lãi suất 4,5%/năm

SHB giảm 50% tiền lãi cho khách hàng bị ảnh hưởng bão lũ, cấp khoản vay mới lãi suất 4,5%/năm

SHB sẽ giảm bình quân 50% lãi suất phải trả trong thời gian từ tháng 9-12/2024 cho khách hàng doanh nghiệp và cá nhân bị ảnh hưởng bởi bão lũ.
Lãi suất cho vay hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng bởi bão lũ giảm đến 2%

Lãi suất cho vay hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng bởi bão lũ giảm đến 2%

Sacombank giảm đến 2%/năm lãi suất cho vay nhằm hỗ trợ khách hàng cá nhân và doanh nghiệp bị thiệt hại do bão lũ khôi phục hoạt động sản xuất kinh doanh.
Việt Nam: Điểm sáng thu hút đầu tư nước ngoài trong khối ASEAN

Việt Nam: Điểm sáng thu hút đầu tư nước ngoài trong khối ASEAN

Cơ hội kinh doanh của khu vực ASEAN đang được đánh giá có nhiều sức hút. Trong đó, Việt Nam nổi lên là một điểm sáng.
Ngân hàng Chính sách xã hội tạm dừng thu lãi hộ vay bị thiệt hại do bão

Ngân hàng Chính sách xã hội tạm dừng thu lãi hộ vay bị thiệt hại do bão

Ngân hàng Chính sách xã hội cho biết sẽ tạm dừng thu lãi đối với hộ vay bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3 và mưa lũ sau bão đến hết ngày 31/12/2024.
VietinBank - Ngân hàng nội địa dành cho doanh nghiệp quốc tế

VietinBank - Ngân hàng nội địa dành cho doanh nghiệp quốc tế

Năm 2024 ghi nhận cột mốc mới khi lần đầu tiên VietinBank nhận Giải thưởng “Ngân hàng nội địa tốt nhất cho doanh nghiệp FDI tại Việt Nam”.
VietinBank Thăng Long đồng hành cùng doanh nghiệp tại Hội chợ triển lãm Công nghiệp hỗ trợ Hà Nội năm 2024

VietinBank Thăng Long đồng hành cùng doanh nghiệp tại Hội chợ triển lãm Công nghiệp hỗ trợ Hà Nội năm 2024

VietinBank Thăng Long đã tham gia Hội chợ triển lãm Công nghiệp hỗ trợ Hà Nội năm 2024 nhằm hỗ trợ doanh nghiệp về tín dụng.
Ngân hàng Nhà nước xây dựng cơ chế giãn, hoãn nợ cho khách hàng bị ảnh hưởng bởi bão số 3

Ngân hàng Nhà nước xây dựng cơ chế giãn, hoãn nợ cho khách hàng bị ảnh hưởng bởi bão số 3

Ngân hàng Nhà nước cho biết, đang xây dựng Thông tư hướng dẫn cơ chế giãn, hoãn các khoản nợ cho khách hàng bị ảnh hưởng bởi bão số 3.
Ngân hàng TMCP Bắc Á – 30 năm giữ tâm sáng, vững chãi vươn tầm

Ngân hàng TMCP Bắc Á – 30 năm giữ tâm sáng, vững chãi vươn tầm

Ngày 17/9, BAC A BANK đã tổ chức Lễ Kỷ niệm 30 năm thành lập (1994-2024) tại thành phố Vinh, với nhiều hoạt động ý nghĩa hỗ trợ đồng bào chịu ảnh hưởng bão Yagi
Thu chi minh bạch với tính năng Quỹ nhóm trên app HDBank

Thu chi minh bạch với tính năng Quỹ nhóm trên app HDBank

Tập hợp những tiện ích tối ưu như góp và rút quỹ, lịch sử thu chi, thông báo biến động số dư… tính năng Quỹ nhóm của app HDBank là lựa chọn của nhiều khách hàng
VIB - Hành trình 28 năm sáng tạo và hướng tới triệu khách hàng Việt

VIB - Hành trình 28 năm sáng tạo và hướng tới triệu khách hàng Việt

VIB luôn lấy khách hàng làm trọng tâm cho mọi sự nỗ lực sáng tạo về sản phẩm dịch vụ để luôn là một phần trong đời sống .
MB ủng hộ hơn 14 tỷ đồng cho đồng bào ảnh hưởng bởi bão lũ

MB ủng hộ hơn 14 tỷ đồng cho đồng bào ảnh hưởng bởi bão lũ

Ngoài số tiền đóng góp trực tiếp đến các địa phương vùng bão, MB tiêp tục kêu gọi cán bộ nhân viên ủng hộ đồng bào qua tài khoản thiện nguyện của Công đoàn MB.
Tín dụng chính sách xã hội: Không để ai bị bỏ lại phía sau trên con đường tiếp cận tri thức

Tín dụng chính sách xã hội: Không để ai bị bỏ lại phía sau trên con đường tiếp cận tri thức

Không chỉ là đòn bẩy phát triển kinh tế cho hộ nghèo, tín dụng chính sách xã hội còn góp phần hiện thực hóa những giấc mơ tri thức của hàng triệu học sinh.
Proparco nâng mức tài trợ cho HDBank lên 100 triệu USD, củng cố mục tiêu phát triển bền vững

Proparco nâng mức tài trợ cho HDBank lên 100 triệu USD, củng cố mục tiêu phát triển bền vững

HDBank và Proparco (Tổ chức Tài chính Phát triển của Pháp) ký kết Hợp đồng tín dụng trị giá 50 triệu USD.
BIDV nhận giải thưởng

BIDV nhận giải thưởng 'Ngân hàng chuyển đổi số tốt nhất Việt Nam'

Đây là năm thứ 2 liên tiếp BIDV nhận giải ở hạng mục ngân hàng chuyển đổi số tốt nhất Việt Nam từ Euromoney đó là ghi nhận sự vượt trội của Ngân hàng này.
Ngân hàng chủ động tăng vốn , tạo đà phát triển bền vững

Ngân hàng chủ động tăng vốn , tạo đà phát triển bền vững

Tăng vốn điều lệ là một trong những vấn đề quan trọng và cách hữu hiệu nhất giúp ngân hàng tăng tỷ lệ an toàn vốn, đảm bảo an toàn hoạt động.
Lãi suất cho vay giảm thêm 2%, hàng chục nghìn tỷ đồng cho vay hỗ trợ phục hồi sau bão lũ

Lãi suất cho vay giảm thêm 2%, hàng chục nghìn tỷ đồng cho vay hỗ trợ phục hồi sau bão lũ

Đến thời điểm này, hàng chục nghìn tỷ đồng đã được các ngân hàng cam kết cho vay với lãi suất giảm thêm từ 0,5 - 2% cho khách hàng bị ảnh hưởng bởi bão lũ.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động